Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Kosy trong hoạt động tín dụng tại SHB, CN Thăng Long

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long (Trang 49 - 62)

4.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại SHB, CN Thăng Long

4.2.4. Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Kosy trong hoạt động tín dụng tại SHB, CN Thăng Long

Dựa theo “Tờ trình đề xuất cấp tín áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp” trong quy định nội bộ được lập bởi cán bộ tín dụng thuộc phòng KHDN SHB, CN Thăng Long, công tác phân tích tài chính CTCP Kosy bao gồm những nội dung chính như sau:

a. Một số thông tin về khoản vay - Ngày lập đề xuất: 29/01/2019.

- Tổng giá trị hạn mức đề xuất: 12,000,000,000 VNĐ (Mười hai tỷ đồng chẵn).

- Mục đích: bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động thương mại VLXD, thiết bị đèn điện.

- Thời hạn CTD: 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng.

- Lãi suất: áp dụng theo quy định lãi suất hiện hành tại SHB.

- Phương thức giải ngân: chuyển khoản 100% cho nhà cung cấp.

- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng.

b. Một số thông tin phi tài chính về khách hàng

- Tên đầy đủ đăng ký kinh doanh: Công ty Cổ phần Kosy.

- Ngành nghề chính:

+ Kinh doanh vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng…) và kinh doanh thiết bị điện (bóng đèn, bộ đèn điện…).

+ Hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Vốn góp đến thời điểm hiện tại: 1,037,500,000,000 VNĐ theo BCTC khách hàng cung cấp đến 31/12/2018.

- Đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Việt Cường – chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty.

- Năng lực quản trị, điều hành của Người đứng đầu/Ban lãnh đạo doanh nghiệp:

+ Ông Nguyễn Việt Cường – chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ: tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế năm 2007, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 2016 và đã có 2 năm kinh nghiệm trước khi thành lập ra CTCP Kosy năm 2008.

+ Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó TGĐ: thạc sĩ quản trị kinh doanh.

+ Ông Nguyễn Đức Diệp – Phó TGĐ: từng là phó TGĐ Tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 2015.

+ Bà Hà Văn Thủy, ông Đỗ Quốc Việt và bà Nguyễn Thị Phương Thảo đều là những có nhiều năm kinh nghiệm trong phụ trách, quản lý dự án cũng như có nhiều sáng kiến và đóng góp trong quá trình hình thành và phát triển của CTCP Kosy.

- Lịch sử tín dụng:

+ Năm 2013-2015 là giai đoạn thị trường kinh doanh BĐS nói chung và công ty Kosy nói riêng gặp khó khăn trong việc bán hàng và thanh khoản, các dự án đã nghiệm thu xong nhưng chủ đầu tư không hoàn trả tiền, công ty phải dùng vốn nội bộ để trang trải chi phí nhưng vẫn bị thiếu tiền, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại các TCTD.

+ Tuy nhiên, đến năm 2015 khi thị trường BĐS khởi sắc trở lại, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng tốt lên nên công ty đã trả nợ đúng hạn.

Cuối năm 2015, công ty đã tất toán hết các khoản nợ xấu, hiện tại không có nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất. Kể từ thời điểm 2015-nay: KH luôn trả nợ đúng hạn, không cần có nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất.

- Hoạt động kinh doanh:

+ Thương mại vật liệu xây dựng: là lĩnh vực mà công ty mới triển khai trong vòng 3 năm trở lại đây nhưng lại đang trở thành một trong những mảng đầu tư quan trọng với vòng quay vốn nhanh, góp phần tăng nhanh doanh thu của công ty hơn so với mảng đầu tư BĐS, phục vụ mục đích thu hút vốn đầu tư khi công ty niêm yết trên sàn. Các công ty đầu vào phần lớn đều là những công ty cung cấp nguyên vật liệu cho

các dự án của Kosy trước đây, mối quan hệ lâu năm, uy tín và chất lượng đều được đảm bảo. Với đầu vào gồm hơn 10 công ty, nguồn hàng của Kosy không bị phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác, hạn chế được rủi ro tập trung. Các đối tác đầu ra đều là những công ty quen biết trong ngành, có nhu cầu hàng nhiều và thường xuyên và Kosy có tiềm năng mở rộng nhiều đối tác mới cao.

