Chương 3. Đặc sắc phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận (so với Nam Cao ở nhóm tác phẩm tương ứng)
3.5. Về yếu tố biểu hiện thứ năm của phong cách
3.5.1. Về ngôn ngữ tác giả.
Đây là yếu tố quan trọng trong mọi tác phẩm. Nó xuất hiện ở những lời dẫn chuyện, lời giải thích, sự kết nối các tình tiết, biến cố. Do đặc trưng của thể loại truyện, nên lời tác giả có phần đậm hơn lời nhân vật. Trong nhóm tác phẩm thứ hai của Thạch Lam, ngôn ngữ tác giả ít bộc lộ trực tiếp mà chủ yếu thông qua ngôn ngữ kể chuyện của nhân vật. Chẳng hạn, “Sinh Cuốn chăn gối dậy, thế là cũng như những buổi sáng khác một cái buồn sầu chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy tâm hồn” (Đói); hay”vừa ngồi xuống, chúng tôi đã thấy ngạc nhiên nghe thấy tự trong xó tối đưa ra một tiếng rên khứ khứ như tiếng rên của người ốm” (Người lính cũ). Qua đó ta thấy số phận và cuộc đời
nhân vật được hiện lên rõ nét. Đây là một điểm độc đáo trong ngôn ngữ kể chuyện của Thạch Lam.
Còn ngôn ngữ tác giả trong truyện ngắn Nam Cao được tái hiện trong dòng chảy, sự kiện, biến cố xảy ra đến với nhân vật ông dẫn dắt về cuộc đời nhân vật ít nhiều chân trọng , cảm thông. Ví như, cuộc đời của Nhu trong (ở hiền): “tại sao trên đời này lại có nhiều bất công đến thế ! tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, ai nhường mình” có khi lời kể của tác giả lại hết sức khách quan và tự nhiên thậm chí còn lạnh lùng và tàn nhẫn. Nhịp điệu kể hết sức gấp gáp, kể đi liền với tả, với hành động “cứ đi một quãng ngắn, bà lại phải ngồi xuống nghỉ. Nghỉ một lúc lâu, trống ngực bà mới hết đánh, tai bà bớt bùng nhùng, mắt bà bớt tối tăm, người tạm thôi quay quắt” (Một bữa no).
Như vậy, ở phương diện này, Thạch Lam và Nam Cao có sự khác nhau. Nếu như
với Nam Cao ngôn ngữ tác giả đại diện cho tư tưởng của nhà văn còn ngôn ngữ tác giả
trong các tác phẩm của Thạch Lam chỉ là ngôn ngữ một nhân vật với tư cách một con người xã hội cụ thể “với lối văn kể chuyện của ông thật là đặc sắc, giản dị mà thanh tú.
Văn Thạch Lam có thể nói là thuần túy được như một lối văn cổ điển”[2;20]. Chính điều này đã tạo sự hấp dẫn riêng không thể thay thế ở các tác phẩm của mỗi nhà văn.
3.5.2. Ngôn ngữ nhân vật.
Như đã nói ở trên, trong nhóm tác phẩm của Thạch Lam viết về người đàn ông tự ý thức về thân phận, ngôn ngữ nhân vật không mang tính xã hội hoá cao mà chủ yếu diễn tả tâm hồn, tính cách nhân vật. Chẳng hạn, tâm trạng đau đớn chua chát, căm giận đến
đỉnh điểm của Sinh được thể hiện qua lời đối đáp với vợ; hay đức tính giàu lòng tự trọng
được thể hiện trong lời nói của người lính già; sự đau đớn cồn cào cửa Diên khi đối thoại với người yêu. Nó tạo thành một thứ ngôn ngữ rất riêng, chất giọng riêng rất đặc trưng.
Còn ở nhóm tác phẩm của Nam Cao, ngôn ngữ nhân vật hiện lên vô cùng phong phú, đa dạng nhưng mang tính chất khẩu ngữ đời thường nhiều hơn. Nó thể hiện khá rõ tính cách nhân vật “ Bẩm bà bà dạy thế thật oan con quá. Trời để con sống bằng này tuổi đầu con còn dám lừa lọc hay sao?” ( Một bữa no); hay “ Em chịu khó làm cho kẻo mẹ về chửi,
chị làm xong phần chị, chị làm giúp em một nửa” (ở Hiền). Do vậy, lời của nhân vật thực hiện về bộc lộ tính cách hơn là bộc lộ tâm trạng nhưng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam) .
