1.3. Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của xã Xuân Lạc và xã Bản Thi [38, 39]
Dân số, lao động và dân tộc
Tình hình dân số vùng khu bảo tồn: Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc, với tổng số 628 hộ, 3.247 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày.
Bảng 1.2. Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi TT Tên xã Số hộ Số khẩu Mật độ dân
số người/km2
Số hộ nghèo
Hộ %
1 Xuân Lạc 628 3247 38 340 54,14
2 Bản Thi 358 1503 23 105 29,3
Tổng số 986 4750 445 45,13
Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng. Phần lớn trong số họ đến định cư ở khu vực này vào những năm 1979 – 1980 là các hộ nghèo người H’Mông và Dao.
Một trong những tập quán cần được thay đổi của cả người Dao và người H’Mông là săn bắt động vật rừng. Thường các gia đình đều có súng săn tự tạo, họ đi săn không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà đây còn là tập quán, là thú vui đối với thanh niên để thể hiện mình trước cộng đồng.
Điều kiện sinh kế và đời sống
18
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Xuân Lạc
TT Các loại đất đai Đơn vị (ha)
Tổng diện tích tự nhiên 8.421,13
I Đất Nông lâm Nghiệp 5.025,2
1 Đất trồng cây hàng năm 389,65
2 Đất trồng lúa 124,49
3 Đất Lâm nghiệp 4.498,42
4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2,94
II Đất phi Nông nghiệp 424,35
1 Đất ở nông thôn 6,92
2 Đất chuyên dụng 351,12
3 Đất khác 66.31
III Đất chưa sử dụng 2.971,85
- Trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn… .
Ruộng nước được phân bố nơi thấp gần khu dân cư, ven suối và một số diện tích nhỏ ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chưa được cải thiện. Lúa nương được canh tác trên các sườn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích lúa nương thường không ổn định do sự du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cư.
Các loại rau màu thường như Ngô, Sắn… được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích ruộng nước chỉ hơn 1 sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích đất nương rẫy hiện nay tuy không cao nhưng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể.
19 - Chăn nuôi
Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển và chưa được trú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là Trâu, Bò, Ngựa, Lợn, Gà. Ngựa là vật nuôi quan trọng đối với người dân vùng cao, trong khi chưa có đường giao thông thì ngựa còn là phương tiện vận chuyển hữu hiệu. Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua trường lớp chính quy.
Có một số hộ đã xây dựng ao nuôi cá, tuy nhiên số hộ chăn nuôi cá không nhiều, đa số chỉ là các ao tạm thời, chưa có kỹ thuật chăn nuôi cá tốt. Điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Lâm nghiệp
Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm trường khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát. Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập Khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng (một số thôn), lực lượng Kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai như trước. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Cơ sở hạ tầng - Giao thông
Xã Xuân Lạc đã có đường giao thông đến trung tâm xã, từ trung tâm xã đi các thôn đều bằng đường đất. Tuy nhiên do đường đất, độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở, thậm chí trượt núi gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay. Hiện nay để đi một số thôn trong xã phải đi bộ. Việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn, không muốn nói là cách biệt với bên ngoài.
Xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa đi lại rất khó khăn.
- Thuỷ lợi
Trên các khu vực canh tác nông nghiệp điều kiện nguồn nước không khó khăn,
20
nhưng do chưa được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển. Người dân địa phương thường đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại được trong mùa khô, đến mùa mưa chúng bị nước cuốn trôi và rất cần đầu tư cho hệ thống thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học.
- Y tế, giáo dục
Xã có trạm y tế và cán bộ y tế, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương và cần tăng cường cán bộ y tế tuyến xã để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Các dịch bệnh lớn không xảy ra do làm tốt công tác phòng bệnh.
Trong xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, nhưng điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong xã. Đa số trường học tại các thôn bản là nhà tạm, bàn ghế không đảm bảo. Số trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học được đến trường rất thấp.
Trên đây là những thông tin khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội ở Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Riêng về thực vật rừng ở khu Bảo tồn, đáng lưu ý nhất là công trình điều tra nghiên cứu của Lê Đồng Tấn và Đồng nghiệp (2010). Trong đó, các tác giả đã thống kê và định danh được các loài thực vật rừng đã biết, cùng với kết quả mô tả các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu ở đây. Về khía cạnh bảo tồn, các tác giả cũng đã chỉ ra có 30 loài thực vật ở khu Bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam [18]. Song cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đi sâu điều tra về cây thuốc cũng như tập trung vào lĩnh vực bảo tồn nhóm tài nguyên này ở Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc.
21
Chương 2