Chương 2. Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam
2.2. Phong cách – tính cấu trúc của một kiểu “ sinh thể nghệ thuật”
Viện sĩ M.B.Khrapchencô đã khẳng định: “Phong cách thực hiện một chức năng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc bên trong của những hiện ưtợng văn học”
[8;281]. Mặt khác tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ hoàn chỉnh trở thành một “sinh thể nghệ thuật” thì “Nguyện vọng tha thiết của người nghệ sĩ nhằm đạt tới tác động thẩm mĩ cao nhất thể hiện rõ rệt trong sự hoàn chỉnh bên trong của tác phẩm nghệ thuật ấy”
[8;278].
Cấu trúc tác phẩm là “tổ chức nội tại mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào đó sẽ kéo theo sự biến đổi của một vài yếu tố khác”
[22;51]. Tính cấu trúc tác phẩm thể hiện ở bốn cấp độ: Cấp độ chi tiết, hành động; cấp
độ nhân vật; cấp độ tác phẩm và cấp độ nhóm tác phẩm.
2.2.1. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ chi tiết, hành động.
Sự hoàn chỉnh ở cấp độ chi tiết, hành động là việc tác giả có khả năng đa ra được những lý do thuyết phục, lý giải cho sự hợp lí của hành động mà nhân vật thể hiện.
Trong nhóm tác phẩm đã dẫn, Thạch Lam rất chú ý tới tính hợp lí ở mỗi hành động dù là nhỏ nhất. “Những cái tồn tại trong tác phẩm, phụ thuộc vào sự khai thác hình tượng với tính cách và cá tính nhân vật qua mỗi hành động của chúng” [5;90]
Trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” một loạt các hành động quan trọng đều tập trung vào nhân vật trung tâm. Chẳng hạn như hành động bác Lê sang nhà ông Bá xin gạo cho thấy sự nghèo đói đến kiệt cùng, số phận bất lực hoàn toàn. Hay chi tiết cuối tác phẩm
“khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u (… ) không biết bao giờ dứt”, có sức ám ảnh lớn với người đọc về thân phận những con người nghèo khổ.
Với “Cô hàng xén” kết thúc tác phẩm là lúc “Tâm dấn bớc. Cái vòng đen(… ) Nàng cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối” gợi lên cho người đọc về một cảnh đời long
đong, vất vả đầy lo âu và tủi cực của người phụ nữ.
Cũng như vậy, các hành động của Huệ và Liên trong “Tối ba mơi”, khi mà hai cô
gái chuẩn bị đồ lễ để cúng giao thừa. Mặc dù rất đơn giản nhưng qua đó miền kí ức tươi
đẹp lại hiện lên với vẻ đẹp trong sáng. Chi tiết kết thúc tác phẩm “Huệ gục vào vai bạn không trả lời (…) Hai chị em nép vào nhau trong yên lặng” diễn tả thân phận bọt bèo, lênh đênh của các cô gái giang hồ. Số phận của họ sẽ chìm trong cái vòng xoáy đó - vòng xoáy cuộc đời “ là cả một nỗi quặn thắt của những giọt nước mắt muốn nén lại nhưng vẫn không thể lặn vào trong của chính nhân vật...” [10;16]
Đặc biệt, trong tác phẩm “Hai lần chết”, hành động nhảy xuống sông tự tử của Dung do “Nghĩ đến những lời đay nghiến (…) Dung thấy lạnh cả người như bị sốt”.
Điều đó đã cho thấy sự ý thức về thân phận của mình một cách rõ ràng. Đồng thời nó là kết cục tất yếu về số phận nàng.
Nh vậy, qua nhóm truyện đã dẫn, hành động của các nhân vật trung tâm đều diễn ra trên cơ sở tự nhận thức và tự ý thức. Do đó, với việc xây dựng tính hoàn chỉnh ở cấp
độ chi tiết, hành động, nhà văn đã tạo ra bước chuyển mới trong việc xây dựng tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật, “Thạch Lam thường chú ý tới những cảnh ngộ khác nhau, với những tâm t tình cảm, cảm xúc, cảm giác nổi đậm” [6;115].
2.2.2. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật.
