Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tiềm năng cây thuốc ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 74)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tiềm năng cây thuốc ở

Trên đây là một số nét về hiện trạng tình hình khai thác và quản lý nguồn cây thuốc ở khu Bảo tồn. Để từng bước khắc phục được những hạn chế trên nhằm bảo tồn có hiệu quả nguồn gen cây thuốc ở đây, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

3.5.1. Về công tác quản lý

Tăng cường kiểm tra kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, bao gồm:

- Khai thác những cây thuốc nằm trong diện được bảo tồn của Việt Nam, đã biết ở khu Bảo tồn. Đó là 24 loài nằm trong 3 tài liệu: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ (30/3/2006) [35]; Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, 2007 [3] và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006 [22].

Theo đó, cần thiết phải xây dựng tập sổ tay gồm 24 loài cây thuốc được bảo tồn này trong đó có đủ thông tin cần thiết và ngắn gọn, kèm theo ảnh màu để nhận biết.

63

- Khai thác cây thuốc (bất kể loài nào) ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu Bảo tồn.

- Khai thác cây thuốc, vận chuyển và buôn bán dược liệu có nguồn gốc ở khu Bảo tồn mà không có giấy phép của Ban Quản lý cũng như của các cơ quan có thẩm quyền.

3.5.2. Thực hiện khai thác cây thuốc ở vùng đệm theo các tiêu chí GACP của WHO, 2003 [42]

Tất cả những cây thuốc (được phép khai thác) ở vùng đệm khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc phải tuân theo các quy định của GACP, WHO, 2003 và phải được Ban Quản lý khu Bảo tồn cấp giấy phép.

Đó là: Không được khai thác cây thuốc bảo tồn, không khai thác ở các vùng rừng được bảo vệ - việc khai thác cây thuốc ở vùng đệm phải tuân theo quy chế quản lý của ngành Lâm nghiệp. Và đáng lưu ý khi khai thác bất cứ loài nào cũng cần có quy trình kỹ thuật khai thác bền vững.

Nội dung Quy trình khai thác bền vững gồm các điểm chính là:

- Khai thác đúng loài được phép khai thác.

- Có tiêu chuẩn cây đủ điều kiện để khai thác.

- Thời gian khai thác phù hợp, cho chất lượng dược liệu cao và có lợi cho cây tái sinh, gieo giống.

- Cách khai thác hợp lý để có dược liệu tốt nhất, không làm phương hại đối với các cây bên cạnh và đảm bảo duy trì tái sinh để khai thác tiếp các lần sau.

- Khối lượng khai thác hàng năm không vượt quá khả năng tái sinh, bù đắp của loài.

- Cách sơ chế đúng để cho chất lượng dược liệu cao.

3.5.3. Phát triển trồng thêm cây thuốc ở vùng đệm

Khi nhu cầu khai thác sử dụng cây thuốc vượt quá khả năng tái sinh bù đắp tự nhiên thì đều dẫn đến suy thoái, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bởi vậy việc trồng thêm các loài cây thuốc mọc tự nhiên là cần thiết. Hơn nữa, những cây thuốc được khai thác thường xuyên và đem lại giá trị kinh tế cao như các loài Thảo đậu khấu (Alpinia spp.), Sa nhân (Amomum spp.), Bách bộ (Stemona tuberosa), Sói

64

rừng, Hoàng tinh cách, Củ dòm, Bảy lá một hoa, Kim tuyến … đều là những cây thuốc có thể trồng được. Vì vậy, cần phát động người dân tự thu thập hạt giống và cây con trong tự nhiên để trồng. Trồng được các cây thuốc kể trên thành hàng hóa, người dân có thêm thu nhập chính đáng sẽ giảm dần, tiến tới chấm dứt vào khu Bảo tồn để khai thác trái phép các cây thuốc. Điều đó sẽ góp phần vào công tác bảo vệ tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc.

3.5.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm nâng cao nhận thức cho người dân Song song với việc tăng cường công tác quản lý, cần tổ chức các hình thức tập huấn, truyền thông trong nhân dân về:

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân ở vùng đệm trong việc bảo vệ rừng ở khu Bảo tồn.

- Phổ biến và cho nhận dạng những cây thuốc trong diện bảo tồn, không được phép khai thác.

- Hướng dẫn kỹ thuật khai thác bền vững những cây thuốc được phép khai thác và đang có nhu cầu cao.

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số cây thuốc bản địa có giá trị kinh tế cao.