+ Bất động sản: là lĩnh vực mũi nhọn của công ty. Nhìn chung, các dự án BĐS của KH hiện nay có hình thức đầu tư tương đối đơn giản, thời gian thi công ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Với phương hướng kinh doanh rõ ràng, mảng BĐS là tương đối khả thi và đem lại hiệu quả tốt cho DN trong năm qua.

+ Phát triển năng lượng và sản xuất điện năng: đây là một lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tập đoàn chủ trương phát triển từ 2-4 dự án thủy điện tại khu vực Tây Bắc, trong đó có nhà máy thủy điện Nậm Pạc tại Lai Châu triển khai trong tháng 10/2018 và đẩy mạnh đầu tư dự án điện mặt trời tại Nam Trung Bộ.

c. Tình hình tài chính

*Phân tích, đánh giá số liệu tài chính:

- Loại BCTC: BCTC đã được kiểm toán năm 2016, 2017 và báo cáo tài chính quý IV năm 2018 của công ty.

- BCTC của KH đã được kiểm toán nhưng có một số chỉ tiêu, số liệu chưa có đủ hồ sơ chứng minh như: vốn điều lệ thực góp, các khoản cho vay, đi vay các cổ đông công ty, các khoản tạm ứng với giá trị rất lớn cho các nhà thầu thi công chưa phù hợp với lĩnh vực kinh doanh thực tế của công ty.

*Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 4.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của công ty Kosy qua các thời kỳ

- Từ bảng 4.4 có thể thấy doanh thu có mức tăng nhanh trong năm 2018, đạt 901,573 triệu đồng, tăng gấp 2.25 lần năm 2017 và tiếp tục đà tăng trưởng vượt bậc giai đoạn 2016-2018. Trong đó mảng thương mại VLXD, thiết bị đèn, đèn điện phụ trợ…chiếm tới 80% doanh thu của công ty (chi tiết thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây).

Bảng 4.5: Chi tiết doanh thu theo các lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Giá vốn hàng bán tăng mạnh trong năm 2017 và năm 2018, do công ty triển khai mảng VLXD và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu đạt được của công ty.

Nguồn lợi chủ yếu của công ty sẽ đến từ mảng kinh doanh BĐS (theo bảng 4.6).

Bảng 4.6: Chi tiết giá vốn/doanh thu của từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Nếu nhìn vào BCKQHĐKD của Kosy giai đoạn 2016-2018 (phụ lục 4.7) có thể nhận thấy rằng chi phí QLDN tăng nhanh trong năm 2017 và năm 2018 do quy mô kinh doanh của Kosy ngày càng được mở rộng. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu giảm từ 2.3% năm 2017 xuống còn 1.7% trong năm 2018 chứng tỏ công ty phân bổ nguồn lực và quản lý chi phí hợp lý (nhận định được lấy từ BCKQHĐKD dạng so sánh ngang do chuyên viên phân tích tự lập, không được thể hiện trong “Tờ trình đề xuất cấp tín dụng áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp”).

- Bảng 4.4 cũng cho thấy LNST tăng trưởng ổn định trong năm 2018, cụ thể tăng hơn 21 tỷ đồng tức khoảng 80% so với năm 2017. Tính đến thời điểm 31/12/2018, LNST đã đạt được 47,845 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Kosy có hiệu quả và có lãi.

*Phân tích bảng cân đối kế toán:

Bảng 4.7: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty Kosy qua các thời kỳ

Bảng 4.7 cho thấy tổng TS có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2018.

