Kim loại nặng trong cây trồng

Một phần của tài liệu đánh giá sự hợp lý của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thanh Trì hà nội trên quan điểm phân bố của Kim loại nặng (Trang 27 - 30)

2.4. Nghiên cứu kim loại nặng trên thế giói

2.4.2. Kim loại nặng trong cây trồng

Hàm l−ợng Cd trong thực phẩm và cây trồng sử dụng làm thức ăn cho

động vật đã và đang đ−ợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một thí nghiệm so sánh hàm l−ợng Cd trong cây thực phẩm trồng ở đất không ô nhiễm ở một số đất nước đã chỉ ra hàm lượng Cd cao nhất ở trong rau cải bó xôi (0,11ppm, tính theo chất t−ơi) và rau diếp (0,66ppm tính theo chất khô, 3ppm trong tro).

Khi cây trồng ở vùng đất ô nhiễm do Cd, dường như Cd tập trung ở phần rễ cây là chủ yếu [55].

Hàm l−ợng Cd theo thứ tự từ cao đến thấp: rau ăn lá > rau ăn củ > rau

ăn thân > rau ăn hạt hoặc ngũ cốc > rau ăn quả [100].

Ngũ cốc là cây trồng chủ lực sử dụng làm thức ăn cho con ng−òi và động vật. Hàm l−ợng Cd trung bình trong cây ngũ cốc (tính theo chất khô), biến động trong khoảng 0,013 - 0,22ppm, trong cỏ là 0,07 - 0,27 ppm, và trong cây bộ đậu biến động từ 0,08 - 0,28 ppm.

Do Cd không dễ dàng đi xâm nhập vào cây trồng từ hai nguồn n−ớc và không khí, hàm l−ợng Cd trong cây trồng chủ yếu mang lại do trồng trên đất bị ô nhiễm bởi Cd. Kỹthuật trồng trọt và sản xuất công nghiệp là hai nguyên nhân chủ yếu đem đến ô nhiễm Cd cho cây trồng. Hàm l−ợng Cd trong cây trồng cao nhất luôn đ−ợc nhắc đến trong cây ăn lá và cây có củ, trong khi cây

ăn hạt hầu nh− ít tích luỹ bởi Cd. Nồng độ Cd cao nhất (14,2ppm) trong lúa mì và (5,2 ppm) trong gạo lứt, ít hơn hẳn so với khối l−ợng kim loại tích luỹ trong rễ và thân của cây trồng này. Thí nghiệm dài ngày với các thời vụ khác nhau Hornburg và Brummer cũng tìm thấy hàm l−ợng Cd trong hạt lúa mì có

mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng Cd trong tầng đế cày của đất [72].

Bảng 2.4: Hàm l−ợng cadimi trong cây thực phẩm (ppm) Thứ

tự Loại cây Bộ phận lÊy mÉu

Theo chÊt t−ơi

Theo chÊt

khô Trong tro 1 Ngô ngọt Hạt 0,007 -0,012 0,06 -0,1 1.00 2 Đậu cô ve Quả 0,02 -0,024 0,06 -0,1 0,34

3 Cải bắp Lá 0,02 -0,05 0,05 -

4 Rau diếp Lá 0,11a -0,42 0,12 - 0,66 3,00 5 Cà rốt Củ 0,03 -0,15 0,07 - 0,35 2,10

6 Hành Củ 0,011 -0,05 0,08 1,20

7 Khoại tây Củ 0,001 -0,09 0,05 -0,3 1,80 8 Cà chua Quả 0,020 -0,110 0,03 -0,23 1,00

9 Táo Quả 0,003 -0,030 0,05 0,19

10 Cam Quả 0,002 -0,005 - 0,14

Nguồn: Alina Kabata – Pendias và Henryk Pendias 1992 [55].

ở những nơi đất bị ô nhiễm (vùng khai khoáng, cơ sở chế biến kim loại, nông trại sử dụng bùn thải để bón cho cây, nơi không khí bị ô nhiễm bụi) hàm l−ợng Cd trong một số bộ phận của cây trồng nh− sau:

™ Củ cà rốt : 3,7 ppm

™ Lá rau diếp lên đến:5,0 -70 ppm

™ Lá cải bắp : 1,7 - 3,8 ppm

™ Lá lúa mì : 47 ppm

™ Ngô hạt : 35 ppm

™ Hạt lúa mì : 14,2 ppm

™ Hạt gạo xay : 5,2 ppm

™ RÔ lóa m× :397 - 898 ppm [58].

Nh− vậy hàm l−ợng Cd trong các loại cây và trong các bộ phận khác nhau của cùng một cây thực phẩm trồng ở vùng đất ô nhiễm Cd khá khác nhau và đều v−ợt hơn so với tiêu chuẩn cho phép.

Hàm l−ợng chì trong cây trồng chịu ảnh h−ởng của rất nhiều yếu tố môi trường như: Mức độ ô nhiễm, sự khác nhau về mùa vụ, dạng chì tích luỹ tuy nhiên hàm l−ợng chì trong cây trồng, trồng trong đất không bị ô nhiễm chì

khá ổn định thường biến động trong khoảng 0,1 - 10 ppm (tính theo chất khô) và th−ờng ở mức 2ppm.

Bảng 2.5: Hàm l−ợng chì trung bình trong một số loại cây thực phẩm Thứ

tự Loại cây Bộ phận lấy mÉu

Theo chÊt t−ơi

Theo chÊt khô

Trong tro 1 Ngô ngọt Hạt 0,022 0,3 - 3 34 -94

2 Đậu cô ve Quả 0,08 1,5 -2 37

3 Củ cải đỏ Củ - 0,7 -2 28

4 Cà rốt Củ 0,009 - 0,012 0,5 -1,5 38 5 Rau diếp Lá 0,001 0,7 -3,6 5 -13

6 Cải bắp Lá 0,016 1,7 -2,3 17

7 Khoai tây Củ - 0.5 -3 90

8 Hành Củ 0,005 1,1 -2 35

9 D−a chuột Quả 0,024 - -

10 Cà chua Quả 0,002 1,0 - 3 44

11 Táo Quả 0,001 0,05 -0,2 2,7

12 Cam Quả 0,002 - -

Nguồn: Alina Kabata – Pendias và Henryk Pendias 1992 [55].

Tích luỹ chì cao nhất nhìn chung tìm thấy ở rau ăn lá (rau diếp). Vùng

đất bị ô nhiễm chì nặng hàm l−ợng chì trong rau diếp có thể lên đến 0,15 % Pb (tính theo chất khô) [92].

Hàm l−ợng chì trong phần ăn đ−ợc của cây trồng trồng trên vùng đất không bị ô nhiễm biến động từ 0,001 – 0,08 ppm (tính theo chất tươi), từ 0,05 – 3,0 ppm (tính theo chất khô) và từ 0,05 – 3,0 ppm trong tro (bảng 2.5).

Một phần của tài liệu đánh giá sự hợp lý của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thanh Trì hà nội trên quan điểm phân bố của Kim loại nặng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)