Sự hoà quyện giữa “bút pháp hiện thực” và “bút pháp lãng mạn”

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn thạch lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận (Trang 48 - 76)

Chương 2. Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam

2.7. Phong cách – kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thÓ v¨n

2.7.2. Sự hoà quyện giữa “bút pháp hiện thực” và “bút pháp lãng mạn”

Màu sắc riêng của truyện ngắn Thạch Lam còn biểu hiện trong sự hoà quyện giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn. Bằng ngòi bút sắc sảo và tinh tế, nhà văn đã

khám phá hiện thực cuộc sống ở nhiều chiều khác nhau. Tác giả không chỉ miêu tả về hiện thực cuộc sống như gia đình bác Lê, cô Tâm, cô Dung, cô Huệ và cô Liên, mà nhà văn đã lồng và hiện thực đó những những vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống - vẻ đẹp tâm trạng con người. Điều này lí giải tại sao nhân vật của Thạch Lam trong đau khổ, tủi cực không bị “tha hoá”. Truyện “Nhà mẹ Lê”, trước khi qua đời, trong cơn mê sảng bác vẫn

ước muốn có cuộc sống tốt đẹp, gia đình đủ ăn, “có người mướn làm”. Còn Huệ và Liên trong căn nhà săm lạnh lẽo, bẩn thỉu kia vẫn mơ về cuộc sống gia đình đầm ấm (Tối ba mươi). Và đặc biệt là Tâm trong “Cô hàng xén” luôn ước muốn gia đình mình “sung túc và mát mặt như xa”.

Một đóng góp nữa của Thạch Lam trong việc đem lại màu sắc mới cho thể văn là bên cạnh những trang văn “hiện thực nghiệt ngã” là những trang văn “trữ tình thơ

mộng”. Chẳng hạn, chúng ta không chỉ cảm nhận cuộc sống vất vả, thiếu thốn của gia

đình bác Lê và những người dân trong xóm, mà còn thấy vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên “những ngày nắng ấm trong năm hay những buổi chiều mùa hạ”, “những đêm trăng sáng mùa hạ” (Nhà mẹ Lê). Hay truyện “Cô hàng xén” bên cạnh những trang văn kể về cuộc đời vất vả, khổ cực của cô Tâm còn những đoạn miêu tả thiên nhiên làng quê

“sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất màu”, âm thanh quen thuộc của tiếng “lá rào rào và tiếng thân tre cót két” và “mùi bèo dưới ao và mùi dạ ướt đa lên ẩm ướt (…) mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ.”. Tất cả dường như đã làm “mềm hoá hiện thực” khiến cho gánh nặng cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng hơn, đầm ấm hơn. Đúng như

Thạch Lam đã từng quan niệm: “Thiên chức nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ cái gì tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn

[11;21].

Tóm lại. qua việc khảo sát nhóm tác phẩm đã dẫn, ta có thể khẳng định rằng: các truyện ngắn của Thạch Lam đều mang những nét riêng về cấu trúc bên trong, giọng điệu ngôn ngữ…Tất cả đã tạo ra một phong cách truyện ngắn độc đáo của nhà văn. Đánh giá

về phong cách Thạch Lam GS. Phong Lê nhận xét: “Phần văn phẩm Thạch Lam để lại cho chúng ta hôm nay một giá trị khó ai có thể phủ nhận. Phần giá trị ấy, tôi cho là đã

hoà nhập được vào văn mạch dân tộc, đã được thời gian thử thách, để cho ta hôm nay có

được sự bình tĩnh và yên tâm trong đánh giá.” [11;28]

ộ tác phẩm, truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao đều đạt đợc tính hoàn chỉnh. Các nhân vật đều ý thức đợc về thân phận tủi nhục, khổ đau của mình và họ cam chịu số phận bất hạnh đó. Tuy nhiên nếu các nhân vật của Thạch Lam luôn luôn có sự trăn trở, day dứt về thân phận mình, thì các nhân vật của Nam Cao đã hoàn toàn cam chịu thân phận của mình. Đây là một dấu ấn riêng trong phong cách mỗi nhà văn.