Tổng TS tăng lên chủ yếu là do tăng 3 khoản mục: tiền và tương đương tiền, các KPT, HTK. Tài sản tại thời điểm 31/12/2018, đạt 1,715,571 triệu đồng, trong đó TS lưu động và đầu tư NH chiếm 87% cơ cấu tổng TS, còn lại là TSCĐ và đầu tư DH chiếm 13%. Đánh giá một số khoản mục có tỷ trọng lớn trong BCĐKT phần TS:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: tăng mạnh tại thời điểm 31/12/2018, đạt 154 tỷ đồng chiếm 9% trong cơ cấu tổng TS (bảng 4.7). Đây chủ yếu là tiền trên tài khoản tại ngân hàng và khoản tiền gần 149 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Phương Đông, CN Hà Nội từ việt phát hành trái phiếu (thuyết minh BCTC năm 2018 của CTCP Kosy).

- Các KPT của công ty theo bảng 4.7 chiếm tỷ trọng tới 49% trong cơ cấu tổng TS, cụ thể như sau:

+ Phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12/2017 trị giá 149,182 triệu đồng và tăng lên 266,525 triệu đồng thời điểm 31/12/2018 (bảng 4.7). Theo báo cáo chi tiết từ KH, KPT phân bổ 182 KH đầu ra (bao gồm 146 KH cá nhân mua nhà và 36 KHDN và đến hết 31/12/2018, số dư tồn cuối kỳ của các đơn vị trên theo tính toán tương đương 27% tổng số phát sinh nợ trong 12 tháng. Trong đó có một số KPT lớn thể hiện ở bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8: Chi tiết một số khoản phải thu lớn trong năm 2018

+ Các KPT của KH đều được thanh toán đều, các đối tác lớn chiếm tỷ trọng lớn, không có KPT nào bị chậm tồn đọng từ năm 2017, bao gồm các đối tác đầu ra của lĩnh vực thương mại VLXD như công ty EGO Việt Nam, công ty TNHH Lê Tuấn Hoàng. Đây đều là những đối tác đầu ra đã có giao dịch lâu năm, uy tín với công ty và một số đối tác lớn mới giao dịch như CTCP sản xuất thép Vina, công ty CTCP Sài Gòn. Theo khảo sát và nghiên cứu, các đối tác này đều được công ty cho phép trả chậm từ 120-180 ngày và đều có tổng doanh thu phát sinh trong năm 2018 gần 428,137 triệu đồng.

+ Có một số khoản phải thu chậm luân chuyển. Tuy nhiên, căn cứ BCĐKT năm 2018 (phụ lục 4.7) của KH đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho hai khoản mục phải thu này.

Bảng 4.9: Các khoản phải thu khó đòi trong năm 2018

+ Theo bảng 4.7, trả trước người bán trong giai đoạn từ 2017 đến hết 2018 có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng TS (chiếm 30% cơ cấu tổng TS), trị giá 250,497 triệu đồng thời điểm 31/12/2017 và tăng lên tới 516,676 triệu đồng thời điểm 31/12/2018. Chi tiết các khoản trả trước thể hiện ở bảng 4.10 sau đây:

Bảng 4.10: Các khoản trả trước cho người bán giai đoạn 2017-2018

+ Công ty Thủ Đô là đối tác liên kết trong hai dự án lớn với Kosy, là tổng thầu xây lắp thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng và xây thô cho “Công trình Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở thương mại Khu đô thị mới, tiểu khu đô thị số 17, khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” với tổng giá trị hợp đồng là 864,389 triệu đồng và “Công trình Xây dựng hạ tầng kĩ thuật và nhà ở thương mại Khu đô thị mới KOSY – SÔNG CÔNG, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”

với tổng giá trị hợp đồng tạm tính là 351,858 triệu đồng. Mỗi hợp đồng công ty Kosy đều tạm ứng 20% tổng giá trị hợp đồng để CTCP Đầu tư và Xây dựng Hạ tầng Thủ Đô triển khai thực hiện dự án. Hiện nay hai dự án này đều đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, dự kiến triển khai đến năm 2019 sẽ hoàn thành.