Thông qua các hình thức truyền thông này, nhằm làm tăng nhận thức và trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ rừng ở khu bảo tồn. Đồng thời cung cấp cho người dân các kỹ thuật cần thiết trong việc khai thác, trồng trọt cây thuốc và chế biến dược liệu ngay tại gia đình.

65

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

1. Qua điều tra, nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có 458 loài cây thuốc, thuộc 345 chi, 132 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch và Nấm lớn. Trong đó:

- Nhóm Nấm (Fungi) có 3 loài thuộc 2 chi, 2 họ.

- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 chi, 2 họ.

- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 17 loài thuộc 14 chi, 12 họ.

- Ngành Thông (Pinophyta) có 2 loài thuộc 2 chi, 2 họ.

- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 433 loài thuộc 326 chi, 114 họ.

2. Không những đa dạng về thành phần loài, các cây thuốc còn được sử dụng rất đa dạng các bộ phận, trong đó lá là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Với 458 loài cây thuốc đã ghi nhận có công dụng chữa 12 nhóm bệnh chủ yếu như bệnh về đường tiêu hóa; bệnh gan, thận; bệnh thần kinh; bệnh về xương khớp; thuốc cầm máu, chữa vết thương phần mềm; bệnh về đường hô hấp, thuốc chữa cảm, cảm sốt;

thuốc bổ; bệnh ngoài da; bệnh phụ nữ; bệnh tim mạch; thuốc an thần và thuốc chữa bệnh ung thư.

3. Trong tổng số 458 loài cây thuốc đã phát hiện được ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc đã thống kê được 44 loài và nhóm loài, thuộc 31 họ nằm trong danh sách các loài đang được khai thái thu mua. Cụ thể: thuộc ngành Thông (Pinophyta) có 1 họ và 1 loài; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 2 họ và 2 loài; ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 28 họ và 41 loài. Tuy nhiên qua thực tế điều tra nghiên cứu chỉ thấy trên 20 loài và nhóm loài thường gặp nhiều hơn các loài khác trong đó có 10 loài và nhóm loài chính có thể coi là có giá trị kinh tế cao ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc.

4. Qua điều tra, nghiên cứu, trong tổng số 458 loài cây thuốc chúng tôi đã ghi nhận được ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc có 24 loài có tên trong danh sách cần bảo tồn tại Việt Nam. Trong đó có:

66

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: 8 loài, trong đó có 1 loài trong Danh mục IA - Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại và 7 loài trong Danh mục IIA - Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.

- Sách Đỏ Việt Nam, phần II Thực vật, 2007: 17 loài, trong đó có 7 loài ở cấp phân hạng Đang bị nguy cấp - EN (Endangered) và 10 loài ở cấp phân hạng Sắp bị nguy cấp – VU (Vulnerable).

- Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006: 17 loài, trong đó có 20 loài ở cấp phân hạng Đang bị nguy cấp - EN (Endangered) và 10 loài ở cấp phân hạng Sắp bị nguy cấp - VU (Vulnerable).

5. Qua điều tra nghiên cứu, đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường việc bảo tồn nguồn cây thuốc ở Khu bảo tồn, nhất là các loài quý hiếm đã phát hiện.

Đồng thời cũng đề xuất việc khai thác cây thuốc ở vùng đệm cần thực hiện theo GACP của Tổ chức Y tế thế giới năm 2003. Mặt khác, bước đầu cũng nêu lên khả năng phát triển trồng một số loài cây thuốc đang có nhu cầu nhằm làm tăng thu nhập cho người dân.

Đề nghị

1. Để góp phần bảo tồn cây thuốc ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc có hiệu quả, chúng tôi đề nghị cần có kế hoạch điều tra nghiên cứu thêm về các cây thuộc diện quý hiếm, để có kế hoạch bảo tồn tại chỗ một cách cụ thể. Đồng thời có thể nghiên cứu đưa số cây trong nhóm quý hiếm này vào trồng thêm trong nhân dân, ví dụ như Đảng sâm, Giảm cổ lam, Lá khôi, ….

2. Theo nguyện vọng của nhiều người dân ở địa phương, họ muốn đưa một số cây thuốc vào trồng để góp phần cải thiện kinh tế gia đình, chúng tôi đề nghị với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan tại điều kiện cho các Doanh nghiệp Dược đến đầu tư trồng cây thuốc ở đây. Đối tượng là những cây thuốc đang có nhu cầu của thị trường, như Ba kích, Sa nhân và một số cây thuốc khác phù hợp với điều kiện tự nhiên ở 2 xã vùng đệm của khu Bảo tồn.

i

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)