Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tổng số loài và sự đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu Bảo tồn
3.1.1. Tổng số loài cây thuốc và sự đa dạng trong các bậc taxon
Tổng hợp kết quả các đợt điều tra thực địa và nghiên cứu giá định các tiêu bản thu thập đã thống kê được ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn có 458 loài cây thuốc, thuộc 345 chi, 132 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch và Nấm lớn. Tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc không chỉ thể hiện ở số lượng các taxon mà còn thể hiện ở sự phân bố của các taxon trong các ngành khác nhau. Kết quả này được thể hiện trong Bảng 3.1 và Hình 3.1.
Bảng 3.1. Sự phân bố trong các bậc taxon của các loài cây thuốc ở khu BT.L&SC NXL
Nhóm thực vật Họ Chi Loài
Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Nhóm Nấm
(Fungi) 2 1,52 2 0,58 3 0,66
Ngành Thông đất
(Lycopodiophyta) 2 1,52 2 0,58 3 0,66
Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) 12 9,09 14 4,06 17 3,70
Ngành Thông
(Pinophyta) 2 1,52 2 0,58 2 0,44
Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) 114 86,35 325 94,20 433 94,54
Tổng 132 100 345 100 458 100
27
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Họ Chi Loài
Nhóm Nấm Ngành Thông đất Ngành Dương xỉ Ngành Thông Ngành Ngọc lan
Hình 3.1. Sự phân bố trong các bậc taxon của các loài cây thuốc ở khu BT.L&SC.NXL
Như vậy, xét về sự phong phú giữa các ngành trên đây cho thấy ngành Ngọc lan được coi là phong phú và đa dạng nhất do có tới 433 loài (chiếm 94,54% tổng số loài cây thuốc), ngay cả số chi và số họ cũng chiếm phần lớn (94,20% số chi và 87,35% số họ). Tiếp đến là ngành Dương xỉ với 17 loài (chiếm 3,70% tổng số loài), 14 chi (chiếm 4,06%) và 12 họ (chiếm 9,09%). Ngành Thông đất và Nấm đều chiếm tỉ lệ bằng nhau với 3 loài (chiếm 0,66%), thuộc 2 chi (chiếm 0,58%) và 2 họ (chiếm 1,52%). Chiếm tỉ lệ ít nhất về số lượng các loài chính là ngành Thông, chỉ có 2 loài thuộc 2 chi và 2 họ (chiếm 0,44% tổng số loài).
Mức độ phong phú không chỉ chênh lệch ở mức độ ngành mà ngay bản thân trong ngành Ngọc lan, sự phong phú của 2 lớp Ngọc lan và lớp Hành cũng có sự chênh lệch khá rõ, điều này được thể hiện trong Bảng 3.2 và Hình 3.2.
Bảng 3.2. Sự phân bố các taxon của các cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan
Lớp Họ Chi Loài
Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida) 94 82,61 269 82,52 353 81,57
28 Lớp Hành
(Liliopsida) 20 17,39 57 17,48 80 18,43
Tổng 114 100 325 100 433 100
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Họ Chi Loài
Lớp Ngọc lan Lớp Hành
Hình 3.2. Sự phân bố các taxon của các cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan Như vậy, Bảng 3.2 cho thấy sự phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan là rất chênh lệch giữa hai lớp, trong đó chiếm ưu thế hơn hẳn đó là lớp Ngọc lan với 353 loài thuộc 269 chi và 94 họ, đều chiếm tỉ lệ rất cao ở các bậc taxon (81,57% tổng số loài , 82,52% tổng số chi, 82,61% tổng số họ của ngành Ngọc lan) trong khi lớp Hành chỉ có 80 loài thuộc 57 chi, 20 họ (chiếm 18,43% số loài, 17,48% số chi và 17,39% số họ của ngành).
Mặc dù giữa hai lớp của ngành Ngọc lan có sự chênh lệch về mức độ phong phú nhưng ở cả hai lớp đều có những họ đa dạng cả về thành phần chi và loài. Sau đây liệt kê 10 họ có từ 9 đến 24 cây thuốc.
Bảng 3.3. Một số họ có nhiều loài cây thuốc nhất
TT Tên họ (Việt Nam/Khoa học) Số chi Số loài
1 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 17 24
2 Cúc (Asteraceae) 18 23
3 Cà phê (Rubiaceae) 10 17
4 Đậu (Fabaceae) 13 16
29
5 Lan (Orchidaceae) 10 13
6 Ráy (Araceae) 9 13
7 Dâu tằm (Moraceae) 6 12
8 Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 7 9
9 Cam (Rutaceae) 6 9
10 Gừng (Zingiberaceae) 5 9
Từ bảng trên cho thấy họ Thầu dầu là họ phong phú nhất, có số chi và số loài nhiều nhất (24 loài thuộc 17 chi) trong đó có Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn) nằm trong danh sách các cây thuốc tiềm năng của khu bảo tồn được nhắc đến ở phần tiếp theo. Kế đến là họ Cúc (Asteraceae) có 23 loài thuộc 18 chi trong đó có 4 đại diện là Bồ công anh (Lactuca indica L.), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.), Ngải cứu dại (Artemisia vulgaris var.indica (Willd.) DC.) hiện nằm trong danh sách các cây thuốc đang được thu mua. Họ Cà phê (Rubiaceae) đứng thứ 3, cũng có 1 đại diện hiện đang được thu mua là Câu đằng. Các họ còn lại là Đậu (Fabaceae), Lan (Orchidaceae), Ráy (Arceae), Dâu tằm (Moraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cam (Rutaceae), Gừng (Zingiberaceae). Tuy chỉ có 10 họ (chiếm 7,6% số họ) nhưng đã có tới 101 chi với 145 loài, chiếm 29,3% tổng số chi và 31,7% tổng số loài cây thuốc thu thập được ở khu bảo tồn.
Trong các loài đã thống kê được ở Khu bảo tồn, có nhiều loài hiện nằm trong diện đạng được khai thác thu mua trong đó có những loài gặp tương đối phổ biến.
Song cũng có không ít loài thuộc diện cần được bảo tồn. Sự đa dạng của các loài cây thuốc ở Khu bảo tồn được thể hiện trong bảng danh lục tổng hợp (Phụ lục 1).
Tóm lại, với 458 loài cây thuốc, thuộc 345 chi, 132 họ, 4 ngành và 1 nhóm thực vật đã được ghi nhận ở Khu bảo tồn cho thấy tài nguyên cây thuốc tại khu BT.L &
SC Nam Xuân Lạc là tương đối phong phú và đa dạng về thành phần chủng loại.
Bên cạnh đó, chúng còn rất phong phú về cả dạng sống và bộ phận sử dụng cũng như giá trị chữa bệnh. Điều này sẽ được thể hiện cụ thể hơn ở các phần tiếp theo.