+ Bên cạnh đó, công ty còn có các khoản tạm ứng trước cho bên công ty Cổ phần KPT Việt Nam là nhà thầu tham gia xây dựng “Công trình Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới thị trấn Cầu Gỗ, huyện Yên Thế” mới triển khai đầu năm 2017.

Tuy nhiên, theo đánh giá, với việc tạm ứng trước lên tới 458 tỷ đồng (bao gồm 355 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư và Xây dựng Hạ tầng Thủ đô và 103 tỷ đồng cho CTCP KPT Việt Nam theo bảng 4.10) trong khi các hạng mục xây dựng được nghiệm thu

trong năm chỉ đạt 105 tỷ đồng theo nghiên cứu và khảo sát là không hợp lý, số tiền ứng trước quá lớn và chưa có căn cứ xác minh chính xác.

+ Các KPT khác theo bảng 4.7 cuối năm 2018 tăng lên so với cuối năm 2017. Đây chủ yếu là khoản cho vay, tạm ứng cho các lãnh đạo và nhân viên công ty (thuyết minh BCTC năm 2018 của CTCP Kosy, phụ lục 4.7).

- Hàng tồn kho có giá trị khá lớn, chiếm 28% trong cơ cấu tổng TS, đạt 191,859 triệu đồng vào cuối năm 2017 và 481,833 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2018 (bảng 4.7).

Do Kosy không có kho hàng, hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho người bán đến kho người mua và theo bảng 4.11 chủ yếu là chi phí xây dựng dở dang tại các công trình đang tiến hành. Điều này phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh thực tế của công ty.

Bảng 4.11: Chi tiết hàng tồn kho thời điểm 31/12/2018

- Từ bảng 4.7 có thể thấy TSCĐ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2018, từ 3,170 triệu đồng năm 2016 tăng lên tới 6,650 triệu đồng năm 2017 và đạt 14,265 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2018 bao gồm các phương tiện vận tải và một số thiết bị xây dựng (chi tiết thể hiện bảng 4.12). TSCĐ tăng là do trong năm KH mua thêm phương tiện vận tải phục vụ mục đích đi lại của ban lãnh đạo công ty.

Bảng 4.12: Chi tiết tài sản cố định đến thời điểm 31/12/2018

- Đầu tư tài chính dài hạn năm 2018 thể hiện cụ thể ở bảng 4.13:

Bảng 4.13: Chi tiết các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2018

+ Theo tìm hiểu và trao đổi với KH, hoạt động chủ yếu của CTCP Hồng Việt là khảo sát các thị trường mới ở miền Trung để tìm kiếm các dự án mới, hiện công ty

đang đảm nhiệm tìm kiếm các dự án Điện mặt trời và BĐS. Hoạt động chủ yếu của CTCP KPT Việt Nam là tìm kiếm và đầu tư các dự án, đồng thời cũng là đơn vị chuyên thi công và xây dựng các dự án.

Theo bảng 4.7, tổng NV có xu hướng tăng nhanh. Trong cơ cấu tổng NV, chiếm tỷ trọng chủ yếu là VCSH (65%), còn lại là các khoản NPT. Đánh giá một số khoản mục có tỷ trọng lớn trong BCĐKT phần NV:

- Phải trả người bán: phải trả người bán thời điểm 31/12/2017 là 107,815 triệu đồng và tăng lên tại thời điểm 31/12/2018 là 208,916 (bảng 4.7). Các khoản phải trả người bán chủ yếu là phải trả cho các đơn vị cung cấp VLXD, thiết bị điện, bóng đèn…cho các hoạt động thương mại của công ty. Dựa theo, thuyết minh BCTC năm 2018 (phụ lục 4.7) của CTCP Kosy, các khoản phải trả lớn gồm có CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Việt Nam (36,186 triệu đồng), CTCP PJACA Group (23,239 triệu đồng), CTCP Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh (44,643 triệu đồng), CTCP VCADO Global (29,547 triệu đồng)… Trong quá trình trao đổi với KH, đây là các đối tác đã giao dịch lâu năm với công ty, ký hợp đồng nguyên tắc và được công ty đảm bảo thanh toán đúng hạn với các đối tác, giữ được uy tín và cho phép trả chậm thanh toán từ 30-60 ngày.

