ĐỐI TƯỢNG - MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (Trang 28 - 33)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Là các loài Nấm lớn và thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, có công dụng làm thuốc (đã biết hoặc mới thu thập được từ kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương) ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Qua điều tra điều tra, cơ bản nắm được về tiềm năng và hiện trạng nguồn cây thuốc thiên nhiên ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, làm cơ sở khoa học góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật hiện có ở đây.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được “Danh lục cây thuốc ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc”, qua đó nắm được sự đa dạng về thành phần loài, về dạng sống, về giá trị sử dụng cũng như các loài tiềm năng trong nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu Bảo tồn.

- Xác định được Danh sách những loài cây thuốc nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam, đã phát hiện thấy và hiện trạng của chúng ở khu Bảo tồn.

- Trên cơ sở của các kết quả điều tra, đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn nguồn cây thuốc ở đây, nhất là những loài đang bị đe dọa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu bao gồm:

(1). Điều tra, thu thập các loài cây thuốc mọc tự nhiên hiện có, xây dựng “Danh lục cây thuốc ở Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc”. Danh lục được xây dựng theo thứ tự các nhóm thực vật và theo vần ABC … tên khoa học của họ và loài. Mỗi loài có:

tên khoa học, tên Việt Nam thông dụng, tên gọi theo tiếng Tày ở địa phương (nếu có), dạng sống, công dụng làm thuốc và bộ phận dùng.

22

(2). Căn cứ vào các thông tin trong Danh lục để phân tích về: Sự đa dạng trong các bậc Ngành, Họ, Chi và Loài; sự đa dạng về dạng sống cũng như về bộ phận dùng và công dụng làm thuốc.

(3). Xác định danh sách một số loài cây thuốc tiềm năng, trong đó có đề cập một số kết quả điều tra, quan sát về sự phân bố và hiện trạng có bị khai thác hay không.

(4). Xác định danh sách những loài cây thuốc nằm trong diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã phát hiện thấy tại khu Bảo tồn, kèm theo thông tin về điểm phân bố (tọa độ địa lý), hiện trạng của từng loài có được bảo vệ hay bị xâm hại hay không.

(5). Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở khu Bảo tồn, nhất là những loài bị đe dọa đã phát hiện. Đồng thời cũng đề xuất cả khả năng trồng thêm một số cây thuốc vốn có ở vùng đệm, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

2.4. Phương pháp điều tra nghiên cứu

(1). Điều tra thu thập cây thuốc trên thực địa theo “Quy trình điều tra dược liệu” của Bộ Y tế, 1973 [6] và “Phương pháp điều tra nghiên cứu cây thuốc” của Nguyễn Tập, 2006 [23]. Trong đó:

- Việc điều tra được tiến hành theo các tuyến định sẵn, đi qua các loại hình rừng chủ yếu của khu Bảo tồn, nhằm quan sát, thống kê được hết các cây thuốc hiện có trên các tuyến.

- Điều tra phỏng vấn các Thầy lang địa phương (cùng đi điều tra) theo các thông tin được chuẩn bị trước theo mẫu kẻ sẵn, thu mẫu để xác định tên khoa học và chụp ảnh.

- Các thông tin về cây thuốc thu thập và quan sát được, bao gồm: tên cây, dạng sống, bộ phận dùng, công dụng; tọa độ địa lý nơi phát hiện và tình trạng của cây được ghi vào phiếu kẻ sẵn (Phiếu Điều tra cây thuốc - Mẫu ở phần Phụ lục).

(2). Xác định tên khoa học cây thuốc: Theo phương pháp phân tích so sánh các đặc điểm hình thái, đối chiếu với các khóa phân loại chi và loài trong các bộ Thực vật chí Việt Nam, Thực vật chí nước ngoài (Thực vật chí Trung Quốc, Thực vật chí Thái Lan) và các tài liệu về thực vật và cây thuốc hiện có [40].

23

(3). Làm tiêu bản thực vật - cây thuốc: Theo các phương pháp làm tiêu bản thực vật hiện hành, bao gồm các bước: Lấy mẫu có đủ hoa hoặc quả, hoặc có một trong 2 bộ phận này; xử lý tại thực địa bằng cồn loãng (40 - 50%). Khi đem về phòng thí nghiệm: ép; sấy khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 50 - 600C; xử lý bảo quản bằng cồn 960 với 5% HgCl; ép và sấy khô lần 2; khâu trên giấy croquis và dán nhãn [23].

