Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Đông Đô (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

2.4. Thực trạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2016 – 2018

2.4.1. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay được hiểu là tổng số tiền vay mà khách hàng đã nhận qua các lần giải ngân cho khách hàng tính trong một thời hạn nhất định. DSCV phản ánh kết quả về việc mở rộng, phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng.”

a) Theo thời hạn

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay KHCN theo thời hạn giai đoạn 2016 – 2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB Đông Đô giai đoạn 2016 - 2018) Nhìn chung, doanh số cho vay KHCN tại NH TMCP Á Châu – chi nhánh Đông Đô có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy ngân hàng đang ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, nỗ lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của các cá nhân, đặc biệt là đối với loại hình trung – dài hạn. Số liệu trên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng là tập trung vào tài trợ kinh doanh và mua nhà.

Năm 2016, mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính Phủ và Quộc hội đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, NHNN đã thực hiện điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt chủ động, đảm bảo ổn định hệ thống, tạo thuận lợi cho hoạt động các TCTD với các chỉ tiêu ở mức:

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

105.229 115.112 125.229

445.231 505.124

595.251

triệu đồng

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung -dài hạn

tăng trưởng tín dụng: 15-17% một năm và tỷ lệ nợ xấu 3%. Điều này đã kích thích doanh số cho vay của các nhà băng nói chung và ACB Đông Đô nói riêng tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, trong năm 2016, DSCV ngắn hạn đạt 105.229 triệu đồng, chiếm 19,12% tổng DSCV. Cơ cấu DSCV trung - dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, ở mức 80,88% và đạt 445.231 triệu đồng.

Năm 2017, hoạt động của ngành Ngân hàng diễn ra tương đối thuận lợi, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều khó khăn khác như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hay áp lực về cho vay lãi suất thỏa thuận. Để phần nào khắc phục được điều đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các nhà băng tái cơ cấu, đáp ứng tỷ lệ an toàn hoạt động, giải quyết vấn đề “bóng ma nợ xấu” như”: “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 20/11/2017”; “Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 36 ban hành ngày 28/12/2017”… Nhờ lợi thế môi trường kinh tế, là một ngân hàng có uy tín nhiều năm, ACB Đông Đô tiếp tục đẩy mạnh cho vay, đồng hành và chia sẻ những khó khăn về vốn đối KHCN, từ đó DSCV năm 2017 đã có sự tăng trưởng rõ rệt. DSCV ngắn hạn tăng 9.883 triệu đồng (tương ứng mức tăng 9,39%) so với năm 2016. Trong năm 2017, Ngân hàng cũng đẩy mạnh mảng cho vay trung - dài hạn để đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của KH về kinh doanh hay mua nhà, DSCV trung - dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV và tăng 59.893 triệu đồng (tương ứng mức tăng 12,34%) so vơi năm trước.

Sang đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng bị hạn chế ở mức 17%, các tỷ lệ đảm bảo an toàn tiếp tục thắt chặt. Tuy nhiên nhiều nhà băng vẫn đặt mục tiêu kinh doanh rất cao, trong đó có ACB mục tiêu lợi nhuận trước thuế ước tăng 120%. Theo ông Trần Huy Hùng – Chủ tịch HĐQT ACB cho biết: “Mục tiêu chiến lược của ACB đến năm 2018 là xác lập vị thế dẫn đầu trên 5 lĩnh vực: định hướng khách hàng, quản lý rủi ro, kết quả tài chính bền vững, hiệu quả hoạt động và đạo đức kinh doanh”. Theo đó, ACB đã xây dựng và triển khai các sản phẩm dành cho KHCN theo chiến lược kinh doanh mới với phương châm phục vụ KH tốt hơn, tạo điều kiện cho KH được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm tại ACB. Để hoàn thành được mục tiêu lợi nhuận mà vẫn tuân thủ các quy định, chính sách của ngành ngân hàng, ACB Đông Đô đã mạnh dạn cho vay nhưng

vẫn dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng, tích cực củng cố mối quan hệ với KH, xây dựng nhiều chương trình ưu đãi cho KHCN, thủ tục vay nhanh chóng như

“Cơ ngơi bền vững”, “Ngôi nhà đầu tiên” hay “Cho vay có tài sản bảo đảm dành cho Hội viên Blue Diamond”… DSCV KHCN của ACB Đông Đô đạt 720.480 triệu đồng, tăng 105.244 triệu đồng (tương ứng mức tăng 17,11%) so với năm 2017, trong đó, DSCV trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, ở mức 595.251 triệu đồng.