Mỗi nhân vật được hoàn chỉnh khi ở nhân vật có sự thống nhất chặt chẽ giữa chiều sâu tâm hồn tính cách và hành động, cử chỉ. Nghĩa là, hành động, cử chỉ nào đó có thể lý giải bằng nét tính cách tương ứng. Bởi mỗi nhân vật được coi là một chỉnh thể năng động, có khả năng tự vận động, tự đi lên. Vì thế nhân vật nh một dòng chảy
“ngầm” vận động từ từ hợp lí. “Nhân vật Thạch Lam trong những truyện ngắn hay nhất
đều có cảnh ngộ, có tâm trạng và tính cách điển hình” [10;17]
2.2.2.1. Trớc hết, trong nhóm tác phẩm đã dẫn, các nhân vật hiện lên là những con người hớng nội. Điều đó biểu hiện khi nhà văn cảm nhận và miêu tả “tỷ mỉ” và “sâu sắc” những biến thái tinh vi trong tâm trạng con người. Để từ đó họ tự ý thức về thân phận, cuộc đời mình.
Trong tác phẩm “Nhà mẹ Lê” bao trùm toàn truyện là những băn khoăn, lo lắng ở người mẹ nghèo biết lấy gì chăm sóc đàn con mình, để chúng không phải chết đói.
Trong cơn mê sảng trước khi qua đời bác đã ý thức được rằng: “Từ lúc còn bé đến…chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn” và tiếng kêu cứu của Bác “Trời ơi ! …” là tiếng kêu cứu đời, cũng là sự ý thức về nỗi bất hạnh của cuộc đời mình.
Hay Tâm trong “Cô hàng xén” cũng vậy, nàng vất vả, lo toan chăm sóc cho cả hai gia đình, không khi nào cô nghĩ cho bản thân mình. “Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc
đời nàng…ngày nọ dệt ngày kia nh tấm vải thô sơ”. Mặc đù đã ý thức về thân phận, nhưng cô không có hành động để thay đổi mà cứ âm thầm lặng lẽ cam chịu.
ở một cảnh đời khác, Dung trong “Hai lần chết” cũng lo sợ khi phải trở về nhà chồng, lại bắt đầu cuộc đời đày đoạ khổ cực sống mà như đã chết. Để rồi cô nhận ra rằng: “Lần này về nhà chồng (…) cứu vớt nàng ra nữa”,cho thấy sự đau đớn, nỗi xót xa
đã phủ đầy lên cuộc đời và số mệnh ngời phụ nữ.
Đặc biệt tính hoàn chỉnh bên trong nhân vật thể hiện rõ nhất ở Huệ và Liên “Tối ba mơi” ý thức về những tủi cực, xót xa cho thân phận của gái “làng chơi” đồng thời biểu thị một kiếp sống quẩn quanh, bế tắc không lối thoát của họ.
2.2.2.2. Tiếp theo, tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật còn thể hiện khi nhà văn miêu tả nội tâm nhân vật. Bằng việc lựa chọn, sử dụng khoảnh khắc tâm lí, tác giả đã
diễn tả sâu sắc tâm trạng con người, đồng thời thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật. Đây là yếu tố tạo nên tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật.
Đọc “Nhà mẹ Lê” số phận bác Lê đợc giải thích thông qua việc trả lời các câu hỏi: Tại sao bác Lê lại khổ như vậy? Nếu bác có việc để làm thì sẽ ra sao? Nếu bác không đi đến nhà ông Bá xin gạo thì đàn con bác có bị bơ vơ không? Còn Huệ và Liên trong “Tối ba mơi” thì được nhà văn chú ý khai thác ở đời sống nội tâm trong khoảnh
khắc một đêm giao thừa. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, mỗi người đều có ớc mơ riêng cho mình với hi vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
2.2.3. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ tác phẩm.
Có thể khẳng định rằng, tính hoàn chỉnh bên trong của mỗi tác phẩm là sự kết hợp giữa tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật và cấp độ chi tiết hành động. Tính hoàn chỉnh đó được lí giải “như là sự miêu tả sinh động các hiện tượng của thế giới đối tượng hay vật thể những cái tạo thành môi trường tự nhiên – xã hội bao quanh nhân” [5;232].
Nó chính là phương tiện cơ bản tất yếu của khái quát nghệ thuật, đảm nhậm các chức năng đa dạng: bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
2.2.3.1. Xét ở cấp độ tác phẩm, “cấu trúc bên trong” thể hiện khi xem xét các nhân vật trong các mối liên quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm. Bởi “phong cách thuyết phục bằng đặc điểm tính cách con người”. Chẳng hạn “Nhà mẹ Lê” là mối quan hệ giữa mẹ và con, giữa những người cùng cảnh ngộ. Bác Lê là người mẹ của một bầy con nhỏ, cả đời chỉ phải lo nghĩ kế mưu sinh để nuôi đàn con mình. Đến cô Tâm
“Cô hàng xén” là mối quan hệ giữa mẹ – con; anh - chị em; vợ – chồng. Nàng là người con gái cả trong gia đình phải lo toan chạy chợ để có tiền phụ giúp cho các em ăn học.