(4). Xây dựng các loại Danh lục cây thuốc:

- Danh lục cây thuốc xây dựng theo vần ABC … họ thực vật và theo chi và loài.

Trong đó, thông tin về mỗi loài gồm có: Tên cây thuốc Việt Nam thông dụng, tên gọi theo tiếng Tày ở địa phương nghiên cứu, tên khoa học, dạng sống (G - cây gỗ, B - cây bụi và cây bụi trườn, L - dây leo cỏ và dây leo gỗ, T - cây thân cỏ), bộ phận dùng, công dụng làm thuốc. [23].

- Danh lục các cây thuốc tiềm năng: Căn cứ vào “Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V” của Bộ Y tế [30] và “Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường” của Bộ Y tế [32].

- Danh lục các cây thuốc quí hiếm cần bảo tồn ở Việt Nam đã phát hiện thấy tại khu Bảo tồn: Căn cứ vào “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam”, 2006 [22]; “Sách Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật”, 2007 [3] và “Danh sách những loài thực vật nguy cấp quí hiếm” trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, ngày 30 tháng 3 năm 2006 [35].

(5).Ghi nhận điểm phân bố: Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định tọa độ địa lý, độ cao so với mặt biển (Alt.) tại các điểm có các cá thể hay tiểu quần thể của những loài cây thuốc thuộc diện quí hiếm đã phát hiện tại khu Bảo tồn.

2.5. Điạ điểm điều tra nghiên cứu:

(1). Địa điểm điều tra nghiên cứu: Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; thuộc các xã Xuân Lạc, Bản Thi và Đồng Lạc.

(2). Các tuyến khảo sát:

- Tuyến 1: Vùng rừng từ thôn Nà Dạ dọc theo ranh giới với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc núi Khuổi Pốc tới dốc Khuổi Lịa (Vùng đệm).

- Tuyến 2: Khu Luồng Pản, Tát Lường và Nậm Thúm (Vùng đệm).

24

- Tuyến 3: Đồi Lùng Mướu (Mớh), Còi Trang (Vùng đệm).

- Tuyến 4: Khu Khau Muồng, Khe Búp Nì, Rừng Thưa Tèo (Vùng đệm).

- Tuyến 5: Vùng Then Lài, Khe Nà Chăm, Khe Lùng Húng (Vùng đệm).

- Tuyến 6: Vùng rừng Khuổi Poòng, từ thôn Khuổi Kẹn lên gần tới mốc giới 47 (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

- Tuyến 7: Vùng Cốc Mặn (Vùng đệm).

- Tuyến 8: Vùng Bó Mằn (một phần là vùng đệm, còn chủ yếu thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

- Tuyến 9: Từ trạm bảo vệ rừng Bình Trai vào đến Lũng Cù Mục (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

- Tuyến 10: Từ trạm bảo vệ rừng Bình Trai vào đến khu vực Cáp treo (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

- Tuyến 11: Khu vực Lũng Lỳ (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

- Tuyến 12: Khu vực Lũng Tre (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

Trong tổng số 12 tuyến khảo sát, có 7 tuyến nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 5 tuyến ở vùng đệm của khu Bảo tồn. Các tuyến nghiên cứu này đều đi qua các kiểu rừng kín thường xanh (thứ sinh) trên núi đất, núi đá vôi (vùng đệm) và rừng kín thường xanh (thứ sinh hoặc còn tương đối nguyên sinh) trên núi đá vôi (vùng bảo vệ nghiêm ngặt).

Bản đồ các tuyến điều tra

25

CHÚ THÍCH

Ranh giới khu Bảo tồn (3) Lùng Mớh – Còi Trang (Vùng đệm) (9) Bình Trai, Cù Mục (Vùng lõi) Ranh giới vùng đệm (4) Khau Muồng (Vùng đệm) (10) Bình Trai đến Cáp treo (Vùng lõi) Đường quốc lộ, rải nhựa (5) Then Lài (Vùng đệm) (11) Lũng Lỳ (Vùng lõi)

Đường liên thôn, đường mòn (6) Khuổi Poòng (Vùng lõi) (12) Lũng Tre (Vùng lõi) (1) Nà Dạ (Vùng đệm) (7) Cốc Mặn (Vùng lõi)

(2) Luồng Pản, Tát Lường (Vùng đệm) (8) Bó Mằn (Vùng lõi)

4

2

5

3

6

10 1

8 9

12

11

7

BẢN ĐỒ CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA CÂY THUỐC KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KAN

26

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)