- Thuế và các khoản phải nộp NSNN tại thời điểm 31/12/2018 là 32,397 triệu đồng theo bảng 4.7, chủ yếu là tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (12,431 triệu đồng) và thuế nhà đất, tiền thuê đất (17,813 triệu đồng) (thuyết minh BCTC năm 2018 của CTCP Kosy – phụ lục 4.7).

- Phải trả ngắn hạn khác cuối năm 2018 thể hiện trong bảng 4.7 chiếm phần lớn là khoản phải trả công ty TNHH MTV Tiến Minh trị giá 17,052 triệu đồng. Theo thuyết minh BCTC năm 2018 của Kosy (phụ lục 4.7), khoản phải trả với công ty Tiến Minh là khoản công ty Tiến Minh hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận cùng công ty Cổ phần Kosy Lào Cai theo hợp đồng ngày 01/09/2014.

- Vay và nợ ghi nhận tại thời điểm 31/12/2018 trị giá 303,831 triệu đồng (bảng 4.7).

Trong đó 63,367 triệu đồng là vay ngắn hạn và 240,463 triệu đồng là vay dài hạn phần lớn theo hình thức phát hành trái phiếu (thuyết minh BCTC năm 2018 của CTCP Kosy, phụ lục 4.7).

- Bảng 4.7 cũng cho thấy VCSH của công ty ghi nhận tại BCTC tại thời điểm 31/12/2018 vốn góp chủ sở hữu trị giá 1,037.5 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn VCSH tăng lên còn do LNST chưa phân phối của công ty giữ lại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh (từ 34,140 triệu đồng năm 2017 lên đến 81,985 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2018). Điều này thể hiện trách nhiệm của các cổ đông trong quá trình phát triển mở rộng quy mô của công ty.

*Phân tích các chỉ số tài chính

Để thuận tiện cho việc phân tích và đánh giá, tác giả tự tổng hợp các chỉ tiêu đã được tính toán trong tờ trình thành bảng 4.14 dưới đây:

Bảng 4.14: Tổng hợp các chỉ số tài chính giai đoạn 2016-2018

Từ bảng 4.14 chuyên viên phân tích nhận định rằng:

- Vốn lưu động ròng của công ty tăng mạnh qua các năm, đến thời điểm năm 2018 vốn lưu động ròng tăng lên tới 1,132,453 triệu đồng do cuối năm công ty tăng vốn góp của chủ sở hữu từ 415 tỷ đồng lên tới 1,037,500 triệu đồng.

- Các chỉ số như ROS đạt được ở mức khá cao (từ 5-7%), ROE khá ổn định qua giai đoạn 2017-2018.

- Chỉ số KNTT hiện hành ở mức cao do công ty đang sử dụng khá nhiều VCSH, ít chiếm dụng vốn. Điều đó cho thấy KNTT tốt, có khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ NH khi tới hạn.

*Đánh giá tổng thể theo quy định

Sau quá trình phân tích, chuyên viên quan hệ KHDN có đánh giá chung về tình hình tài chính của CTCP Kosy như sau:

- Hoạt động công ty đã có những bước đột phá mạnh về quy mô TS, NV. Doanh thu công ty đạt hơn 900 tỷ đồng.

- Hiện tại, mảng thương mại VLXD, các thiết bị điện phụ trợ, đèn điện…tiếp tục là mảng đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Đây cũng chính là mảng mà KH đề nghị SHB cấp hạn mức tín dụng tài trợ lần này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)