Thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn thạch lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận (Trang 23 - 30)

Chương 2. Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam

2.1. Phong cách, một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng

2.1.2. Thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh

Mỗi tác phẩm văn chương thường được ví như “lát cắt” của đời sống xã hội, đi vào khám phá cuộc sống ở nhiều chiều nhất định. Đọc truyện ngắn Thạch Lam, người

đọc không bắt gặp kiểu tình huống mang tính chất bất ngờ, éo le, hay những tình huống tạo xung đột quyết liệt, kịch tính, mà là những tình huống trữ tình “…không nhằm mở ra một cái thế thúc đẩy một thứ hành động thông thường của nhân vật phát triển mà nhằm thúc đẩy một thứ hành động khác – hành động tâm lí nghĩa là nhằm dấy lên trong lòng các nhân vật những cảm xúc, cảm tưởng nhiều khi rất đột xuất, riêng tư...Tuỳ từng truyện, tuỳ hạng người mà nhân vật được đặt vào những kiểu tình huống khác nhau

[24;16]. Nhân vật trong kiểu tình huống này là những cảnh đời lam lũ, đáng thương, sống nghèo khổ trong sự mòn mỏi và cam chịu số phận bất hạnh. ở một thời điểm nào

đó, những khó khăn, vất vả hằng ngày đè nặng hơn bao giờ hết khiến nỗi bất hạnh càng

thê thiết, đau đớn hơn . Từ đó nhân vật tự ý thức về thân phận mình, gia đình mình.

Trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”, cuộc đời mẹ Lê là cả một chuỗi ngày dài trong nghèo khổ “Từ lúc còn bé đến bây giờ chỉ toàn là những ngày đau khổ, nhọc nhằn”,

“sinh ra trong đói nghèo”, lớn lên, lấy chồng và sinh đợc đàn con thì cuộc sống càng cơ

cực, bần hàn hơn. Trong sự bất hạnh ấy, người phụ nữ đã tự ý thức được thân phận đau

đớn, xót thương cho đàn con rách rới, đói khát”. Còn trong truyện ngắn “Cô hàng xén” , cô Tâm xinh đẹp suốt đời sống trong lo âu và khó nhọc. ở tác phẩm “Tối ba mơi”, hai cô

gái Huệ và Liên trong căn nhà săm chỉ có một mình, họ đã bật khóc trong căn phòng bẩn thỉu, chật hẹp, tối tăm. Và trong truyện “Hai lần chết” cô Dung cũng nhận ra rằng: “lần này về nhà chồng nàng mới hẳn là chết đuối. Chết không bấu víu vào đâu được”.

Có thể nói, đặt nhân vật vào những tình huống cuộc đời bất hạnh, nhà văn đã

diễn tả những cảm xúc tâm trạng chung quy là buồn và chua xót đau đớn một cách thấm thía. Chúng tạo ra một cảm giác bế tắc, bất lực không có lối thoát cho số kiếp con người.

Dường như những người phụ nữ ấy cả cuộc đời luôn hứng chịu mọi bất hạnh dồn dập.

2.1.3. Thủ pháp “khắc họa những trạng thái cảm xúc”.

Thạch Lam quan niệm “Thiên chức nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác phải nâng đỡ những gì tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn

[28;21]. Lật từng trang văn Thạch Lam, người đọc bắt gặp một thế giới vô cùng phong phú với những trạng thái cảm xúc, những chuyển biến tâm hồn nhân vật trước ngoại cảnh.

Nhân vật Tâm trong “Cô hàng xén” là trường hợp tiêu biểu. Mở đầu truyện là một cảm giác “chắc dạ và ấm cúng” trong lòng trên đường trở về nhà. Tiếp đó là cảm giác

“vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình” nhưng kết thúc tác phẩm lại là cảm giác mệt nhọc và lo sợ “ngày nọ dệt ngày kia như một tấm vải thô”.

Hay Huệ và Liên “Tối ba mơi” thì đó là cảm giác “tiếc nuối vô hạn quá khứ vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc”, đối lập với hiện tại chỉ toàn là nỗi xót xa, tủi cực, thất vọng chán chường. Đến “Nhà mẹ Lê” là cảm giác bao trùm trong cái đói miếng ăn. Bác Lê vất vả, tất tởi suốt quanh năm ngày tháng để muôi mười một đứa con. Trong những ngày đói

kém bác luôn nghĩ tìm cách nào khiến đàn con mình khỏi chết đói. Tới truyện ngắn “Hai lần chết” là cảm giác “chán nản và lạnh lẽo của Dung khi phải quay về nhà chồng”. Để rồi cô hiểu rằng: “chết không bấu víu vào đâu được. Chết không có ai cứu vớt nàng ra n÷a”.