Sự tăng lên về quy mô tín dụng trong năm nay cho thấy tiềm lực cũng như chất lượng TDCN tại ngân hàng.

b) Theo mục đích sử dụng vốn

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2016 - 2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB Đông Đô giai đoạn 2016 - 2018)

* Cho vay kinh doanh:

Kinh tế hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh là một lực lượng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nhận thức được vai trò của đối tượng này trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã thực hiện xây dựng các chủ trương, đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển cho các hộ kinh doanh.

Các nhà băng cũng liên tục triển khai các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ, san sẻ khó khăn về vốn đối với các hộ kinh doanh. Riêng đối với ACB, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược kinh doanh bán lẻ khi tập trung tăng trưởng TDCN, doanh nghiệp vừa và nhỏ song song với phát triển ngân hàng số. ACB là một trong các ngân hàng có thế mạnh về cho vay cá nhân. Tận dụng tốt thế mạnh của mình cũng

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

274.178 324.175 416.231

165.457 176.023

184.098

75.886 78.138

81.139

34.939 36.9

39.012

triệu đồng

Vay kinh doanh Vay mua nhà Vay tiêu dùng Vay khác

như xây dựng các chính sách cho vay lãi suất ưu đãi đối với sản xuất kinh doanh, ACB nói chung và ACB Đông Đô nói riêng đã đạt được các con số ấn tượng.

DSCV kinh doanh chiếm trên 50% trong tổng DSCV KHCN. Cụ thể, năm 2017, DSCV kinh doanh đạt mức 324.175 triệu đồng, tăng 18,24% so với năm trước.

Sang đến năm 2018, con số này đã nâng lên ở mức 416.231 triệu đồng, tăng 28,40%

so với năm 2017.

* Cho vay mua nhà:

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản: “Với hơn 50.000 cặp vợ chồng trẻ kết hôn mỗi năm thì nhu cầu nhà ở vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là phân khúc nhà ở trung bình và giá rẻ.” Đây là một phân khúc thị trường tiềm năng mà các nhà băng có thể khai thác. Tận dụng điều này, ACB đã xây dựng nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, điển hình là chương trình “Ngôi nhà đầu tiên”, khách hàng vay sẽ được cố định lãi suất 10,5%/năm với thời hạn vay dưới 120 tháng. Với chương trình cho vay hấp dẫn, lãi suất ưu đãi và thủ tục giải ngân nhanh chóng, doanh số cho vay mua nhà tại ACB Đông Đô trong năm 2017 ở mức 176.023 triệu đồng, chiếm 30,06% tổng DSCV và tăng 6,38% so với năm 2016.

“Cho vay bất động sản được ví như là “con gà đẻ trứng vàng” của các TCTD.

Nhiều năm trước, việc các nhà băng cho vay ồ ạt dẫn đến “tăng nóng”, các dự án bất động sản đã trở thành những món nợ xấu cực kỳ khó giải quyết. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách bền vững, lành mạnh, NHNN đã quyết định thực hiện công tác “siết chặt” tín dụng đối với thị trường bất động sản. Điều này buộc các ngân hàng phải thận trọng khi cho vay lĩnh vực này với yêu cầu thủ tục, điều kiện vay chặt chẽ nhằm đảm bảo khâu đầu vào tốt để hạn chế rủi ro.Chủ trương này đã xuất hiện từ vài năm trước nhưng đến đầu năm 2018 thì được triển khai rộng trên thực tế. Trước tình hình đó, ACB Đông Đô tuy vẫn thực hiện cho vay mua nhà nhưng mọi thủ tục, giấy tờ đều được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo an toàn tín dụng và phòng ngừa rủi ro hiệu quả. DSCV mua nhà trong năm 2018 tăng nhẹ so với năm 2017 là 4,59%, đạt mức 184.098 triệu đồng.