Chương 3

Đặc sắc phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm

là người phụ nữ tự ý thức về thân phận ( So với Nam Cao ở nhóm tác phẩm tương ứng)

ở chương 2, đã diễn ra việc khảo sát các yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam trong nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận. Nhưng để làm nổi bật những nét độc đáo trong phong cách truyện ngắn của

ông, người viết tiến hành so sánh các nhóm tác phẩm căn cứ vào hệ thống các yếu tố phong cách theo quan niệm của Khrapchencô:

1. So sánh nhóm tác phẩm của Thạch Lam thể hiện người phụ nữ tự ý thức về thân phận với nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng người đàn ông tự ý thức về thân phận của mình.

2. So sánh nhóm tác phẩm của Thạch Lam thể hiện người phụ nữ tự ý thức về thân phận với nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao. Việc so sánh này nhằm mục đích làm nổi bật lên nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Thạch Lam.

Như vậy, ở Chương 3 này, người viết sẽ đi vào so sánh đối chiếu từng dấu hiệu biểu hiện phong cách của hai nhà văn qua nhóm tác phẩm kể trên.

3.1. Về yếu tố thể hiện thứ nhất của phong cách.

3.1.1. Thủ phápmiêu tả thiên nhiên để khám phá tâm lí nhân vật

Trong nhóm tác phẩm đã dẫn, Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp này rất linh hoạt nhằm khơi gợi những trạng thái cảm giác qua đó số phận nhân vật được hiện lên đầy đủ, sâu sắc. Đến nhóm tác phẩm thứ hai, thủ pháp trên vẫn tiếp tục được vận dụng, khai thác triệt để nhằm bộc lộ thân phận nhân vật. Chẳng hạn: “ Trong bóng tối buổi chiều”, “ Cuốn sách bỏ quên”, “ Người lính cũ”…

Với nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao, nhà văn không chú ý thủ pháp thủ pháp đã nhắc tới. Các yếu tố thiên nhiên xuất hiện rất mờ nhạt mà tâm lí nhân vật được bộc lộ trực tiếp như truyện ngắn “Một đám cưới”, “ Một bữa no”, “Dì Hảo”.

Có thể nói, ở thủ pháp đang bàn, mỗi nhà văn đều có cách khai thác khác nhau.

Với Thạch Lam, ông luôn đan cài các yếu tố thiên nhiên để làm giảm đi tính khắc nghiệt của cuộc sống, còn Nam Cao thì vấn đề đời sống, tâm trạng con người được bộc lộ trực tiếp. Chính điều này đã góp phần tạo ra hai phong cách riêng biệt.

3.1.2. Thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh.

Như đã trình bày, thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh được Thạch Lam sử dụng khá thành công trong cả hai nhóm tác phẩm. Chẳng hạn, như Diên (Trong bóng tối buổi Chiều), vì nhà nghèo, không có tiền, thân phận lại hèn mọn mà bị người yêu bỏ.

Hay Sinh trong (Đói) do không có việc làm, bị đuổi việc “ Chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở Chàng làm, cái giọng giải quyết lạnh lùng của ông chủ, cái nét mặt thất vọng của mấy người anh em…”, để đến bây giờ “ cuộc sống nghèo nàn, khốn khó “đưa đẩy chàng trong cơn đói lòng”, “ những ngày đói rét không thể đếm được nữa”; đến Thành trong (Cuốn sách bỏ quên) thì bi kịch bất hạnh là khi anh bỏ công sức để viết cuốn sách nhưng không ai để ý, không ai đoái hoài đến cả. Như vậy, với cách xây dựng tình huống như

trên, Thạch Lam đã thực sự thể hiện tài năng nghệ thuật khi xây khắc họa hình tượng nhân vật trung tự ý thức về thân phận.

ở nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao, cách xây dựng tình huống bất hạnh có phần quyết liệt hơn, các nhân vật xoay quanh một nỗi bất hạnh và từ đó họ ý thức

được thân phận mình. Bà cái đĩ ( Một bữa no) vì miếng ăn mà phải trả giá bằng cả tính mạng mình, khi bà ăn no quá, ăn như thể chưa bao giờ được ăn. ở các truyện ngắn khác.