Khi lấy chồng, Tâm còn phải chăm sóc gia đình chồng nữa. ở một cảnh ngộ khác, cô
Dung trong “Hai lần chết” là mối quan hệ giữa vợ- chồng; mẹ chồng - nàng dâu. Cuộc sống làm dâu cơ cực, nàng không chỉ vất vả về thể chất mà còn bị đè nén về tinh thần.
Dung sống mà như đã chết.
Như vậy, đặt nhân vật trong các mối quan hệ sẽ làm nổi bật số phận và tính cách của họ. Tất cả đều mang nét tính chung đó là: sự tần tảo, chịu thương chịu khó, đức tính hi sinh hết lòng vì gia đình.
2.2.3.2. Bên cạnh đó, tính hoàn chỉnh ở cấp độ tác phẩm còn thể hiện khi nhà văn
đặt nhân vật trong mối quan hệ với môi trường và hoàn cảnh sống để làm nổi bật sự tự ý thức về thân phận của họ.
Đọc “Nhà mẹ Lê” chúng ta cảm thương cho số phận bác Lê. Chồng chết, đông con, gia đình nghèo túng, chỗ ở lụp xụp, tăm tối. Cả cuộc đời bươn trải để kiếm kế sinh
nhai. Còn trong “Cô hàng xén”, Tâm cũng có một gia đình, có bố mẹ, các em. Nhưng sống trong cảnh làng quê nghèo khó, quanh năm phải chạy chợ kiếm sống “với gánh hàng xén trên vai”. Đến cô Dung “Hai lần chết”, nàng bị ép gả phải sống trong sự hành hạ của chồng và mẹ chồng. Trong cuộc sống đau khổ đó, cô muốn chết mà đâu có được.
Nhưng Huệ và Liên trong “Tối ba mơi” lại bất hạnh bởi thân phận lạc loài, sống trong căn nhà săm ẩm thấp, tồi tàn, cuộc sống kéo dài trong sự mòn mỏi, bất lực. Đó là bi kịch của những người phụ nữ khi họ ý thức về thân phận mình.
Có thể nói, qua việc khảo sát tính hoàn chỉnh ở cấp độ tác phẩm qua nhóm tác phẩm đã dẫn ta thấy, Thạch Lam rất thành công khi đi vào từng ngõ ngách của đời sống nội tâm nhân vật qua đó thấy được cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn, “tấm lòng xót thương, trân trọng, tin yêu của ông như man mác trải trên từng trang sách nhỏ. Và lòng
ông se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ nâng đỡ, an ủi những người cùng khổ” [24;16]
2.2.4. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhóm tác phẩm.
Dựa trên tính hoàn chỉnh bên trong ở các cấp độ ( cấp độ chi tiết hành động, cấp
độ nhân vật, cấp độ tác phẩm). Chúng ta nhận thấy, trong nhóm tác phẩm đã dẫn là những sáng tác có cùng một kiểu hoàn chỉnh, cùng thuộc vào một dòng phong cách lớn của Thạch Lam - đó là hình tượng người phụ nữ tự ý thức về thân phận mình. Sự thống nhất đó là phương thức biểu hiện tính hoàn chỉnh của nhóm tác phẩm đa ra khảo sát.
Mỗi một nhân vật có số phận và cuộc đời riêng, bác Lê “Nhà mẹ Lê” chồng mất sớm phải vất vả, lo toan cho cuộc sống mưu sinh, cô Tâm “Cô hàng xén” chật vật lo cho gia đình, chồng con các em có cơm ăn, áo mặc. Còn cô Dung “Hai lần chết” là số phận của sự ép gả, bị mẹ chồng hành hạ phải tìm đến cái chết; cô Huệ, cô Liên “Tối ba mơi”
là số phận của những cô gái giang hồ, sống bơ vơ giữa chốn đô thành. Đó là những số phận riêng mà mỗi người phụ nữ phải chịu đựng. ở đó, nhà văn như hoá thân vào cuộc
đời họ để cảm thông, thấu hiểu cho những số phận ấy.
Tóm lại, ở yếu tố thứ hai này, việc tổ chức chặt chẽ các cấp độ từ chi tiết hành
động đến nhóm tác phẩm đã mang đến “tính chỉnh thể nghệ thuật” trong từng truyện
ngắn của Thạch Lam. Nhân vật nữ của ông là nhân vật mang tính cách – số phận, luôn toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ đời thường hiền dịu, chịu thương chịu khó.