Như vậy, với thủ pháp nghệ thuật “khắc hoạ những trạng thái cảm xúc”, Thạch Lam đã khơi dậy vào tâm lí người đọc niềm xót thương, chia sẻ. Đặc biệt, nó còn “thu hút” và “thuyết phục” độc giả bởi mọi biến thái tinh vi trong tâm trạng con người . Biệt tài của ông là sự phát hiện và miêu tả một cách “tỉ mỉ” và “sâu sắc” những biến đổi của nhân vật “Ngòi bút Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong của cái tôi. Với sự phân tích cảm giác tinh tế” [9;346].

2.1.4. Sự tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp “thuyết phục” và “thu hút” độc giả.

Có nhà nghiên cứu nhận xét : “Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ”. Việc xây dựng hình tượng văn học mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ

đòi hỏi nhà văn phải biết vận dụng phối hợp các biện pháp nghệ thuật sao cho mỗi hình tượng hiện lên trong tính toàn vẹn của nó. Trong nhóm tác phẩm đã dẫn, Thạch Lam sử dụng tổng hợp các biện pháp nghệ thuật như một nguồn “năng lượng thẩm mĩ riêng”

giúp người đọc tiếp cận và hiểu rõ các tác phẩm của ông. Đúng nh Sacques Beorel đã

quan niệm: “Mọi nghệ thuật đều là sự tìm tòi”.

2.1.4.1. Biện pháp tả.

GS. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét : “ Thế giới nhân vật của Thạch Lam bao gồm những người nghèo khổ đời sống cơ cực bế tắc, tương lai mù mịt...” [15;148]. Tả là biện pháp nghệ thuật diễn tả bằng ngôn ngữ các hành động và sự kiện về nhân vật. Qua đó người đọc có thể hình dung ra một cách rõ nét về đời sống. Tả vừa “thuyết phục” bằng việc tạo ra cái vật chất bên ngoài hình tượng vừa “thu hút” độc giả thông qua sự cảm nhận hình tượng bằng các giác quan. Qua nhóm tác phẩm kể trên, ta thấy ngòi bút Thạch Lam tập trung khắc sâu hơn khi miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Từ đó, mỗi hình tượng hiện lên rõ nét thông qua các trạng thái cảm xúc.

Chẳng hạn, biện pháp tả trong “Cô hàng xén” giúp ta hình dung một ngời con gái xinh đẹp từ ngoại hình đến tính cách. Tâm là một cô gái chịu khó, tần tảo chăm sóc gia

đình. Nhng từ khi lấy chồng, nàng đã trở thành một người đàn bà già nua luôn sống trong lo toan, tính toán và cam chịu. Đến cô Dung trong “Hai lần chết” thể hiện lên chủ yếu thông qua những trạng thái cảm giác, cảm xúc lo sợ khi hiểu ra rằng cuộc sống của mình thực sự bây giờ đã chết hẳn. Đặc biệt những người phụ nữ trong “Tối ba mơi’ lại

đuợc nhà văn tập trung miêu tả những biến đổi nội tâm của Huệ và Liên trong đêm giao thừa “tràn ngập cả một nỗi niềm tha hương, hồi nhớ lại quá khứ tổ tiên, những ngày thanh sạch” [10;16].

Có thể khẳng định rằng, với lối tả rất mới mẻ, độc đáo, Thạch Lam, đã dựng lên một bức chân dung sống động về những người phụ nữ, tự ý thức về thân phận mình,

đồng thời qua đây ta thấy được phần nào tính cách ở họ. Đây là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhằm “thu hút” và “thuyết phục” độc giả. Nó chứng tỏ một phong cách đặc sắc mới lạ của nhà văn.

2.1.4.2. Biện pháp kể.

Cùng với tả, kể là một biện pháp không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Kể là cách nhà văn dùng ngôn từ để thuật lại quá trình vận động, biến đổi nào đó của nhân vật. Qua lời kể tác giả, thì cuộc đời và phận nhân vật hiện lên rõ ràng, tờng minh. Biểu hiện trước hết trong lời kể mộc mạc chân phương, mà cuộc đời và số phận gia đình bác Lê hiện lên rõ nét “…đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau, rét run trong căn nhà ẩm ớt và tồi tàn”(Nhà mẹ Lê). ở “Cô hàng xén”, cô Tâm xuất hiện theo lời kể của tác giả “…gánh hàng nặng quá trên đôi vai nhỏ bé…những ngày khó nhọc và cố sức lại nối tiếp nhau” và cuộc đời Tâm hiện lên khách quan như một thước phim vậy. Đến “Hai lần chết” là cuộc

đời và số phận của Dung được Thach Lam kể một cách tỉ mỉ rõ nét “…tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày…”.