Dì Hảo”, “ ở hiền”, “ Một đám cưới”, các nhân vật dì Hảo, Nhu, Dần đều bị người chồng bạc đãi, đánh đập. Qua đó, Nam Cao đã xoáy sâu vào thân phận tủi cực của người phô n÷.

Như vậy, để xây dựng tình huống bất hạnh nhằm làm nổi bật thân phận người phụ nữ, mỗi nhà văn lại có cách khai thác ở những chiều hướng khác nhau. Với truyện ngắn

Thạch Lam thì thân phận người phụ nữ được nhìn nhận ở chuỗi tình huống bất hạnh, liên tiếp, dồn dập, còn các truyện ngắn Nam Cao, thân phận người phụ nữ xoay quanh tình huống bất hạnh chung nhất của nhân vật. Vì vậy đã tạo ra hai phong cách khác nhau ở mỗi nhà văn.

3.1.3 Thủ pháp “khắc họa những trạng thái cảm giác”.

Qua nhóm tác phẩm thứ nhất, Thạch Lam rất thành công khi khắc họa những trạng thái cảm xúc, cảm giác của nhân vật trong những thời điểm cụ thể và trong sự thay

đổi của môi trường. Từ đó, nhà văn giúp bạn đọc thấy những dòng tâm trạng, những dung động thầm kín riêng tư trong mỗi nhân vật.

Đến nhóm tác phẩm thứ hai, khi viết về những người đàn ông tự ý thức về thân phận, tác giả sử dụng thủ pháp đang trình bày có phần đậm nhạt khác nhau ở mỗi tác phẩm. Chẳng hạn, cảm giác đói của Sinh được nhà văn khắc họa theo cấp độ tăng dần từng cái một từ cái “ đói như cào ruột”, đến khi ngửi thấy mùi thức ăn, “ mấy miếng đậu vàng trong chảo mỡ (…) làm cho chàng ao ước đến rung động cả người” và để rồi “ cơn

đói lại nổi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt át hẳn cả nỗi buồn (…) cái cảm giác đói

đã lấn khắp cả người như nước triều tràn lên bãi cát”. Hay cảm giác thất vọng trong con người Thành “ buồn sầu và chán nản, một nỗi buồn không sâu sắc nhưng êm êm làm tê liệt cả tâm hồn” (Cuốn sách bị bỏ quên). Đến Diên ( Trong bóng tối buổi chiều) đó là cảm giác hoang mang “ lo sợ thấm dần vào tâm can Chàng”. Với cách khắc họa trạng tháI cảm giác rất độc đáo và tinh tế, Thạch Lam vừa khám phá cái “ bí mật không tả

được ở mỗi con người”, vừa “soi thấu được cái tâm lí bên trong của nhân vật. Từ đó nhân vật tự ý thức về thân phận mình.

Giống với Thạch Lam, Nam Cao trong nhóm tác phẩm tương ứng của mình, nhà văn cũng chú ý đặc tả khắc họa những cảm giác nhân vật. Trước hết, cảm giác đói khiến bà lão “hờ thê thảm lắm, bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt”

(Một bữa no). Hay cái cảm giác đau đớn, tủi nhục khi bị chồng từ bỏ, vợ hai đánh đập “ Chao ôi! là Nhu khóc- Nhu khóc đến mòn cả người” (ở hiền). Và cảm giác xót xa khi phải đi ở của Dần (Một đám cưới) hay dì Hảo ( Dì Hảo). Trong những thời điểm khác

nhau, nhà văn đã khắc họa những trạng thái cảm giác khác nhau, nhờ đó mà diễn biến tâm lí nhân vật hiện lên rõ nét hơn.

Tóm lại, cùng một thủ pháp nhưng mỗi nhà văn lại có cách khai thác, khám phá

riêng, nhằm diễn tả tâm lí, tính cách nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Nhờ đó mà tạo ra được ấn tượng sâu sắc với người đọc.

