Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long (Trang 26 - 36)

2.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại

2.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Theo như tác giả Lê Thị Xuân (2016, 9-240), những nội dung chính trong phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:

a. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh

*Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: là vấn đề mà nhà phân tích cần hiểu rõ trước khi đi vào phân tích cụ thể tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích ngành kinh doanh được thể hiện chủ yếu qua mô hình

“5 lực lượng” bao gồm: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại, mối đe dọa từ các doanh nghiệp mới gia nhập, sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, sức mạnh đàm phán của người mua và sức mạnh đàm phán của người bán. Đối với phân tích chiến lược kinh doanh, nhìn chung, có hai chiến lược cạnh tranh chủ đạo mà các công ty hay sử dụng là chiến lược dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hóa.

*Phân tích khái quát kết quả kinh doanh: sau khi thực hiện xong việc phân tích môi trường và chiến lược của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể có được cái nhìn tổng quát về thay đổi trong doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong bản thân doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh thông BCKQHĐKD dạng so sánh.

- BCKQHĐKD dạng so sánh ngang: thể hiện sự thay đổi trong các khoản mục trong kết quả kinh doanh về cả số tương đối lẫn số tuyệt đối. Nó không chỉ thể hiện số liệu trong một năm mà còn cung cấp thông tin để nghiên cứu xu hướng kinh doanh trong thời gian dài.

+ Nhà phân tích cần phải xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu trong mối tương quan hoặc độc lập với nhau để xem sự thay đổi là tích cực hay tiêu cực và nguyên nhân tại sao lại có sự thay đổi đó. Chẳng hạn như giá vốn hàng bán không nên tăng nhanh hơn doanh thu thuần, chi phí bán hàng có liên quan đến sản lượng tiêu thụ nhiều hơn chi phí quản lý doanh nghiệp…

+ Ngoài ra, báo cáo dưới dạng khuynh hướng bằng cách chọn một năm làm cơ sở so sánh cũng có thể giúp nhà phân tích biết được xu hướng thay đổi trong hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty qua nhiều năm liên tiếp. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý loại bỏ tác động của yếu tố giá cả tới chỉ tiêu phân tích hay cân

nhắc kỹ tới giá trị tuyệt đối của con số khi tỷ lệ khuynh hướng biểu thị một xu hướng xấu.

- Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh dọc: nếu báo cáo dạng so sánh ngang tồn tại hạn chế là không cho thấy rõ được sự thay đổi về mặt giá trị các chỉ tiêu qua các năm trong mối quan hệ với doanh thu, đặc biệt khi so sánh với trung bình ngành, thì báo cáo so sánh theo hàng dọc hay đồng quy mô có thể khắc phục được nhược điểm đó. Nó thể hiện tỷ lệ phần trăm doanh thu (thường là doanh thu thuần) đã chi cho các loại chi phí và còn lại là phần lợi nhuận.

*Phân tích một số chi tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà phân tích nên đi sâu vào những chỉ tiêu có tác động trực tiếp tới lợi nhuận thuần để có thể đánh giá chất lượng và dự báo xu hướng biến động lợi nhuận trong tương lai.

- Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: từ báo cáo so sánh ngang, nhà phân tích xem xét quy mô và tốc độ thay đổi qua thời gian của doanh thu thuần. DTT giảm có ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính của DN, nhưng DTT tăng cần phải xem xét nguyên nhân tăng và đặt trong kế hoạch đề ra cũng như tăng trưởng trung bình ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

+ Thông thường, sự tăng lên trong sản lượng tiêu thụ sẽ tốt và bền vững hơn vì nó thể hiện sự tiến bộ trong hoạt động sản xuất và bán hàng, còn sự tăng lên của giá bán có thể chỉ đơn thuần là mất cân đối cung cầu hoặc lạm phát.

