CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH KINH ĐÔ
2.1. S Ơ LƯỢC VỀ N GÂN HÀNG VPB ANK CN K INH Đ Ô
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Tên viết tắt: VPBank
Đến tháng 8 năm 2020 là tròn 27 năm kể từ ngày NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập. Với mạng lưới phòng giao dịch, chi nhánh phủ rộng khắp Việt Nam và đội ngũ gần 30.000 nhân viên VPBank hiện đang là một cái tên nổi bật trong bản đồ ngân hàng thương mại nước nhà. Tính đến hết năm 2019, VPBank đã đạt được mức tăng trưởng kỉ lục 12,4% so với 2018, tổng doanh thu đạt được là gần 37.000 tỷ đồng tăng 20,4% so với thời điểm cùng kỳ. Với chíến lược tăng trưởng mạnh mẽ từ khi thành lập, VPBank đã không ngừng nâng cao vị thế của mình, đến năm 2017 VPBank đã được công nhận là một trong bốn NHTM CP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Không những thế, cùng năm 2017 VPBank được The ASIAN Banker xếp hạng vào top 100 NHTM bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương. Những dấu mốc này không chỉ thể hiện sự cố gắng nỗ lực của VPBank mà còn khẳng định sự thành công của VPBank trong việc xây dựng cho mình một hướng phát triển với một tầm nhìn đúng đắn.
VPBank đã thực hiện tiên phong trong việc thâm nhập thị trường ngách của thị trường tín dụng tiêu dùng, bởi NH nhận định rằng cơ cấu nền kinh tế của nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, đây sẽ là một thị trường tiềm năng đầy màu mỡ. Chính vì thế mà chiến lược trong những năm gần đây của VPBank chính là bao gồm các hoạt động chủ yếu sau :
- Phát triển hữu cơ tập trung vào KHCN và Micro SME (doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ)
- Tăng trưởng đẩy mạnh khai thác thị trường tín dụng tiêu dùng - Củng cố, hoàn thiện hệ thống nhân sự, vận hành.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank 2.1.2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh VPBank
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng VPBank giai đoạn 2016 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019
Thực hiện
% so với 2016
Thực hiện
% so với 2017
Thực hiện
% so với 2018 Dư nợ cấp tín
dụng
158.696 196.673 24% 230.790 17.3% 271.407 17,6%
Huy động khách hàng
(Gồm Phát hành giấy tờ có giá)
172.438 199.655 16% 219.509 9.9% 271.549 23,7%
Tổng tài sản 228.771 277.752 21% 323.291 16.4% 377.214 16,7%
Lợi nhuận trước thuế
4.929 8.130 65% 9.199 13.1% 10.334 12,3%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017, 2018, 2019)
Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy được điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của VPBank đó chính là lợi nhuận trước thuế năm 2017 của VPBank tăng tới 65% so với năm liền kề trước đó, từ đó đến nay lợi nhuận trước thuế của VPBank vẫn tăng trưởng ở mức ổn định ~ 12- 13% mỗi năm. Đặc biệt kết thúc năm 2019 VPBank đã gia nhập câu lạc bộ 10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế với mức huy động khách hàng vượt trội 23,7% so với năm trước. Nhờ tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu nên VPBank đã xuất sắc dành được Top 1 Tổng thu nhập hoạt động trong số các NH TMCP tư nhân cùng với các chỉ số lợi nhuận cao.
2.1.2.2 Giới thiệu chung về NH VPBank CN Kinh Đô
Bảng 2.2 Thông tin chung về VPBank chi nhánh Kinh Đô Địa chỉ chi nhánh Số 292 đường Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Thông tin
liên lạc
Tel: 024 3537 8701
Website: www.vpbank.com.vn
Mã số thuế 0100233583
Logo công ty
Ngành nghề kinh doanh
Dịch vụ đầu tư Quản lý tài sản Bảo hiểm
Huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng Sử dụng vốn bằng VNĐ và ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (Nguồn: VPBank, 2020)
Ngày 18/7/2008 VPBank chi nhánh Kinh Đô tại địa chỉ 292 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội được thành lập nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập NH TMCP VPBank (12/8/1993 – 12/8/2008). Chi nhánh Kinh đô là chi nhánh cấp 1 cũng như là một trong năm trung tâm lợi nhuận lớn nhất của VPBank. Với mạng lưới quản lý lên đến 10 phòng giao dịch, VPBank luôn khẳng định vị trí của mình thông qua việc hoàn thành tốt từng mục tiêu mà Hội Sở đề ra.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Kinh Đô a) Sơ đồ bộ máy quản lý
Hình 2.1 Bộ máy quản lý của VPBank CN Kinh Đô Ban giám
đốc Phòng
DVKH Phòng
KHDN Phòng
KHCN Phòng NQ- HC
b) Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốcChỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh đồng thời lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu do Hội sở bàn giao (VPBank, 2020).
Phòng dịch vụ khách hàng (DVKH): Nhân viên phòng DVKH có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng cũng như thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các dịch vụ, sản phẩm của NH.
Phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN):Chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến các sản phẩm của ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Phòng khách hàng cá nhân (KHCN):Chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến các sản phẩm của ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân.
Phòng ngân quỹ - hành chính (NQ - HC): Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, lập báo cáo trước Giám đốc, Hội sở chính, đồng thời tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý và hạch toán tài chính tại chi nhánh.