3.1.4. Về sự tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp như “thu hút” và “thuyết phục” độc giả.

3.1.4.1. Biện pháp tả.

Nếu ở nhóm tác phẩm thứ nhất, khi miêu tả nhân vật nhà văn chủ yếu khắc họa những trạng thái, cảm giác, tâm trạng, thì đến nhóm tác phẩm thứ hai, biện pháp này vẫn

được nhà văn sử dụng một cách linh hoạt, đến độ “ tỉ mỉ” và “sâu sắc”. Bên cạnh đó, nhà văn còn chú ý tả ngoại hình nhân vật. Chẳng hạn, người lính “Người lính cũ” được miêu tả “ là một người đứng tuổi, gày còm và hốc hác, ngồi co ro trên cái bục đất sát vách, quần áo bác ta rách nát, trên vai phủ một cái bao gạo đã thủng nhiều chỗ”. Như vậy, chỉ một vài chi tiết tả ngoại hình, nhà văn đã giúp người đọc hình dung ra thân phận khốn khổ, tiều tụy của Người lính.

Không giống với Thạch Lam, thiên về miêu tả tâm trạng Nam Cao lại thiên về tả

ngoại hình và hành động của nhân vật, bởi thế mà ông có khả năng đi “ du lịch triền miên” trong thế giới nội tâm nhân vật. Ví dụ như Dần (Một đám cưới) đó là một cô gái “ gầy như một cái que…) chân yếu tay mềm”. Hay như dáng vẻ của bà cái đĩ thì thật tội nghiệp và đáng thương “ Chân tay bà bắt đầu bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên hai mắt cũng hoa ra “ và “ Tay bà lão lờ sờ” (Một bữa no). Những nhân vật này được miêu tả

trong cuộc sống đói kém, khổ cực. Qua hình dáng bên ngoài độc giả thấy được sự chuyển biến tâm lí bên trong nhân vật.

Vậy là, cùng một biện pháp tả, nhưng ở mỗi nhà văn lại có sự khai thác khác nhau. Trong khi Thạch Lam miêu tả rất thành công những trạng thái cảm giác, tâm trạng nhân vật, còn Nam Cao miêu tả rất “ đắc địa” ngoại hình, hành động nhân vật. Chính

điều này đã góp phần tạo nên hai phong cách truyện ngắn đặc sắc.

3.1.4.2. Biện pháp kể.

Nếu như ở nhóm tác phẩm thứ nhất, Thạch Lam dùng hình thức tác giả kể chuyện hay có khi lời tác giả hòa cùng tâm trạng nhân vật, thì đến nhóm tác phẩm thứ hai, bên cạnh lời tác giả kể chuyện còn có sự xuất hiện hình thức nhân vật kể chuyện nhằm làm nổi bật thân phận của nhân vật. Ví dụ như trong “ Người lính cũ” cuộc đời bất hạnh, đau thương và quá trình tự ý thức về thân phận của người lính được nhân vật tôi kể lại rất rõ ràng “ Chúng tôi đi yên lặng, nghĩ đến người lính khốn nạn kia, bậy giờ lại đắp manh chiếu rách không đủ che thân, nằm nhớ lại những lúc khoác tay vợ đầm bước vào tiệm nhiều ánh sánh tận bên kia trái đất “. Với cách kể chuyện linh hoạt, độc đáo đã tạo ra một nỗi ám ảnh da diết với người đọc về thân phận của con người.

Cũng giống như Thạch Lam, Nam Cao thường xuyên sử dụng biện pháp này nhằm miêu tả về cuộc đời, thân phận của người phụ nữ. Tuy nhiên, với Thạch Lam là cách kể thấm đượm dấu ấn chủ quan của tác giả, còn Nam Cao là cách kể có phần sắc lạnh hơn tàn nhẫn hơn, Chẳng hạn, Nhu trong (ở hiền) từ bé đến lớn gặp bao nhiêu bất hạnh, khổ đau. Khi còn bé thì bị anh và em tranh mất thức ăn, khi lớn lên thì bị chồng bạc đãi. Hay cuộc đời của Dần (Một đám cưới); cuộc đời của bà cái đĩ (Một bữa no) cũng có cùng cách kể như vậy. Nghèo khổ, túng thiếu không thể bám víu vào đâu được bà đành phải: “đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm”. Còn cuộc đời của dì

Hảo cũng thật đáng thương, thông qua lời kể của nhân vật “ tôi ”, thì những khổ đau tủi cực của dì Hảo được hiện lên rõ nét trước mắt người đọc.

