Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Những cây thuốc tiềm năng ở khu Bảo tồn
3.2.1. Số loài cây thuốc nằm trong danh sách đang được khai thác thu mua
Trong hơn 4.000 loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các loài được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian; số loài đang được khai thác và thương mại hóa (ở các mức độ khác nhau) chỉ chiếm khoảng 5%.
Trong tổng số 458 loài cây thuốc đã phát hiện được ở Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, đem đối chiếu với “Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V” của Bộ Y tế năm 2005 [30] và “Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường” của Bộ Y tế [32] thấy có 44 loài và nhóm loài, cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.7. Những cây thuốc nằm trong danh sách khai thác thu mua ở Việt Nam hiện có tại khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc
STT Loài và Nhóm loài cây thuốc
Tên Việt Nam Tên Khoa học Họ thực vật
1 Bách bộ Stemona tuberosa Lour. Stemonaceae
2 Bồ công anh Lactuca india L. Asteraceae
36
3 Bồng bồng Dracaena gracillis Wall.ex Hook.f. Dracaenaceae 4 Cam thảo đất Scoparia dulcis L. Scrophulariaceae
5 Câu đằng Uncaria spp. Rubiaceae
6 Cẩu tích Cibotium barometz (L.)Sm. Dicksoniaceae
7* Chân chim Schefflera spp. Araliaceae
8 Chè dây Ampelopsis cantoniensis(Hook. et Arn.) Planch.
Vitaceae
9 Chè vằng Jasminum nervosum Lour. Oleaceae 10 Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoides L. Asteraceae 11 Cỏ tranh Imperata cylindrica Brauv. Poaceae 12 Củ chóc Typhonium trilobatum (L.)Schott Araceae
13 Củ gió Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Menispermaceae
14 Củ mài núi Dioscorea sp. Dioscoreaceae
15 Diệp hạ châu Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.
Euphorbiaceae
16 Dứa dại Pandanus tonkinensis Mart.ex Stone Pandanaceae
17 Gắm Gnetum montanum Markgr Gnetaceae
18 Gối hạc Leea rubra Blume Leeaceae
19 Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas (Lour.) Merr Asclepiadaceae 20 Hoàng nàn Strychnos wallichiana Steud. ex DC. Loganiaceae 21 Huyết giác Draceana cambodiana Pierre ex
Gagnep.
Dracaenaceae
22 Hy thiêm Siegesbeckia orientalis L. Asteraceae 23 Kê huyết đằng Spatholobus parvifolius (Roxb.)
Kuntze
Fabaceae
24* Kim cang Smilax spp. Smilacaceae
25 Lạc tiên Passiflora foetida L. Passifloraceae 26 Màng tang Litsea cubeba (Lour.) Pers Lauraceae 27 Mào gà trắng Celosia argentea L Amaranthaceae
28 Muối Rhus chinensis Mill Anacardiaceae
39 Na rừng Kadsura roxburghiana Arn.(?) Schisandraceae
37
30 Nga truật Curcuma zedoaria (Berger.) Roscoe. Zingiberaceae 31 Ngải cứu dại Artemisia vulgaris var.indica
(Willd.) DC.
Asteraceae
32 Nhân trần Adenosma caeruleum R.Br. Scrophulariaceae 33 Núc nác Oroxylum indicum (L.) Vent. Bignoniaceae 34 Qua lâu nhân Trichosanthes sp. Cucurbitaceae
35 Ráy Alocasia sp. Araceae
36* Sa nhân Amomum spp. Zingiberaceae
37 Sói rừng Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai Chloranthaceae 38 Thạch hộc vôi Flickingeria fimbriata (Blume)
Hawker
Orchidaceae
39 Thạch xương bồ Acorus gramineus Soland Araceae
40* Thảo đậu khấu Alpinia spp. Zingiberaceae
41 Thảo quyết minh Senna tora L. Caesalpiniaceae 42 Thiên niên kiện Homalomena occulta (Lour.) Scott Araceae
43 Thổ phục linh Smilax glabra Roxb. Smilacaceae 44 Tổ phượng Aglaomorpha coronans (Mett.) Polypodiaceae
*Ghi chú: Nhóm loài là bao gồm một số loài cây thuốc cùng chi, cùng họ, có cùng bộ phận dùng và công dụng làm thuốc như nhau. Ví dụ nhóm loài Sa nhân ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc có 2 loài (Amomum villosum và A. xanthioides). Bộ phận dùng của các loài Sa nhân là hạt hay cả quả đã phơi hay sấy khô thu hái lúc quả già, sử dụng làm thuốc chữa nôn mửa, đau bụng, kích thích tiêu hóa, chữa đau dạ dày, động thai …. Nhóm loài Thảo đậu khấu ở khu Bảo tồn có 3 loài (Alpinia latilabris, A. malaccensis và A. menghaiensis); bộ phận dùng là khối hạt đã phơi hay sấy khô, thu hái lúc quả già và có công dụng làm thuốc như nhau, để chữa một số bệnh về đường tiêu hóa…
Nhận xét:
- Tổng số thống kê được 44 loài và nhóm loài, thuộc 31 họ. Cụ thể: thuộc ngành Thông (Pinophyta) có 1 họ và 1 loài là Gắm (17); ngành Dương xỉ
38
(Polypodiophyta) có 2 họ và 2 loài là Cẩu tích (6) và Tổ phượng (44); ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 28 họ và 41 loài.
- Tuy nhiên, 44 loài và nhóm loài cây thuốc trên đây, đơn giản mới chỉ là sự đối chiếu và liệt kê từ 2 tài liệu: “Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V” của Bộ Y tế năm 2005 [30] và “Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường” của Bộ Y tế [32] . Vì thế, một số loài trong danh sách này, trên thực tế không có khả năng thu hái với mục đích thương mại, do mới chỉ gặp một số cá thể, như: Củ chóc (12), Củ gió đất (13), Thạch hộc vôi (38), … Các loài khác quan sát thấy nhiều hơn, được đề cập ở phần sau.