Như thế, có thể thấy, Thạch Lam sử dụng cách kể khá linh hoạt và uyển chuyển, giúp người đọc hình dung ra cuộc đời và thân phận người phụ nữ . Từ đó giúp độc giả có thể lí giả được nguyên nhân dẫn đến những số phận bất hạnh ấy.

2.1.4.3. Biện pháp đối thoại.

Đối thoại là những tiếng nói, sự đối đáp giữa các nhân vật. Biện pháp này vừa giúp người đọc hiểu được nội dung lời thoại , vừa nắm bắt được tính cách các nhân vật thông qua đối đáp. Trong nhóm tác phẩm đã dẫn, Thạch Lam đã thể hiện rõ nét nội dung đối đáp và tính cách nhân vật. Ví như đoạn đối thoại giữa bác Lê và đứa con cả

trong “Nhà mẹ Lê” : “…ở nhà trông các em …tao cứ liều vào lần nữa xem sao”. Qua

đây, chúng ta biết được nội dung câu chuyện đó là sự liều mình của bác Lê khi đến nhà

ông Bá vay tiền.

Trong “Tối ba mơi”, tác giả đã xây dựng cuộc đối thoại ngập ngừng, đứt quãng:

“Chị thắp hương chưa? … sắp đến mười hai giờ rồi đấy...chị cũng khóc đấy ?”. Với

đoạn đối thoại này, ta thấy sự chán chường cay đắng, cô quạnh trong sâu thẳm tâm hồn của Huệ và Liên đồng thời phơi bày hết cảnh sống trụy lạc và nỗi tủi nhục đau xót của những cô gái nhà săm.

Ngoài ra ta có thể bắt gặp nhiều cuộc đối thoại như: “Cô hàng xén”, giữa Tâm và mẹ; trong “Hai lần chết” giữa Dung và mẹ chồng … Tất cả đã biểu thị số phận cuộc đời và tính cách nhân vật.

Có thể nói, qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đối thoại, Thạch Lam đã thể hiện sâu sắc tính cách và thân phận nhân vật đa họ gần gũi với đời thường hơn. Bởi tác giả biết quan sát sự việc từ bên trong: “Nhà văn có biệt tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lí uyển chuyển của con người” [18;235]

2.1.4.4. Biện pháp độc thoại.

Độc thoại (nói, nghĩ một mình) là biện pháp nghệ thuật mà nhân vật tự nói lên những suy nghĩ, ý nghĩ bên trong của mình. Qua đó, người đọc khám phá được tính cách, cá tính và chiều hướng con đường đời nhân vật. Đây là biện pháp đem lại hiệu quả

nghệ thuật tối ưu khi Thạch Lam miêu tả chiều sâu tâm hồn con người: “Lặng lẽ hướng ngòi bút của mình về phía những nưgời nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn thương xót chân thành” [1;229].

Trong tác phẩm “Nhà mẹ Lê” nhà văn để cho bác Lê theo dòng xoáy của tâm

trạng lúc nào cũng là dòng suy nghĩ về kiếp sống cơ cực, nghèo khổ của mình. Trong lúc mê sảng bác tưởng nhớ lại cuộc đời mình “Từ khi còn bé đến bây giờ chỉ toàn là những ngày khổ sở, nhọc nhằn… theo liền bác mãi”. Dòng tâm trạng ấy cứ trào lên trong lòng người đàn bà bất hạnh ấy và bác đã kêu lên: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này...” Đó như một lời thống khổ, là tiếng đời kết luận cả cuộc đời nghèo khổ cơ cực của bác.

Hoặc trong “Cô hàng xén” cuộc sống của Tâm bề ngoài luôn cởi mở, tươi vui với cha mẹ và các em, nhưng bên trong lại là một tâm trạng ngổn ngang đầy lo tính. Những suy nghĩ lo toan làm sao kiếm đủ tiền để cho gia đình chồng và các em ăn học. Trong lòng Tâm “không bao giờ cô nghĩ cho riêng mình”, cho cuộc đời riêng của cô.