Như vậy, qua biện pháp kể, mỗi nhà văn lại có một lối dẫn dắt câu chuyện theo cách riêng. Nếu Thạch Lam là cách kể chậm rãi phù hợp với tâm trạng nhân vật thì Nam Cao có phần gấp gáp hơn nhanh hơn tạo và nghệ thuật kể hay được đảo ngược khi cần thiết để nhấn mạnh sự thay đổi đột ngột nhằm tạo ra một chuỗi bi kịch cho nhân vật.

3.1.4.3. Biện pháp đối thoại.

Nếu như ở nhóm tác phẩm thứ nhất, biện pháp đối thoại được Thạch Lam sử dụng một cách “mềm mỏng, linh hoạt” nhằm bộc lộ tâm trạng, tình cảm người phụ nữ như bác Lê, Tâm, Huệ, Liên, Dung… thì đến nhóm tác phẩm thứ hai, biện pháp này vẫn được nhà văn sử dụng, tuy nhiên , ông chú ý xen cài những trạng thái tình cảm khiến cuộc đối

thoại trở nên nhẹ nhàng hơn. Từ đó,nhân vật thể hiện cá tính, tính cách . Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng Sinh: “Em đi đâu mà sớm thế?Em lại đằng bà ba ở cuối phố vay tiền. Thế có được không?” (Đói). Hoặc qua lời thoại “ Sao lại ra đây mà ngủ có rét chết không?. Các thầy tính không nhà không cửa thì phải ra đây vậy chứ biết làm thế nào?” cho thấy được cuộc đời bất hạnh của người lính.

Khác với Thạch Lam, Nam Cao đã sử dụng những lời đối thoại của nhân vật khá

tập trung, Nó ngắn gọn nhưng lại dồn dập, liên tiếp nhằm tạo ra những mâu thuẫn xung

đột kịch tính. Ví như cuộc đối thoại giữa cái đĩ và bà nó: “ Bà lên làm gì thế? Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại!… Lớp này bà ở cho nhà ai? Chẳng ở với nhà ai.” ( Một bữa no).

Hay đoạn đối thoại giữa Dần và bố khi chuẩn bị cưới Dần: “Hôm nay mày phải xuống chợ một tí con ạ. Mua mấy xu chè tươi. Chào!…vẽ chuyện!” (Một đám cưới).

Như vậy, nếu đối thoại trong truyện ngắn Thạch Lam chủ yếu bộc lộ trạng thái cảm xúc, cảm giác thì đến truyện ngắn Nam Cao, nhà văn đã sử dụng biện pháp đối thoại nhằm bộc lộ tính cách, cá tính của nhân vật. Ví như, tính cách hiền lành của Nhu được bộc lộ qua cuộc đối thoại với em gái, mẹ, chồng và cả vợ lẽ nữa (ở hiền), hay tính cách hiếu thảo, chịu đựng của dì Hảo được biểu hiện qua ối thoại với chồng – một người chỉ biết uống rượu ăn chơi (Dì Hảo). Có thể nói, sự xuất hiện dày đặc các cuộc đối thoại đã

khiến nhân vật của Nam Cao gần với hành động hơn là biểu thị tình cảm tâm trạng như

các nhân vật Thạch Lam.

3.1.4.4. Biện pháp độc thoại.

Khác với nhóm tác phẩm thứ nhất, biện pháp độc thoại được sử dụng khá phổ biến, linh hoạt. Lời độc thoại của Sinh khi biết vợ mình ngoại tình: “Đồ khốn nạn”. Quả

tim buốt như có kim đâm . Sinh nắm chặt lấy thành ghế, nhìn cuốn bạc giấy để trên bàn, nhìn gói thức ăn đang mở giở rồi cúi xuống nhặt tờ giấy gấp lên”. Và cả những dòng độc thoại của Thành khi nhận thấy sách của mình viết ra không bán được. Tất cả những mơ -

ước tha thiết của tuổi trẻ…tâm hồn Thành trơ trọi như một cánh đồng thấp mà lúa đã gặt rồi”. Hay những dòng tâm trạng đau đớn, tủi cực của Diên (Trong bóng tối buổi chiều), của người lính (Người lính cũ) hiện ra đầy xót thương, bi ai.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn thạch lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận (Trang 48 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)