Chương 2. Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam
2.4. Phong cách là kiểu kết hợp giữa không gian và thời gian nghệ thuật mang màu sắc riêng
Theo Khrapchencô: “Tính xác định về chất của phong cách cá nhân biểu hiện rõ trong thủ pháp và những phương thức kết cấu của tác phẩm văn học, trong cách cấu tạo: Xét trên phương diện vai trò chức năng của nó trong hệ thống phong cách – có thể xác định như là tổ chức không gian và thời gian” [8;302]. Trong nhóm tác phẩm trên, nhà văn tập trung đi sâu vào khai thác những kiểu không gian và thời gian tiêu biểu sau:
2.4.1. Không gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [22;160]. Mặt khác, nó là “một mặt quan trọng để nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật về con người” [18;251]. Nói cách khác,bản chất của không gian tức là bản chất của xung đột, nếu xung đột càng phức tạp, liên quan nhiều loại người khác nhau thì không gian rộng hơn và ngược lại. Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận của mình trong đó. Trong nhóm tác phẩm đã dẫn không gian, được biểu hiện ở những mặt sau:
2.4.1.1. Không gian hiện thực.
Không gian hiện thực là không gian mà nhân vật hoạt động và sinh sống hàng ngày, là cái có tính cấu trúc và có đặc điểm đồng hiện tất cả các bộ phận. Thạch Lam
quan niệm: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm tới cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật” [6;94]. Ví như, không gian của một xóm chợ nghèo lụp xụp tăm tối “Nhà mẹ Lê”. Cả dãy phố chợ đều nghèo khổ: “Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh thấp xuống gần đến thềm (...) bác Lê sống với mười một người con trong căn nhà rộng độ bằng hai chiếc chiếu (...) chó con lúc nhúc”. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, lam lũ suốt cả ngày mà không nuôi đủ những đứa con mình.
Hay không gian chợ phiên quê quen thuộc trong “Cô hàng xén”, tưởng như đông vui, nhưng nó lại càng làm tăng vẻ buồn bã bởi điệp khúc sáng đi, tối về “Chợ mỗi lúc một ồn ào… Tâm như lịm đi”.
Ngoài ra, đó còn là không gian chật hẹp của một căn nhà săm trong “Tối ba mơi”.
Một căn phòng “tồi tàn”, “bẩn thỉu” đã tạo cảm giác xót thương cho nhân vật. Đó là những dòng lệ chua xót, buồn tủi cho tấm thân lạc loài của họ.
Như vậy, có thể thấy, hầu hết các truyện ngắn Thạch Lam đều sử dụng không gian hiện thực hàng ngày “làm môi trường cho nhân vật hoạt động, nó đợc bó hẹp trong không gian đời tư, không gian cá nhân, chứ không phải không gian xã hội rộng lớn”
[3;96], chính kiểu không gian này là cơ sở để nhân vật bộc lộ “thân phận của cuộc đời”
mình. Từ đó, nhà văn hình thành kiểu không gian “vòng đời – số phận”.
2.4.1.2. Không gian “vòng đời - số phận”.
Trong cái phông của không gian hiện thực, người đọc thấy được cuộc đời, số phận của người phụ nữ. Mỗi nhân vật với thân phận, cảnh đời khác nhau. Chẳng hạn, trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”, nhà văn đã miêu tả một vòng đời, số phận bác Lê, khi bác qua
đời thì đàn con của bác sẽ ra sao, “qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con bác Lê ngồi ở vỉa hè (...) cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ dứt”. Bên cạnh
đó, không gian kết thúc truyện ngắn “Cô hàng xén” là “Tâm dấn bớc (...) nàng cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối”. Đó chính là một vòng đời thân phận của Tâm, ý thức về cuộc sống và thân phận mình nhưng lại lầm lũi cam chịu. ở truyện ngắn “Tối ba mơi” kết thúc tác phẩm là tiếng pháo giao thừa trong đêm ba mơi cũng chính là vòng đời - số
phận của Huệ và Liên, hết ngày này qua ngày khác, năm nay qua năm khác cuộc sống giang hồ cứ đeo đuổi với họ.
Vậy là, mỗi tác phẩm kết thúc nhưng cái không gian vòng đời số phận không vì
thế mà khép lại. Hơn thế, nó còn tiếp tục diễn ra như một định mệnh, một nỗi ám ảnh về thân phận con người.
2.4.1.3. Không gian bóng tối.
“Không gian bóng tối là một không gian nhỏ nằm trong không gian hiện thực”.
Đây là kiểu không gian đặc thù để Thạch Lam miêu tả những kiếp sống nghèo khổ cơ
cực bế tắc. Đặt nhân vật trong kiểu không gian bóng tối, mênh mông của màn đêm, nhà văn nhằm khơi sâu những cảm xúc, cảm giác trong tâm trạng những số phận bất hạnh.