+ Để hiểu rõ hơn về hiểu rõ hơn về tình hình kết quả kinh doanh của DN hay dự báo sự thay đổi trong tương lai, các nhà phân tích có thể xét đến doanh thu theo nhóm hàng hóa mà DN kinh doanh hoặc doanh thu theo thị trường tiêu thụ của DN. Doanh thu được chia ra theo từng nhóm hàng kinh doanh thể hiện mức độ quan trọng và sự đóng góp của từng lĩnh vực kinh doanh trong tổng doanh thu của DN. Nhà phân tích có thể hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ, đánh giá được sự thành công của DN trên từng thị trường và hình thành cơ sở cho dự báo DTT cho những năm tiếp theo thông qua việc đánh doanh thu thuần theo khu vực địa lý.

- Phân tích giá vốn hàng bán: nếu quản lý tốt chi phí, doanh nghiệp sẽ thành công.

Giá vốn hàng bán gắn liền với sản lượng tiêu thụ và nhất là những doanh nghiệp thương mại hay sản xuất thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí.

+ Bước đầu tiên trong phân tích giá vốn là phải xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần: so sánh tốc độ thay đổi của giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần hoặc tỷ lệ giá vốn trên doanh thu, kỳ vọng thường là ổn định và có xu hướng giảm. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ này thay đổi, nhà phân tích phải đặt trong điều kiện thay đổi của giá bán, chi phí sản xuất cơ cấu sản phẩm khi nghiên cứu sự biến động trong giá vốn hàng bán.

+ Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cần phải xét đến chính sách kế toán của doanh nghiệp, cụ thể là phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (thực tế đích danh, FIFO, bình quân gia quyền, LIFO) và khấu hao tài sản cố định (đường thẳng, số dư giảm dần, số dư giảm dần có điều chỉnh) bởi những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn mà còn ảnh hưởng đến cả những khoản mục chi phí khác, dẫn đến lợi nhuận cũng như dòng tiền bị thay đổi.

- Phân tích doanh thu và chi phí tài chính và chi phí khác:

+ Khi đánh giá hoạt động tài chính cần phải xem xét kĩ các chính sách tài chính, đầu tư và bản chất hoạt động của doanh nghiệp, tránh dẫn đến những nhận định sai lầm khi đặt doanh thu và chi phí tài chính trong mối quan hệ tương quan với nhau.

+ Thông thường doanh thu tiêu thụ tăng thì chi phí bán hàng cũng tăng, tuy nhiên cần phải tìm hiểu rõ tại sao chi phí bán hàng tăng, và sản phẩm của doanh nghiệp đang ở trong vòng đời nào của chu kỳ sống.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp có rất nhiều khoản mang tính chất cố định như trả lương và khấu hao. Khi đặt trong mối tương quan với doanh thu thuần, nhà phân tích cũng cần phải xem xét nguyên nhân của sự biến động.

+ Cuối cùng, cần phải đánh giá các khoản mục chi phí bất thường của doanh nghiệp như phạt vi phạm hợp đồng để có được một đánh giá toàn diện hơn về kết quả kinh doanh.

b. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

*Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh thông qua bảng so sánh ngang và dọc. Với việc so sánh các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu năm, nhà phân tích có thể thấy được sự thay đổi về quy mô tổng tài sản và nguồn vốn, từng tài sản và từng loại nguồn vốn về mặt thời gian rồi đối chiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách bán hàng… để có được đánh giá về tính hợp lý của sự thay đổi đó. Bằng cách lấy một chỉ tiêu làm gốc có liên quan, so sánh dọc có thể biểu diễn các chỉ tiêu liên quan dưới dạng phần trăm, giúp các nhà phân tích có thể hiểu được biến đổi bên trong của tài sản và nguồn vốn một cách sâu sắc hơn. Đồng thời, ngoài việc nhìn nhận dưới dạng quy mô, nhà phần tích cũng cần phải hiểu được đặc trưng kinh tế của ngành và doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực để xem cơ cấu tài sản có phù hợp hay không.

*Phân tích chi tiết thông qua mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 − 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

= 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

- Nếu vốn lưu động ròng dương chứng tỏ một phần nguồn vốn dài hạn được tài trợ bằng tài sản ngắn hạn và ngược lại nếu vốn lưu động ròng âm điều đó thể hiện một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.