3.5.3. Sự kết hợp giữa lời tác giả và lời nhân vật.
Trong nhóm tác phẩm viết về người đàn ông tự ý thức về thân phận của Thạch Lam , ít bắt gặp sự kết hợp hài hòa và thống nhất giữa lời tác giả và lời nhân vật như ở nhóm tác phẩm thứ nhất, còn trong nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao ta thấy có sự kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt giữa lời tác giả và lời nhân vật. Lời tác giả là tiền đề, là cơ
sở cho lời nhân vật xuất hiện. Lời tác giả dẫn dắt, lí giải cuộc đời tính cách nhân vật thường được chuyển hoá qua các biện pháp tả, kể , xung đột, triết lí, còn lời nhân vật làm cho cá tính , tính cách của nó hiện lên vô cùng chân thực và đầy đủ chuyển hóa qua các biện pháp độc thoại đối thoại tâm tình. Chẳng hạn, “bà lão lại rên tiếng nữa để mở đầu câu nói. Bẩm bà con lên chơi với cháu lâu lắm cháu không được về con nhớ cháu quá”
(Mét b÷a no).
Như vậy, ngay trong cách sử dụng ngôn ngữ người đọc thấy rõ sự khác biệt trong phong cách của Thạch Lam và Nam Cao. Với Thạch Lam, sự độc đáo chính là việc sáng tạo thứ ngôn ngữ diễn tả tâm lí, tình cảm của con người, còn với Nam Cao ngôn ngữ gắn liền với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường. Bằng nghệ thuật dụng ngôn ngữ, Thạch Lam đã
sáng tạo được một lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích và giàu sức gợi “một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực được” [2;228]
3.6. Về yếu tố biểu thứ sáu của phong cách.
Theo PGS.TS Phùng Minh Hiến “cái nhìn nghệ thuật chính là sự tổng hợp những
đặc điểm xã hội, tâm lí của người nghệ sĩ trong kiểu đặc trưng cái nhìn hình tượng của
ông ta đối với thế giới. Nó như phong thái tinh thần bên trong của người nghệ sĩ, kinh nghiệm của ông ta trong toàn bộ tính cụ thể và tính không lặp lại của mình”[6;107-108].
Vì vậy, một nhà văn có phong cách phải đưa ra cái nhìn nghệ thuật mới mẻ. Trong nhóm tác phẩm viết về người đàn ông tự ý thức về thân phận, cái nhìn về con người của nhà văn thống nhất với nhóm tác phẩm thứ nhất. Các nhân vật như Sinh, Diên, Thành, người
lính già… đều là những có người đáng thương, có số phận bất hạnh khi họ rơi vào con
đường cùng họ bị giằng xé, đau đớn về lương tâm, vật vã trong những cơn đói khát. Họ
đã ý thức được thân phận mình. Nhưng không vì thế mà họ phải tìm đến cái “chết” hay
“tha hóa” mà họ vẫn giữ được bản chất lương thiện của mình. Còn trong nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao, nhà văn có sự lĩnh hội mới mẻ về con người. Đó là vẻ đẹp tâm hồn ẩn đắng sau của nhân vật. Bà cái đĩ mặc dù bên ngoài là sự chua chát, sự chơ chẽn
để có miếng ăn nhưng ẩn bên trong là tình yêu thương vô bờ bến. Hay cô Nhu, dì Hảo, cô Dần…là những số phận đáng thương, cần phải được nâng niu che chở. Tuy nhiên nhà văn chưa đặt ra vấn đề cần phải thay đổi cuộc sống cho họ.
Như vậy, qua đối sánh chúng tôi nhận thấy mỗi nhà văn thể hiện quan niệm riêng của mình về đời sống đặc biệt là về số phận con người. Nhưng cách nhìn nhận, lí giải của họ lại khác nhau. Thạch Lam đã đưa ra cái nhìn nghệ thuật mới mẻ, phản ánh rõ nét sự cảm thụ độc đáo của nhà văn với thế giới. Đó là sự quan tâm phần nhiều tới con người của đời sống nội tâm. Cái nhìn ấy đã góp phần quan trọng vào việc tạo nét riêng biệt trong phong cách truyện ngắn Thạch Lam.
3.7. Về yếu tố biểu hiện thứ bảy của phong cách.
Trong nhóm tác phẩm đã dẫn của Thạch Lam, “cấu trúc cốt truyện đơn giản” và sự hòa chộn giữa bút pháp hiện thực và bút pháp trữ tình là một nét độc đáo, nó góp phần chứng tỏ sự đóng góp của nhà văn trong việc tạo dựng một thể văn riêng biệt- thể văn xuôi trữ tình. Với những sáng tác của mình, Thạch Lam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn ở Việt Nam. Với nhà văn Nam Cao, cách kể chuyện chậm dãi, nhẩn nha, ví dụ như “Dân quét xong thì ở đằng đông, mặt trời đã nhô lên, những tia sáng đầu tiên; chọc thủng tấm màn sương, rồi xé toạc mãi ra” (Một đám cưới).