Ví như trong truyện ngắn “Cô hàng xén” bóng tối đã bao phủ mọi cảnh vật “qua cái cổng gạch cũ(...) ngõ tối hơn đất mấp mô vì trâu bước” và “ truớc đình sân gạch rộng
đầy bóng tối và yên lặng”. Cho đến kết thúc tác phẩm “Tâm dấn bước cái rặng tre(...) Nàng cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối”. Tất cả làm nổi bật lên cuộc sống cơ cực, vất vả
của người phụ nữ. Đến truyện ngắn “Tối ba mươi”, đó là “Tiếng pháo giao thừa lặng lẽ nổi vang gần đấy rồi từ nhà nọ sang nhà kia lan rộng mãi vào đêm tối”. Trong không gian đó, thân phận của Huệ và Liên hiện ra rõ nét hơn bao giờ hết. Đó là số phận của một kiếp “sống mòn”.
Như vậy, việc sử dụng rất “đắc địa” những khoảng không gian bóng tối, tác giả
đã tô đậm thêm thân phận của những người phụ nữ trong cuộc sống. Nó biểu hiện ngòi bút sắc sảo tinh tế trong phong cách truyện ngắn Thạch Lam.
2.4.1.4. Không gian bi kịch sau bi kịch.
Đây là kiểu không gian đặc sắc qua nhóm tác phẩm đã dẫn. Không gian ấy là những cảnh đời, số phận bất hạnh khi đã rơi vào bi kịch rồi họ lại rơi vào bi kịch khác
“nó như sự kéo dài, sự giãn ra một cách chậm chạp, nặng nề, kéo lê kiếp đời đau khổ của con người dưới xã hội cũ, đặc biệt là người phụ nữ” [3;100]. Chẳng hạn, bác Lê qua
đời, đàn con của bác sẽ sống ra sao, bị đói khát, sống dở chết dở, “những người còn sống mà cái nghèo cứ đeo đuổi mãi không biết bao giờ dứt” (Nhà mẹ Lê); cuộc đời của Dung
trong “Hai lần chết” cũng vậy, khi cô quyết định tự tử để mong được giải thoát, nhưng
đâu có được “Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình...ai cứu vớt được nữa” đây là bi kịch của bi kịch cho thân phận người phụ nữ. Hay cô Tâm trong “Cô hàng xén” với cuộc sống khó khăn lại phải kiếm tiền để cho em ăn học và phải gánh vác gia đình nhà chồng, “Tâm nhớ lại những lời dằn vặt của mẹ chồng và những câu giận giữ của Bài mỗi khi hỏi không có tiền”.
Như thế, không gian bi kịch sau bi kịch là một kết quả tất yếu về số phận nhân vật. Chính không gian ấy làm cho cuộc sống của họ rơi vào sự mòn mỏi, tuyệt vọng không lối thoát.
2.4.2. Thời gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà con người tự cảm thấy sự sống của mình ở
đó. Nó gắn liền với sự biến đổi về tâm trạng, cảm xúc, các sự kiện, biến cố ở cốt truyện, nói cách khác đi nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của quá trình giải quyết mâu thuẫn xung
đột. Theo ý kiến của M.B.Khrapchencô: “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới” [9;272]. Qua nhóm tác phẩm đã dẫn, Thạch Lam đã tổ chức hai loại kiểu thời gian là: Thời gian hồi tưởng và thời gian tâm trạng.
2.4.2.1. Thời gian hồi tưởng.
Thời gian hồi tưởng thường gắn liền với quá khứ. Theo tác giả Hồ Thế Hà “Thời gian hồi tưởng được Thạch Lam sử dụng như một yếu tố của thời gian nghệ thuật - thời gian quá khứ hồi tưởng lại, bao giờ cũng đợc huyền thoại hoá bởi những ngọt ngào, ấm
áp. Nhưng với Thạch Lam, thời gian như người bạn đường của đau khổ. Nhớ lại, hồi tưởng lại chỉ làm tăng thêm nỗi đau khổ trong hiện tại”.
Trong “Nhà mẹ Lê” là thời gian lúc bác Lê trong cơn mê sảng, Bác nhớ lại “Cuộc
đời mình từ lúc bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày... mua cho chúng”. Sự hồi tưởng lại chuỗi ngày đã qua cũng là lúc bác tự ý được thân phận mình. Thân phận của một phụ nữ
nghèo khổ, xót xa, tủi cực. Cũng như thế, trong “Cô hàng xén” thời gian hồi tưởng được
Tâm nhớ lại khi cô “ tơ tưởng mãi đến người con trai ấy(…) không biết nàng còn tần tảo mãi để kiếm tiền mua giấy bút cho chúng ăn học không.” Và cả khi làm ăn khó khăn, trên đường về nhà cô “nhớ lại những lời dằn vặt của mẹ chồng và những câu giận dữ của Bài mỗi khi hỏi không có tiền…”.