- Nếu xét theo cách tính thứ hai, vốn lưu động ròng lớn hơn 0 còn thể hiện việc doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ − 𝑁ợ 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ

- Nhu cầu vốn lưu động lớn hơn 0 cho thấy doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba và khi nhu cầu vốn lưu động âm, điều đó thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba nhiều hơn nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

𝑁𝑔â𝑛 𝑞𝑢ỹ 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑁𝑔â𝑛 𝑞𝑢ỹ 𝑐ó − 𝑁𝑔â𝑛 𝑞𝑢ỹ 𝑛ợ

= 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑟ò𝑛𝑔 − 𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔

- Việc ngân quỹ ròng dương vừa thể hiện doanh nghiệp có khả năng trả ngay nợ ngắn hạn (thặng dư ngân quỹ) vừa thể hiện được nguồn hình thành nên ngân quỹ (có thể là dư thừa trong nguồn vốn dài hạn hoặc vốn chiếm dụng từ bên thứ ba hoặc cả hai).

- Ngân quỹ ròng âm cho thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tại thời điểm được đánh giá, đồng thời còn thể hiện việc vay nợ ngắn hạn còn là để tài trợ cho các nguồn khác như tài sản dài hạn, nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong kỳ hay thậm chí cả hai.

- Dựa vào mối tương quan thông qua sự thay đổi giữa ba chỉ tiêu trên là vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động, ngân quỹ ròng, nhà phân tích có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn, đánh giá một cách khái quát tình hình đảm bảo vốn cho kinh doanh hay mức độ chiếm dụng vốn, mức độ vay…

- Để đánh giá được sự thay đổi của các chỉ tiêu trên cần phải tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó, không chỉ dựa trên các báo cáo tài chính, mà còn phải dựa vào các thông tin phi tài chính như từ chính bản thân khách hàng doanh nghiệp, đối tác đầu ra và đầu vào, nội bộ ngành và thị trường…và từ đó có thể dự đoán được những bất ổn tài chính trong tương lai của doanh nghiệp

c. Phân tích các tỷ số tài chính

*Để đánh giá được ý nghĩa của các tỷ số tài chính, đưa ra kết luận rằng kết quả tính toán có tốt hay không qua các khoảng thời gian, cần phải đi sâu vào phân tích nguyên nhân tác động và các nhân tố tử số và mẫu số của tỷ số cần phân tích.

*Phân tích năng lực hoạt động của tài sản: nhóm tỷ số mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và tài sản cần thiết để doanh nghiệp duy trì hoạt động bền vững. Đồng thời, nhóm tỷ số này cũng mang ý nghĩa dự báo về nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, đánh giá được khả năng doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu tăng lên của tài sản theo mức dự báo tăng trưởng.

- Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn:

𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

+ Vòng quay các khoản phải thu thể hiện tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp, thường vòng quay cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu hiệu quả, cần ít vốn đầu tư cho các khoản phải thu.

𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ

= 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 ∗ 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

+ Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để chuyển khoản phải thu thành tiền.

𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

+ Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong một kỳ hàng tồn kho được luân chuyển mấy lần.

𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑚ộ𝑡 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

=𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 ∗ 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho thể hiện khoảng thời gian (gồm cả thời gian lưu kho) kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm.

- Phân tích năng lực hoạt động tài sản dài hạn:

𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ = 𝐷𝑇𝑇 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy một đồng tài sản cố định mà doanh nghiệp hiện có thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông thường khi hiệu suất này càng cao thì sức sản xuất của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, tuy nhiên vẫn cần phải xem xét một cách thận trọng nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm của tỷ số này vì nếu tỷ số tăng do quy mô sản xuất thu hẹp, đó là một dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp.

- Phân tích năng lực hoạt động của tổng tài sản:

𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑣à 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎá𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết một đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác.

*Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

- Khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không tính đến sự chuyển hóa của hàng tồn kho thành tiền.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

- Khả năng thanh toán ngay: thể hiện ngay tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể trả ngay lập tức bao nhiêu phần trăm nợ ngắn hạn.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔𝑎𝑦 = 𝑇𝑖ề𝑛 + Đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

+ Nhìn chung, các tỷ số cao cho thấy được sự an toàn nhưng nó cũng thể hiện khả năng sinh lời thấp và chi phí sử dụng vốn cao. Bên cạnh đó, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như đặc điểm ngành kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cơ cấu tài sản, điều kiện của nền kinh tế…

*Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp:

- Hệ số nợ: cho biết trong tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có thì có bao nhiêu phần được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (ℎ𝑜ặ𝑐 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛)

+ Việc sử dụng hệ số nợ có những lợi thế cũng như bất lợi nhất định. Một tỷ số nợ cao khiến cho doanh nghiệp phụ thuộc vào chủ nợ nhiều hơn, chịu sức ép về lãi suất cũng như thời hạn trả nợ, khiến cho mức độ an toàn trong kinh doanh giảm, thậm chí lợi nhuận làm ra chỉ để trả nợ nếu doanh nghiệp hoạt động không tốt. Nhưng chi phí sử dụng lãi vay thường thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, nên việc có một hệ số nợ cao có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn một cách linh hoạt, chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn khi mà bỏ vốn ít nhưng quản lý một tài sản lớn. Đặc biệt, hệ số nợ cao có khả năng khuếch đại ROE như là một đòn bẩy tài chính và đem lại

“lá chắn thuế” tiết kiệm được khi sử dụng nợ vay.

+ Những nhân tố chủ yếu quyết định hệ số nợ bao gồm: thâm niên hoạt động và uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu tài sản và tính lỏng của tài sản, tính khả thi của phương án và dự án kinh doanh, thái độ của người cho vay cũng như chính sách lợi nhuận giữ lại.

- Tỷ số nợ dài hạn: cho biết sự phụ thuộc vào chủ nợ của doanh nghiệp.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

- Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn: thể hiện mức độ tự tài trợ cho tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 =𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

- Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay: phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo mức khả năng trả lãi vay và sự phù hợp giữa cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu.

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑡𝑖ề𝑛 𝑣𝑎𝑦 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

*Phân tích khả năng sinh lời:

- Khả năng sinh lời doanh thu:

𝑅𝑂𝑆 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Trong đó: lợi nhuận có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng, từ hoạt động kinh doanh, trước thuế hoặc sau thuế và doanh thu có thể là doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu và thu nhập khác.

+ Tỷ số ROS có xu hướng tăng cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp tốt hơn, công tác quản lý chi phí tốt và ngược lại, tỷ số ROS giảm cho thấy doanh nghiệp đang giảm sức cạnh tranh.

- Khả năng sinh lời tổng tài sản: cho thấy cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Trong đó: lợi nhuận có thể là lợi nhuận kế toán trước thuế, sau thuế, trước thuế và lãi vay.

+ Tỷ số ROA tăng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cao, doanh nghiệp có khả năng thu hút, có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư và ROA giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản không hiệu quả.

+ Việc so sánh ROA với lãi suất tiền vay cũng là một nội dung cần xem xét khi phân tích bởi nếu ROA lớn hơn lãi suất tiền vay thì lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra từ tài sản có thể đủ khả năng chi trả lãi vay, vì vậy càng vay nhiều thì ROE sẽ càng lớn và ngược lại, ROA nhỏ hơn lãi suất tiền vay, doanh nghiệp nên cân nhắc về việc tiếp tục vay nợ vì lúc đó càng vay sẽ càng lỗ nhiều vì lợi nhuận tạo ra từ tài sản không đủ bù đắp chi phí sử dụng lãi vay.

+ Sau khi sử dụng phương pháp so sánh, nhà phân tích có thể xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố qua bằng cách sử dụng phương pháp Dupont kết hợp phương pháp thay thế liên hoàn (hoặc số chênh lệch) với phương trình như sau:

𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑣à 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎá𝑐×𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑣à 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎá𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

= 𝑅𝑂𝑆 × 𝐴𝑈

- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu: cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu ban đầu đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)