4.3. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại SHB, CN Thăng Long
4.3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
a. Hoàn thiện phương pháp phân tích
- Đối với phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: nên đưa vào áp dụng thêm BCKQHĐKD dạng so sánh dọc (dạng đồng quy mô) để có thể thấy được sự thay đổi về mặt giá trị các chỉ tiêu các khoản mục qua các năm trong mối quan hệ với doanh thu, trong đó bao nhiêu phần trăm doanh thu tạo ra đã chi cho chi phí và còn lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Chẳng hạn như trong trường hợp của CTCP Kosy:
Bảng 4.15: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng đồng quy mô của Công ty Cổ phần Kosy giai đoạn 2016-2018
+ Từ bảng 4.15 có thể thấy rằng giá vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là hợp lý khi phần lớn đến từ hoạt động thương mại VLXD, và chính sự tăng lên của giá vốn đã khiến cho tỷ trọng lợi nhuận gộp giảm dần qua các năm. Các khoản thu từ hoạt động tài chính càng chiếm tỷ trọng thấp hơn trong khi chi phí tài chính và chi phí khác tăng tỷ trọng khiến cho LNTT của DN chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với doanh thu. Cần phải kết hợp với BCKQHĐKD dạng so sánh ngang để có được những phân tích và đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: mặc dù lợi nhuận chiếm tỷ trọng thấp dần trong tổng doanh thu nhưng xét về mặt tăng lên về số tuyệt đối và tương đối qua các năm, lợi nhuận đều tăng trưởng đều đặn. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm dần tỷ trọng trong tổng doanh thu nhưng vẫn tăng dần qua các năm.
- Đối với các tỷ số tài chính: chuyên viên phân tích cần sử dụng phương pháp so sánh, cụ thể là so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành hay các công ty cùng lĩnh vực để có thể đưa ra nhận định rằng tỷ số của DN hiện tại là cao hay thấp, hoặc áp dụng phương pháp Dupont để có thể đi sâu tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các
nhân tố tác động lên chỉ tiêu cần phân tích. Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích chỉ số ROE của CTCP Kosy ta có phương trình sau
𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑣à 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎá𝑐×𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑣à 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎá𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
× 1
1 − 𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ợ
𝑅𝑂𝐸2017 = 0.0636 × 0.6577 × 1.4769 = 6.19%
𝑅𝑂𝐸2018 = 0.0501 × 0.7325 × 1.5699 = 5.76%
+ Từ kết quả tính toán dựa trên BCTC kiểm toán của CTCP Kosy năm 2017 và 2018 (phụ lục 4.7), có thể thấy rằng: nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của ROE là do tốc độ suy giảm của ROS mà cụ thể ở đây là LNST trên doanh thu và thu nhập khác lớn hơn so với tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng tổng TS và tốc độ tăng của hệ số nhân vốn chủ sở hữu. Cụ thể hơn, nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận nằm ở tốc độ gia tăng của doanh thu lớn hơn so với lợi nhuận, khiến chỉ số giảm nhẹ qua 2 năm 2017 và 2018. Sự tăng lên của hiệu suất sử dụng tổng TS nằm ở cả tốc độ tăng của doanh thu và thu nhập khác cũng như tổng TS bình quân. Trong năm 2018, doanh nghiệp tăng tỷ lệ NPT khiến cho tỷ lệ VCSH giảm, giúp tăng hệ số nhân VCSH.
- Hỗ trợ cho việc dự báo khả năng phá sản của DN: Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Văn Tiến (2013, 293) đã chỉ ra những nhược điểm của các phương pháp định lượng truyền thống thông qua các tỷ số tài chính như sự phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu, khó khăn trong việc chọn nhóm ngành và sự thiếu liên kết giữa các chỉ tiêu. Nhìn chung, các phương pháp chỉ số truyền thống tốn nhiều thời gian cũng như ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan, nên ngày nay, một số ngân hàng đã bắt đầu sử dụng mô hình điểm số Z để đánh giá rủi ro tín dụng. Như đã đề cập ở các nghiên cứu trước đây về phân tích tài chính KHDN trong phần “Tổng quan nghiên cứu”, đây là một mô hình tổng hợp, khách quan, xử lý nhanh và chi phí thấp. Nguyễn Phúc Cảnh và Vũ Xuân Hùng (2014, 48-49) đã đưa ra lý thuyết áp dụng đối với doanh nghiệp không thuộc nhóm ngành sản xuất có công thức như sau:
Bảng 4.16: Chi tiết các biến số và kết quả điểm số Z áp dụng với Công ty Kosy
+ Từ bảng 4.16 có thể thấy rằng kết quả tính toán lớn hơn rất nhiều so với mức an toàn là 2.6 nên có thể nhận định DN đang ở trong vùng an toàn, không có nguy cơ phá sản.