Hơn thế, Nam Cao rất thành công “dồn chất tiểu thuyết” vào truyện ngắn điều này giúp tác phẩm của ông mang kích thước tầm vóc lớn lao như truyện ngắn “Một bữa no”, “Dì
Hảo”…số phận nhân vật được tái hiện rất đa dạng ở nhiều chiều. Đây là sự đóng góp mới mẻ, độc đáo của Nam Cao cho thể loại truyện ngắn: “nhà văn là người đặt những
mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh văn học hiện thực, cả về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật.” (Vũ Tuấn Anh).
Tóm lại, với những đóng góp của mình, cả hai tác giả đã đem đến nhiều cách tân mới cho thể chuyện ngắn. Với những đóng góp đó đã khẳng định phong cách truyện ngắn độc đáo của mỗi nhà văn. Ngay nay đọc lại mỗi trang văn của Thạch Lam và Nam Cao ta vẫn gặp những nét trẻ trung, tươi mới phù hợp với tâm hồn và tính tình chúng ta.
“Hơn nửa thế kỉ sau, độc giả không khỏi thấy có phần nhàm chán khi đọc lại một số văn phẩm của Thạch Lam” “một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình và cảm giác con con nảy nở và biểu lộ
đủ ở mọi hạng người mà ông tả một cách tinh vi” [20;41]
phÇn kÕt luËn
1. Tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Phong cách nghệ thuật cá nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn học “có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách của từng nhà văn thể hiện” [12;484] . Phong cách là chỗ độc đáo của từng nhà văn, “tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” (V.Huygô). Bởi
“nghệ sĩ vốn sinh ra là để tìm cái đẹp, sáng tạo và nâng đỡ cái đẹp. Nhưng cái đẹp lại muôn hình ngàn vẻ, cho nên với mỗi người, vấn đề là tìm kiếm vẻ đẹp nào, tìm kiếm ở
đâu” [18;188]. Vì thế, hiểu và nắm được khái niệm phong cách sẽ là cơ sở quan trọng để tìm hiểu tác giả, tác phẩm và toàn bộ nền văn học.
2. Trong nghiên cứu văn học, khái niệm phong cách nghệ thuật là một khái niệm rộng, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Tuy nhiên, thông qua việc trình bày tóm tắt các quan niệm về phong cách theo hướng tiếp cận của viện sĩ M.B.Khrapchencô trong công trình “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học” là một hướng tiếp cận đúng đắn, mang tính khoa học và tiến bộ nhất hiện nay.Tác giả đã chỉ ra bảy yếu tố biểu hiện phong cách (hệ thống các thủ pháp nhằm “thu hút” và “thuyết phục” độc giả, chức năng hình thành cấu trúc bên trong; hệ thống giọng
điệu; kết cấu không gian- thời gian; tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ; cách nhìn nhận mới về con người và màu sắc mới cho thể văn).
3. Dựa trên những quan niệm về phong cách nghệ thuật cá nhân nhà văn của viện sĩ M.B.Khrapchencô, người viết tập trung tìm hiểu phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận nhằm khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng của nhà văn trong nền văn học hiện đại.
Trên cơ sở đó, góp phần xác lập thêm một hớng tiếp cận đúng đắn khi nghiên cứu vấn đề phong cách nghệ thuật nhà văn trong văn chương. Đồng thời tác giả khoá luận cũng tiến hành so sánh kép, nhằm tìm ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật nhà văn Thạch Lam. Trước hết việc so sánh được tiến hành ngay trong cùng tác giả Thạch Lam ở hai
nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ và người đàn ông tự ý thức về thân phận. Sau đó, tiến hành so sánh với Nam Cao trong nhóm tác phẩm tương ứng.
Từ việc tìm hiểu, so sánh, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
3.1. Về các thủ pháp nghệ thuật “thu hút ” và “thuyết phục” độc giả, Thạch Lam
đã có những sáng tạo độc đáo. Bằng các thủ pháp nghệ thuật quan trọng (thủ pháp “miêu tả thiên nhiên nhằm khám phá tâm lí nhân vật”, thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh, thủ pháp khắc hoạ “những trạng thái cảm xúc”, sự tổng hợp các biện pháp nghệ thuật).
