Tác giả Bùi Cách Tuyến nghiên cứu hàm l−ợng KLN trong nông sản ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:
• Hệ số t−ơng quan giữa hàm l−ợng KLN trong n−ớc và rau cải trồng tại đó rất chặt chẽ cụ thể là 0,93; 0,73; 0,98; 0,94 với Cu, Zn, Cr, Cd theo thứ tự.
• Hệ số tương quan giữa KLN trong đất trồng và cải bông trồng trên đó là 0,93; 0,98; 0,99; và 0,99 đối với Cu, Zn, Pb, Cr, và Cd [52].
Các KLN nh− Pb, Cd, Hg có mặt trong tất cả các mẫu rau đem phân
tích. Trong đó, Pb tồn dư cao nhất (0,12 - 0,56 mg Pb/kg rau tươi) tồn dư Cd là 0,005 - 0,016 mg Cd/kg rau tươi. So sánh với TCVN thì các mẫu rau đều ở mức d−ới ng−ỡng cho phép về hàm l−ợng KLN [13].
Rau trồng ở ven đ−ờng quốc lộ có nguy cơ bị ô nhiễm chì do khói xăng
đem lại. Tồn d− Pb trong raubắp cải trồng cách mép đ−ờng quốc lộ 1 A khoảng 0 - 100 m dao động trong khoảng 20,7 - 24,03 mg/kg rau tươi, vượt quá ng−ỡng cho phép đến từ 20 - 24 lần (theo TCVN 2002) [53].
Việc tích luỹ Cd phụ thuộc vào loài cây: cây lúa mạch > cây họ đậu >
cây lúa n−ớc > cây rau. Trong cây các bộ phận khác nhau sự tích luỹ KLN là khác nhau. Trong cây ngũ cốc và rau tích luỹ Cd trong rễ ít hơn trong thân lá.
Trong cùng một giống cây tích luỹ Cd trong củ, hạt và quả ít hơn trong thân lá. Cùng một chế độ chăm sóc nh− nhau, trồng trên đất cùng một ô đất, hàm l−ợng Pb, Cd trong củ cải cao hơn so với trong xà lách [4], [57].
Các mẫu rau trồng vùng đất bãi Thanh Trì chỉ có cải bắp, cần tây và xà lách là có hàm lượng Pb tương đối cao (lớn hơn 0,5 mgPb/kg rautươi). Rau chứa hàm l−ợng trung bình Cd v−ợt ng−ỡng là rau muống với hàm l−ợng 0,021 mg/kg chất t−ơi. Nh− vậy quy hoạch sản xuất rau ở vùng này có thể hạn chế đ−ợc sự nhiễm bẩn của KLN trong sản phẩm. Mẫu rau trồng tại vùng trong đê bị nhiễm Pb, Cd khá phổ biến. Loại rau bị nhiễm Pb nặng nhất là:
Rau cần, rau muống và su hào. Cải ngọt, cải xanh, rau mùi và suplơ trắng chứa hàm l−ợng Pb ở mức gần ô nhiễm. Hầu hết các loại rau kiểm tra bị nhiễm Cd với tỷ lệ rất cao. Rau có hàm l−ợng Cd v−ợt ng−ỡng là: Bắp cải, cải ngọt, rau cần, rau mùi, rau muống, suplơ trắng, su hào và xà lách [15].
Hàm l−ợng Pb trung bình trong 18 mẫu rau ở Huyện Từ Liêm là 0,79 mg Pb/kg rau t−ơi, 8 mẫu rau ở Thanh Trì là 0,99 mg Pb/kg rau t−ơi.
Hàm l−ợng Cd trung bình trong 18 mẫu rau ở Huyện Từ Liêm dao
động trong khoảng 0,001- 0,032 mg Cd/kg rau tươi, 8 mẫu rau ở Thanh Trì
dao động trong khoảng 0,008 – 0,028 mg Cd/kg rau tươi.
Hệ số tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất và trong rau rất thấp (kể cả đ−ờng tuyến tính và đ−ờng cong). Ch−a tìm thấy sự t−ơng quan giữa KLN tổng số trong đất với KLN trong rau, do vậy cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định nguồn gốc ô nhiễm KLN trong rau [37].
Nhìn chung rau ở Hà Nội ch−a bị ô nhiễm KLN ở mức đáng lo ngại ngoài một số điểm cần chú ý [22].
ở ruộng lúa bị ô nhiễm Cd nguyên nhân do hoạt động công nghiệp và nước thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh. Hàm lượng Cd trong đất ở đây biến động trong khoảng 4,7 - 10,3 mg Cd/kg đất. Thí nghiệm thêm Cd vào đất ở nồng độ từ 4 - 40 mg Cd/ kg đất khô chỉ ra rằng ở nồng độ Cd lớn hơn 25 mgCd/kg đất khô ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây lúa. Tuy nhiên ảnh h−ởng này còn phụ thuộc vào giống lúa.
Tỷ lệ của Cd trong đất: rễ: vỏ trấu: gạo lứt nh− sau 10: 200: 10:1. Tích luỹ Cd trong gạo lứt trồng trên cánh đồng đã thấp hơn so với trồng trong nhà kính là 10 - 20%.
Hàm l−ợng Cd trong gạo lứt trồng ở vùng bị ảnh h−ởng bởi Cd ô nhiễm do nước thải của thành phố Hồ Chí Minh đem lại đã vượt quá giới hạn cao nhÊt cho phÐp (0,2 mg Cd/kg theo FAO / WHO) [ 84].
Hàm l−ợng Cd nhiễm trong n−ớc từ 0,1-3 mg/lit làm cho hạt lúa nảy mầm chậm, nhưng chưa ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt. Hàm lượng Cd trong dung dịch trồng lúa từ 3 mg/lít trở lên, gây kìm hãm sự sinh tr−ởng của cây. Hàm l−ợng Cd nhiễm trong đất v−ợt quá 20 mg Cd/kg đất khô gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây lúa, kéo dài thời gian sinh trưởng, hạn chế phát triển của bộ rễ, giảm khả năng đẻ nhánh, giảm chiều cao cây và kết quả
là giảm khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa [29 ].
Qua các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài n−ớc
về hấp thu KLN của cây trồng đã khẳng định:
+ Các loại cây trồng khác nhau sự hấp thu KLN trong môi tr−ờng trồng trọt (đất, nước) là khác nhau.
+ Tích luỹ Pb, Cd của các rau ăn lá, rau ăn củ, cao hơn so với cây rau
ăn quả và cây ăn quả ( quả).
+ Tích luỹ Pb, Cd ở phần hạt của cây trồng th−ờng thấp hơn rất nhiều so với các phần còn lại của cây trồng (đậu đỗ, lúa mì, ngô... ) mặc dù hàm l−ợng Pb, Cd trong đất khá cao.
- Khả năng hấp thu Cd của cây trồng mạnh hơn so với Pb.
Đó cũng chính là những lý do chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá sự hợp lý của các loại hình sử dụng đất trên quan điểm phân bố KLN trong
đất trồng và n−ớc t−ới ở Huyện Thanh Trì - Hà Nội”.