*Việc sử dụng thêm phương pháp phân tích là so sánh và Dupont vẫn đóng vai trò mấu chốt trong hoàn thiện phương pháp phân tích, còn việc sử dụng điểm số Z chỉ mang tính chất tham khảo, chưa thực sự đáng tin cậy và cần có thêm những nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp này cho phân tích tài chính KHDN ở Việt Nam.
b. Hoàn thiện nội dung phân tích
- Đối với báo cáo tài chính: BCLCTT và thuyết minh BCTC, như đã được đề cập trong cơ sở lý luận về phân tích tài chính KHDN trong hoạt động của NHTM, đóng một vai trò vô cùng trong việc đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện tình hình tài chính. Với việc áp dụng nguyên tắc cơ sở tiền mặt, việc tác động làm thay đổi BCLCTT theo ý muốn chủ quan của người lập báo cáo sẽ khó hơn so với BCKQHĐKD và bảng cân đối kế toán áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích. Để có thể đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu cần phân tích, ngoài việc trực
tiếp trao đổi với KH, sử dụng thuyết minh BCTC trong đánh giá có thể đem lại những thông tin khách quan hơn, đặc biệt khi những thông tin đó đã được kiểm toán hay công bố công khai trên sàn chứng khoán. Chính vì vậy, đưa BCLCTT và thuyết minh BCTC vào yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ tài chính của DN là hoàn toàn cần thiết.
Chẳng hạn như đối với trường hợp của CTCP Kosy:
Bảng 4.17: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2016-2018 của Công ty Cổ phần Kosy
+ Từ bảng 4.17 có thể thấy rằng: lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tăng mạnh qua các năm nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và đầu tư luôn luôn âm, trong khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính lại dương và tăng mạnh.
Nói cách khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tạo ra không đủ để trang trải cho hoạt động đầu tư cũng như trả nợ tiền vay từ các khoản nợ ngắn và dài hạn. Nếu xét đến BCLCTT trong đánh giá tình hình tài chính, đặc biệt là khả năng trả nợ của DN, rất có thể, chuyên viên phân tích sẽ thay đổi quyết định đối với đề xuất có CTD hay không đối với công ty Kosy. Trước sự tăng lên của doanh thu thuần, phải thu khách hàng và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm, doanh nghiệp đang áp dụng chính sách bán chịu lớn để đẩy mạnh doanh thu, đồng thời cũng mua chịu rất nhiều từ các đối tác đầu vào. Với hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn, việc đẩy mạnh đầu tư vào các công ty là hợp lý thay vì đầu tư nhiều cho TSCĐ, nhưng tiền thu không đem lại nhiều trong khi chi ra cho hoạt động đầu tư lại tương đối lớn. Khi mà doanh nghiệp cứ phải đi tiếp tục đi vay để trả nợ vay và bù đắp cho các hoạt động chính, nguy cơ vỡ nợ là điều không thể tránh khỏi và vốn góp CSH sẽ không bao giờ là đủ, đặc biệt khi phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ càng ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
+ Khi phân tích TSCĐ của DN trong nghiên cứu của mình, Robinson & cộng sự (2009, 419-464) đã nêu ra những trường hợp khác nhau trong việc ghi nhận TSCĐ và ảnh hưởng tới các BCTC. Trong trường hợp mua sắm TSCĐ, DN có thể tìm cách vốn hóa các chi phí nhằm giảm khả năng sinh lời, tạo dòng tiền ra hoạt động đầu tư và hấp dẫn các nhà đầu tư hoặc không vốn mà ghi nhận chi phí, khiến cho khả năng sinh lời tăng lên, tạo dòng tiền ra hoạt động kinh doanh và thích hợp cho việc vay vốn. Điều tương tự cũng xảy ra với việc vốn hóa chi phí lãi vay hoặc không, tuy nhiên việc vốn hóa chi phí lãi vay còn tiếp tục ảnh hưởng đến hệ số KNTT lãi tiền vay của DN. Các thông tin trên có thể tìm được trong thuyết minh BCTC của công ty. Hơn nữa, người phân tích có thể nhận biết dấu hiệu BCTC có chất lượng thấp bằng cách phân tích một cách chi tiết hơn nữa các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD, BCĐKT và BCLCTT, dựa trên những thông tin thu thập được và các thông tin trên thuyết minh BCTC. Chẳng hạn như DN có thể ghi sai doanh thu bằng cách thổi phồng hoặc giảm mạnh với việc các KPT tăng mạnh trong khi giảm mạnh doanh thu chưa thực hiện,
hay doanh nghiệp ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức bán hàng cho phép trả lại vào cuối năm. Điều tương tự cũng xảy ra với việc ghi nhận chi phí bằng cách thay đổi các ước tính, chính sách kế toán của DN. Đặc biệt là việc phân loại không đúng và lợi dụng ranh giới đặc điểm ngành nghề kinh doanh, khiến doanh thu, chi phí và cả các dòng tiền cũng bị ghi nhận sai theo ý muốn chủ quan của người lập BCTC (Robinson & cộng sự, 2009).