Tác giả đã thể hiện được quá trình tự ý thức về thân phận của người phụ nữ. Nếu như
Nam Cao diễn tả sâu sắc những diễn biến tâm lí tinh tế, phức tạp thì “Chiếc máy phát năng lượng thẩm mĩ” của Thạch Lam ngoài việc diễn tả thân phận người phụ nữ còn thể hiện các trạng thái cảm xúc bên trong tâm hồn nhân vật.
3.2. Về mặt cấu trúc bên trong nhóm truyện ngắn của Thạch Lam có một cấu trúc chặt chẽ, logic, thể hiện qua tính hoàn chỉnh bên trong ở bốn cấp độ (Cấp độ chi tiết- hành động; cấp độ nhân vật; cấp độ tác phẩm và nhóm tác phẩm). Nhưng nếu nhân vật Nam Cao hiện lên chân thực cả hình thức bên ngoài và đời sống nội tâm thì nhân vật của Thạch Lam là kiểu nhân vật tâm lí với những trạng thái tình cảm phong phú.
3.3. Hệ thống giọng điệu, trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, nổi bật lên là giọng điệu cảm thương đóng vai trò chủ đạo, giọng điệu ấm áp, gần gũi với
đời thường. Ngược lại, giọng điệu của Nam Cao đợc xây dựng trên giọng điệu phức hợp bi- hài là chủ yếu.Như vậy có thể thấy giọng điệu Thạch Lam “bao giờ cũng thủ thỉ, nhẹ nhàng, đôi khi gần như thì thầm” dù nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào.
3.4. Về kết cấu không gian – thời gian, nếu như Nam Cao chủ yếu xây dựng một không gian –thời gian thể hiện cuộc sống nhân vật thì Thạch Lam lại sáng tạo kiểu không gian- thời gian riêng biệt để tăng thêm bi kịch tự ý thức về thân phận của các nhân vật. Hơn nữa, trong nhóm tác phẩm của Thạch Lam, không gian và thời gian gắn bó chặt chẽ với nhau “giúp nhà văn lí giải một cách biện chứng quá trình phát triển tính cách nhân vật, đưa ông lên địa vị nổi bật nhất của nhóm Tự Lực văn đoàn”[3;97].
3.5. Về tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật, nếu như ngôn ngữ
Thạch Lam là ngôn ngữ diễn tả cảm xúc, cảm giác, tâm trạng, đặc biệt là ngôn ngữ
truyền cảm giàu hình ảnh “trở thành trạng thái, tín hiệu sống”(Nguyễn Thành Thi).
Trong khi đó, ngôn ngữ Nam Cao giản dị, tự nhiên, gần với ngôn ngữ đời sống hiện thực
“thật vô cùng hấp dẫn, không thể lẫn với bất kì nhà văn nào”(Phan Diềm Phương).
3.6. Cách nhìn nhận mới về con người. Trong nhóm tác phẩm đã dẫn của Thạch Lam, cái nhìn cách tân của nhà văn thể hiện tập trung vào việc lí giải sự tự ý thức về thân phận của người phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cách lý giải khác nhau. Nếu Nam Cao cho rằng sự tự ý thức về thân phận là do hoàn cảnh thì Thạch Lam bên cạnh nguyên nhân đó còn là do cách cư xử của những người thân trong gia đình.
3.7. Về màu sắc mới của thể văn, Cả hai nhà văn đều có những đóng góp mang
đến màu sắc mới cho thể loại truyện ngắn. Nam Cao tạo ra giọng văn chậm rãi và nhất là việc “ dồn chất tiểu thuyết vào truyện ngắn”. Thạch Lam đã tạo ra một giọng điệu riêng cho thể loại “truyện ngắn trữ tình”.
Từ sự so sánh trên chúng tôi nhận thấy : Thạch Lam và Nam Cao là hai tác giả
xuất sắc thuộc dòng Văn học 1930-1945, nhưng nếu Nam Cao đi sâu vào tâm lí bên trong nhân vật thì Thạch Lam lại đi sâu vào miêu tả trạng thái cảm xúc, cảm giác. Đây là
đặc điểm cơ bản để phân biệt hai nhà văn với hai dòng phong cách độc đáo.
Có thể khẳng định rằng : việc nghiên cứu phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn nhưng cũng đầy khó khăn. Chính vì vậy, trong khoá luận này người viết sẽ còn nhiều thiếu xót và hạn chế nhất định. Do vậy, chúng tôi mong muốn
được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng tất cả các bạn để chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về nhà văn Thạch Lam.