Đến “Tối ba mơi’ đó là tâm trạng lẻ loi, cô đơn, tủi nhục,chán chường vì kiếp sống lạc loài của Huệ và Liên. Với Liên “nghĩ đến sự trơ trọi của đời mình” còn Huệ

“nghĩ đến cái thân thế lu lạc của hai chị em và lòng se lại”. Kiếp đời bất hạnh vây chặt lấy hai cô và họ sẽ phải nương tựa vào nhau để sống qua ngày: “Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn ngập cả người một nỗi thương tiếc vô hạn, tất cả thân thế này hiện lên qua trước mắt với những ớc mơ tuổi trẻ những thất vọng chán chờng”.

Vậy là, để cho nhân vật tự độc thoại vào những thời điểm quan trọng, Thạch Lam

đã khơi gợi, hé ra trước độc giả phần thật nhất trong con người nhỏ bé, đáng thương. Với biện pháp nghệ thuật độc thoại linh hoạt, uyển chuyển, nhà văn đã hoàn tất bức chân dung về những người phụ nữ. Họ ý thức được về thân phận mình, để rồi cam chịu cuộc sống đó. Bởi thế, ngòi bút Thạch Lam “lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng” diễn tả “ một cách rất tinh vi đến độ sâu sắc” [19;41].

2.1.4.5. Biện pháp xung đột kịch tính.

Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn, nó như một nguyên tắc để xây dựng những mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật. Xung đột kịch tính là xung đột chứa đựng những hành động chống đối quyết liệt qua đó thể hiện rõ nét cá tính của nhân vật.

Xung đột trong Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” là xung đột giữa người giàu – người nghèo (gia đình bác Lê và gia đình ông Bá Phúc). Hoặc “Hai lần chết” là xung đột giữa mẹ chồng - nàng dâu (Dung- mẹ Dung). Đến “Cô hàng xén” là xung đột trong tình cảm

của Tâm với một bên là gia đình nhà chồng còn một bên là bố mẹ và các em.

Có thể nói, ở nhóm tác phẩm đã dẫn, các xung đột không biểu hiện ra bằng các hành động quyết liệt mà thông qua những cuộc đấu tranh nội tâm đau đớn, dai dẳng và thường kết thúc trong sự day dứt đau khổ của người phụ nữ. Nhưng qua những xung đột

đó ta thấy thân phận con người hiện lên rõ nét, đồng thời khơi gợi vầng hào quang trong nét đẹp tâm hồn họ. Với việc khai thác các xung đột bên trong nhân vật, những đau đớn trong nội tâm nhân vật đã góp phần tạo nên “tính sinh động” cho tác phẩm, hơn nữa nó thể hiện sự độc đáo trong phong cách nhà văn.

2.1.5.6. Biện pháp tâm tình.

Tâm tình là sự bày tỏ những suy nghĩ của một nhân vật nào đó, xuất hiện trên cơ

sở hướng tới một đối tượng nào đó. Nhà văn sử dụng biện pháp này như một phương tiện nghệ thuật quan trọng nhằm xoáy sâu vào các vấn đề mà truyện đặt ra, nó giống như một

“điểm nhấn” nhằm “thu hút” và “ thuyết phục” độc giả. Qua khảo sát nhóm tác phẩm đã

dẫn, ta thấy những lời tâm tình các nhân vật thờng hoà vào lời đối thoại, độc thoại.

Chẳng hạn, trong “Nhà mẹ Lê” bác Lê rất nhẹ nhàng khi nói với thằng con trai lớn: “Nhưng biết làm thế nào ! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn ? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao” hay “Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài: Thế là mẹ con biết lấy gì mà ăn cho đỡ đói bây giờ”. Tất cả đã tạo nên hình ảnh một bà mẹ nông dân khốn khổ nhưng ẩn bên trong là tấm lòng đôn hậu, yêu thương con mình.

Với truyện ngắn “Cô hàng xén” tác giả sử dụng biện pháp tâm tình khi Tâm đối diện với chính mình “Không biết nàng còn tảo tần mãi đợc để kiếm tiền mua giấy bút cho chúng ăn học không ?”, “Tâm buồn sầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời của cô

hàng xén…”.

ở tác phẩm “Tối ba mơi” trong cuộc trò chuyện giữa Huệ và Liên trong căn nhà săm “Huệ nhìn Liên rồi nhẹ nhàng đến gần, buồn rầu vỗ vai bạn: Liên khóc làm gì nữa, buồn lắm. Tiếng nàng cũng cảm động nghẹn ngào (…)”. Đây là lời tâm tình của những ngời có cùng thân phận lẻ loi, cô đơn.

Như vậy, biện pháp nghệ thuật tâm tình đã khắc hoạ đậm nét bức chân dung tinh

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn thạch lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)