+ Đối với trường hợp của CTCP Kosy, nếu xem xét đến các đối tác đầu ra lâu năm có thể thấy rằng các Công ty như CTCP Đầu tư và Xây dựng Hạ tầng Thủ Đô, CTCP Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Đông Đô lần lượt có thành viên và thuộc sở hữu của thành viên trong gia đình của chủ tịch HĐQT của CTCP Kosy. Việc các khoản tiền phạt và truy thu thuế cũng là một trong những điểm đáng lưu ý đối với tình hình hoạt động kinh doanh của DN.
- Đối với đánh giá tổng quan các số liệu tài chính: Phân tích, đánh giá số liệu tài chính là nội dung đầu tiên trong nội dung phân tích tài chính KHDN trong phê duyệt CTD của SHB. Đối với những BCTC đã kiểm toán, dường như số liệu là đáng tin cậy, nhưng đôi khi vẫn có những trường hợp số liệu đã kiểm toán không đáng tin cậy do nhiều nguyên nhân, chưa nói tới những BCTC chưa được kiểm toán như báo cáo nội bộ, báo cáo thuế…Chính vì vậy, để đánh giá độ tin cậy của BCTC cũng như chất lượng của các khoản lợi nhuận, Robinson & cộng sự (2009) đã đưa ra cách đánh giá bằng tỷ số dồn tích dựa trên BCĐKT hoặc BCLCTT của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
𝑇𝑆𝐾𝐷 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 (𝑁𝑂𝐴) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐾𝐷 − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁ợ 𝐾𝐷
= [𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 − (𝑇𝑖ề𝑛 + Đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑁𝐻)] − [𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑃𝑇
− (𝑁ợ 𝑁𝐻 + 𝑁ợ 𝐷𝐻)
→ 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑑ồ𝑛 𝑡í𝑐ℎ𝑡𝐵/𝑆 = 𝑁𝑂𝐴𝑡− 𝑁𝑂𝐴𝑡−1 (𝑁𝑂𝐴𝑡+ 𝑁𝑂𝐴𝑡−1
2 )
ℎ𝑜ặ𝑐 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑑ồ𝑛 𝑡í𝑐ℎ𝑡𝐶𝐹 =𝐿𝑁𝑆𝑇𝑡 − (𝐶𝐹𝑂𝑡 + 𝐶𝐹𝐼𝑡) (𝑁𝑂𝐴𝑡 + 𝑁𝑂𝐴𝑡−1
2 )
+ Áp dụng đối với công ty Kosy ta có tỷ số dồn tích được tính toán và trình bày như sau:
Bảng 4.18: Tỷ số dồn tích qua các năm của Công ty Cổ phần Kosy
+ Qua bảng 4.18 ta có thể thấy rằng mặc dù có sự chênh lệch nhỏ giữa hai phương pháp tính trong năm 2016, chất lượng BCTC cũng như chất lượng lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm dần, khi mà tỷ số dồn tích năm 2018 gần như gấp đôi so với năm 2017. Điều này là hoàn toàn hợp lý và trùng khớp với sự tăng lên của doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh trong khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư vẫn âm lớn qua các năm. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với DN và cán bộ phân tích ngay sau khi tiếp nhận BCTC có thể dùng chỉ số này để hỗ trợ cho việc đánh giá chung số liệu tài chính cung cấp bởi công ty.