Tuy nhiên, trong truyện ngắn “Tối ba mươi” thời gian hồi tưởng về những kỷ niệm ngọt ngào ấm áp. Đó là “Huệ tưởng nhớ đến căn nhà… của gia đình.” Huệ “nhớ
đến cuộc đời mình lúc còn trẻ… hoa đào nở trước vờn.” Qua dòng đây người đọc tưởng như mọi mất mát, đau thương sẽ giảm đi mà ngược lại càng tăng thêm sự cô đơn, tủi nhục của những cô gái giang hồ.
Vậy là, việc sử dụng linh hoạt kiểu thời gian hồi tưởng, nhà văn đã khắc hoạ đậm nét hơn bi kịch tự ý thức về thân phận của những người phụ nữ. Những tâm hồn ấy khan hiếm một ước mơ tươi sáng về tương lai bởi lúc nào họ cũng phải xoay vần với cơm áo, phải chống chọi với ốm đau, bệnh tật và sự cô đơn. Đồng thời, góp phần thể hiện sự độc
đáo phong cách nhà văn.
2.4.2.2. Thời gian tâm trạng.
Hầu hết trong các truyện ngắn của Thạch Lam là thời gian của những diễn biến tâm trạng, chính thời gian nghệ thuật này đã “gợi nên trong lòng người đọc tỉnh cảm thương xót và phần nào thái độ bất bình trước những bất công đè nặng lên số phận khốn của người nghèo” [9;437]. Trong nhóm tác phẩm đã dẫn, kiểu thời gian này biểu hiện qua những nhân vật trung tâm. Chẳng hạn ở “Nhà mẹ Lê” thời gian tâm trạng biểu hiện trong khoảnh khắc lúc bác Lê trong cơn mê sảng. Đấy là lúc tâm trạng bác bị giằng xé
đau đớn giữa hiện tại và quá khứ, đến “Cô hàng xén” thì thời gian tâm trạng được biểu hiện ngay trong những lo âu và bước đi mệt mỏi của cô Tâm trên đường trở về nhà sau mỗi phiên chợ và khi cô về nhà chồng. Còn trong truyện ngắn “Hai lần chết” là tâm trạng khắc khoải, lo âu của Dung. Trước khi về nhà chồng: “nàng mới hẳn là chết đuối”, cô thấy “một cảm giác chán nản và lạnh lẽo”. Đặc biệt là tâm trạng của Huệ và Liên trong “Tối ba mươi” khi mà mọi gia đình sum họp đầm ấm thì chỉ có hai chị em cô đơn trong căn nhà tồi tàn. “Huệ gục xuống vai bạn (...) Hai chị em nép vào nhau, yên lặng”.
Như vậy, xây dựng kiểu thời gian tâm trạng, Thạch Lam như cứa vào lòng người
đọc những tiếng kêu cứu đời. Hãy cứu lấy những số phận bất hạnh và hãy chia sẻ những tình cảm ấm áp đến với họ. Có thể nói, đây là kiểu thời gian đặc trưng trong phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có hình tượng người phụ nữ tự ý thức về th©n phËn.
2.4.3. Không gian hoà quyện thời gian và sắc màu của nó.
Thạch Lam đã rất khéo léo và tài tình kết hợp nhuần nhuyễn một khoảng không gian nhỏ hẹp hoà quyện với khoảng thời gian tương ứng nhằm diễn tả sâu sắc, tỉ mỉ, những trạng thái cảm giác, cảm xúc con người. Với kiểu không gian này, nhà văn đã lí giải thân phận và nỗi bất hạnh trong nhân vật “chính kiểu không gian này giúp nhà văn lý giải một cách biện chứng quá trình phát triển tính cách nhân vật và biểu hiện tập trung tư tưởng của mình” [3;97]. Đó là không gian chật hẹp của một căn nhà săm tăm tối bẩn thỉu, ẩm thấp được đặt trong khoảng thời gian đặc biệt là đêm ba mươi. Làm cho Huệ và Liên càng thêm nhớ đến người thân của mình (Tối ba mơi). Hay là không gian náo nhiệt của buổi chợ mà ngày nào cũng chứng kiến “với những khoảng tối mênh mông thăm thẳm ấy” (Cô hàng xén), như hé mở ra một cảnh đời, một thân phận vất vả tủi cực.
Như vậy, qua khảo sát ta thấy, mỗi kiểu không gian đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình tượng nhân vật, đặc biệt là thế giới tâm hồn, cảm giác, cảm xúc.
Tất cả đã hợp lại thành hệ thống không gian nghệ thuật riêng biệt để nhà văn miêu tả
thân phận của những người phụ nữ bất hạnh. Bởi theo viện sĩ M.B.Khrapchencô: “Cần nhấn mạnh rằng những giải pháp không gian tuyệt nhiên không giới hạn xung quanh.
Những giải pháp ấy gắn liền mật thiết với những nhân tố biểu cảm của tác phẩm nghệ thuËt” [3;99].