* Cho vay tiêu dùng:

Theo nhận định của các chuyên gia: “Tín dụng tiêu dùng là phân khúc thị trường tín dụng đang đem lại nguồn thu nhập và tạo điều kiện cho các NHTM bán

trọn gói sản phẩm cho KH nên được các NHTM đẩy mạnh trong thời gian qua.

Theo đó, các NHTM có thế mạnh ở mảng bán lẻ đang khai thác cũng như cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất và tiện ích các sản phẩm TDCN.” ACB được coi là một ngân hàng có thế mạnh về mảng tín dụng cá nhân. Hiện nay, KHCN vay tiêu dùng tại ACB được hưởng mức lãi suất khá ưu đãi chỉ từ 11,2%/năm. Đặc biệt, trước đó ACB cũng có chính sách giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng hiện hữu có khoản vay mới. Đây là cơ hội cho các KH được tiếp cận nguồn vốn rẻ, thực hiện hóa nhu cầu tiêu dùng cá nhân và gia đình như: mua sắm các vật dụng gia đình, học phí cho con cái, y tế và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn còn e ngại về vấn đề lãi suất của các NHTM chỉ giảm trong ngắn hạn. Trong tương lai, lãi suất có thể điều chỉnh theo lãi suất thị trường, không loại trừ khả năng tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Nắm bắt được tâm lý KH, ACB còn có chính sách cho vay linh hoạt ở kỳ hạn điều chỉnh lãi suất, theo đó KH có thể lựa chọn kỳ hạn điều chỉnh lãi suất là 3, 6 hoặc 12 tháng, tương ứng sẽ có các mức lãi suất cho từng kỳ hạn điều chỉnh khác nhau. Bằng việc xây dựng các chính sách và chương trình đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của KH, DSCV tiêu dùng tại ACB Đông Đô đang ngày càng được đẩy lên cao qua các năm. Cụ thể, năm 2017, DSCV tiêu dùng đạt mức 78.138 triệu đồng, tăng 2,97% so với năm 2016.

Đến năm 2018, con số này tiếp tục tăng lên ở mức 82.139 triệu đồng, tăng 5,12% so với năm 2017. Điều này đang dần khẳng định vị thế của ACB cũng như thị phần tín dụng của ACB trên thị trường, xứng đáng với sứ mệnh “Ngân hàng của mọi nhà”.

* Cho vay khác:

Cho vay khác bao gồm các sản phẩm TDCN còn lại như: cho vay cán bộ công nhân viên ACB, cho vay tín chấp, thẻ tín dụng… Loại hình này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSCV tại ACB Đông Đô. Nguyên nhân có thể lý giải như sau:

Rủi ro là phần không thể loại bỏ trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng, tuy nhiên nếu cho vay tín chấp thì rủi ro này sẽ lớn hơn nên để đảm bảo an toàn tín dụng, ACB hạn chế cho vay tín chấp và chỉ thực hiện khi KH thực sự có uy tín và CIC “đẹp”;

thứ hai là vì đối với vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng, lãi suất thường rất cao, KH phải thực sự có đủ tiềm lực tài chính mới có thể đảm bảo khả năng trả nợ cho NH.

Nhìn chung thì DSCV khác tại ACB Đông Đô tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, để

hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, các chuyên viên tín dụng phải thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy trình cho vay. Năm 2017, DSCV khác là 36.900 triệu đồng, tăng 5,61% so với năm 2016. Ở năm tiếp theo, con số này tăng nhẹ, đạt 37.012 triệu đồng, tăng 6,72% so với năm 2017.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Đông Đô (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)