Giới thiệu chung về SHB

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long (Trang 41 - 46)

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Với tuổi đời trên 25 năm, SHB có những mốc son đáng chú ý sau:

- Ngày 13/11/1993: thành lập Ngân hàng TMCP Nông Thông Nhơn Ái tại Cần Thơ.

- Năm 2006: đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

- Năm 2008: chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội.

- Năm 2009: chính thức niêm yết thành công trên HNX.

- Năm 2010: khai trương chi nhánh Thăng Long – 22 điểm giao dịch tại Hà Nội, tổng cộng là 101 điểm giao dịch rộng khắp 20 tỉnh thành phố.

- Năm 2011: vốn điều lệ nâng lên 5,000 tỷ đồng, mở thêm CN tại Lào và Campuchia.

- Năm 2012: khai trương CN tại Campuchia, sáp nhập ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đưa CTCP Thủy sản Bình An từ nguy cơ phá sản trở lại ổn định và phát triển.

- Năm 2013: trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì

- Năm 2014: tham gia tài trợ các dự án trọng điểm quốc gia với nguồn vốn lớn.

- Năm 2015: mạng lưới điểm giao dịch tăng lên 500, vốn điều lệ đạt 9.500 tỷ, nhận sáp nhập CTCP tài chính Vinaconex Viettel.

- Năm 2016: thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào dưới hình thức TNHH MTV.

- Năm 2018: tính đến thời điểm cuối năm, vốn điều lệ của SHB đã đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, tổng TS cũng vượt trên 323 nghìn tỷ đồng, gần 8000 cán bộ nhân viên tại 500 điểm giao dịch phục vụ số lượng KH cá nhân và DN lên tới gần 4 triệu cùng với sự kết nối 400 ngân hàng đại lý khác trên toàn thế giới.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức của SHB, CN Thăng Long

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của SHB, CN Thăng Long

Chức năng của các phòng ban trong hình 4.1 được trình bày cụ thể trong phụ lục 4.1 Tính đến tháng 5/2019, số lượng cán bộ trực thuộc phòng KHDN của SHB, CN Thăng Long bao gồm 10 người, trong đó có một trưởng phòng, một phó trưởng phòng và 8 chuyên viên quan hệ KHDN. Các lãnh đạo phòng đều là những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong vị trí chuyên viên cũng như quản lý, thể hiện được năng lực và uy tín trong quá trình phân công, giám sát, đánh và kiểm tra công việc. Các cán bộ cấp dưới cũng đều tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo bậc đại học thuộc khối ngành kinh tế, đều có kinh nghiệm về vị trí hiện tại và được đào tạo bài bản, nắm vững những kiến thức chuyên môn về tài chính – ngân hàng và hiểu rõ về pháp luật, năng động và nhiệt tình trong công việc. Trong thời gian nghiên cứu tại SHB, CN Thăng Long, do quy trình phân tích, đánh giá KHDN trải qua nhiều bước và phức tạp hơn so với

KH cá nhân nên trong một tháng, số lượng hồ sơ được phê duyệt khoảng 1-2 hồ sơ và số lượng KH tiếp cận được nằm trong khoảng từ 8-10 người.

4.1.3. Tình hình hoạt động của SHB trong những năm gần đây

Kết quả hoạt động của SHB, CN Thăng Long luôn gắn liền với kết quả hoạt động của toàn SHB. Cụ thể trong giai đoạn 2016-2018, kết quả hoạt động của SHB thể hiện ở những nội dung chính như sau:

Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của SHB giai đoạn 2016-2018

- Bảng 4.1 cho thấy: khác với năm 2016 và 2017, lợi nhuận của SHB đến chủ yếu từ thu nhập lãi thuần và lãi từ khoản mua bán chứng khoán đầu tư, trong khi lãi từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh và mua bán chứng khoán kinh doanh đều giảm, nguyên nhân là do không còn các khoản thu đột biến từ dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên LNTT trong năm 2018 vẫn cao hơn so với hai năm liền trước, nguyên nhân là do khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm đi so với năm 2017. Đồng thời, LNTT của

ngân hàng cũng đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tăng 8.4% so với năm 2017 và vượt dự tính ban đầu là đặc ra là 2,050 tỷ đồng (Hải Vân, 2019).

Bảng 4.2: Chi tiết về dư nợ tín dụng khách hàng của SHB giai đoạn 2016-2018

- Từ bảng 4.2 ta có thể thấy rằng: cho vay khách hàng của SHB tăng đều đặn qua các năm, tuy nhiên cơ cấu các khoản nợ có sự thay đổi nhất định. Xét trên góc độ rủi ro của các khoản nợ, nợ nhóm 3 và nhóm 4 sau khi tăng trưởng trong năm 2017 đã có sự suy giảm trong năm 2018. Tuy nhiên có điểm đáng chú ý là nợ nhóm 5 trong năm 2018 đã tăng lên và đạt tỷ trọng ngang với nợ nhóm 2, khiến cho tổng tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) của SHB bị đẩy lên mức 2.4%, tăng nhẹ so với năm 2017 là 2.33%.

Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là nợ thuộc nhóm đủ tiêu chuẩn. Xét về thời hạn nợ, nợ dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm và thay vào đó là sự tăng lên của tín dụng trung và ngắn hạn.

Bảng 4.3: Tiền gửi của khách hàng tại SHB giai đoạn 2016-2018

- Mặc dù không nằm trong nhóm những ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận trong các năm gần đây, SHB vẫn là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam.

Theo BCTC công bố năm 2018, SHB nằm đứng thứ 9 trong số những ngân hàng thu hút tiền gửi nhiều nhất năm, tăng 15.6% so với năm 2017 (Hải Vân, 2019). Theo kết quả nghiên cứu của Vietnam Report dựa trên ba tiêu chí hàng đầu về uy tín của ngân hàng bao gồm “năng lực và hiệu quả tài chính, uy tín truyền thông, mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng”, SHB đã được vinh danh khi lọt trong bảng xếp hạng

“10 doanh nghiệp uy tín ngành ngân hàng – bảo hiểm” vào ngày 25/07/2018. Đây là kết quả hoàn toàn xứng đáng với quá trình hoạt động 25 năm của xây dựng và phát triển: chiến lược tăng trưởng vượt bậc đưa quy mô của SHB là một trong năm ngân hàng TMCP lớn nhất, chất lượng càng khoản tín dụng ngày càng được chú trọng và tỷ lệ nợ xấu luôn được giữ ổn định dưới mức 3%. Cùng thời điểm, SHB còn được vinh danh với hàng loạt các giải thưởng danh giá khác như: “Ngân hàng tài trợ dự án tốt nhất và có sáng kiến bao trùm tốt nhất tài chính tốt nhất”, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam”… (“3 năm liên

tiếp, SHB khẳng định vị thế vững chắc trong TOP 10 Ngân hàng Việt Nam uy tín, 2018).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)