- Đối với các chỉ số tài chính: khi mà khoảng thời gian dành cho công tác phân tích không dài, thì việc nhận định và phân tích các chỉ số càng trở nên quan trọng. Như đã nhận định trong phần trước, các chỉ số đưa ra trong quy định nội dung phân tích tài chính KHDN là chưa đủ để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về KH. Vì vậy, cán bộ phân tích nên sử dụng thêm các hệ thống chỉ số về năng lực hoạt động của TS (vòng quay các KPT, vòng quay HTK, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng tổng TS), tỷ số về KNTT lãi tiền vay trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là tỷ số ROA trong khả năng sinh lời khi đó là tỷ số quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp có nên tiếp tục vay nợ hay không. Ta có bảng tính toán tổng hợp các tỷ số tài chính của CTCP Kosy như sau:
Bảng 4.19: Tổng hợp các tỷ số tài chính giai đoạn 2016-2018 của Công ty Cổ phần Kosy
Theo như bảng 4.19, có thể rút ra những nhận xét như sau:
+ Vòng quay KPT năm 2017 của công ty giảm từ 4.12 xuống 3.72 vòng và tăng trở lại 4.28 vòng vào năm 2018. Mặc dù các KPT đến từ KH cũng như doanh thu qua các năm đều tăng trưởng, tốc độ tăng không tương xứng khiến cho vòng quay KPT năm 2017 giảm với việc KPT bình quân lớn hơn so với doanh thu thuần và năm 2018 vòng quay KPT tăng với việc doanh thu thuần tăng nhiều hơn so các KPT. Xét đến chất lượng của các KPT từ KH, trong thực trạng phân tích, chuyên viên phân tích đánh giá các KPT đều tốt khi mà các đối tác đầu ra đều trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, chính vì việc đẩy mạnh chính sách bán chịu khiến cho doanh thu bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm chất lượng lợi nhuận của DN. Vòng quay HTK tăng dần qua các năm, từ 1.72 lên 2.42 và nhích nhẹ lên 2.44 vào năm 2018, và theo thực trạng phân
tích, HTK chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang từ các công trình, hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Chính vì vậy, việc HTK chiếm tỷ trọng lớn, quay vòng chậm không phải do DN không bán được VLXD, thiết bị…, mà là chưa bán được các công trình BĐS và là một trong những đặc điểm phù hợp với các DN hoạt động trong lĩnh vực này. Tương tự như KPT, hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN cũng có sự biến động lên xuống trong giai đoạn 2016-2018, giảm xuống 83.02 vào năm 2017 và tăng nhẹ lên mức 86.06 vào năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cũng là sự tăng trưởng bất cân xứng giữa mẫu số và tử số, cụ thể là doanh thu và thu nhập khác tăng ít hơn trong năm 2017 nhưng lại tăng nhiều hơn vào năm 2018 so với TSCĐ bình quân. Với mảng thương mại VLXD chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn các TS dài hạn của DN là đầu tư dài hạn vào các đơn vị khác, chính vì vậy hiệu suất sử dụng TSCĐ tương đối lớn là do TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng TS. Tương tự như HTK, hiệu suất sử dụng tổng TS của Kosy tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do sự tăng lên của doanh thu và thu nhập khác lớn so với tốc độ tăng của tổng TS.
+ KNTT nợ ngắn hạn cũng như KNTT nhanh của Kosy đều giảm xuống vào năm 2017 và tăng lên trong năm 2018. Nguyên nhân dẫn tới sự biến động này là bởi trong năm 2017, tốc độ tăng của các khoản nợ NH của công ty lớn hơn với tốc độ tăng của TS ngắn hạn, khiến cho KNTT của công ty bị giảm sút. Tuy nhiên, sang đến năm 2018, trong khi TS ngắn hạn tiếp tục tăng, cơ cấu các khoản nợ của DN đã có sự thay đổi, tỷ trọng nợ NH tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn và giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu nợ, khiến cho hệ số KNTT nợ NH và KNTT nhanh được cải thiện. Với việc các khoản tiền liên tục tăng và tăng với tốc độ lớn hơn so với khoản nợ NH, KNTT ngay của DN tăng nhẹ vào năm 2017 và tăng mạnh hơn vào năm 2018. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng hệ số này vẫn còn thấp, tiền của DN tại các thời điểm đầu và cuối năm vẫn chưa đủ để trả nợ NH cho DN.
+ NV đến từ cả nợ vay cũng như VCSH của DN đều tăng dần, nhưng cơ cấu NV có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2017 tỷ lệ nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ lệ VCSH. Sang đến năm 2018, ngoài việc bản thân cơ cấu các khoản nợ thay đổi, từ việc không có nợ dài hạn năm 2016, sang đến năm 2018 có thêm khoản nợ từ phát hành trái phiếu trong hợp đồng giữa Công ty Kosy và Quỹ đầu tư cơ hội PVI đã được trình bày trong thuyết minh BCTC. Bên cạnh đó, VCSH của Kosy đã tăng mạnh