CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.4. Thực trạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2016 – 2018
2.4.4. Nợ xấu, nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân
Để đánh giá chất lượng TDCN tại ACB Đông Đô, ngoài việc xem xét các chỉ tiêu liên quan đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dư nợ tín dụng, ta cần phải xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu tại ngân hàng. Nếu tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu cao, NH sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ, hệ thống thanh khoản của NH sẽ gặp rủi ro; bên cạnh đó, CAR – “hệ số an toàn vốn” hay xếp hạng tín dụng của NH cũng sẽ giảm xuống.
Bảng 2.3: Nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2016–2018
(đơn vị: triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I. Nợ quá hạn 5.061 3.365 2.755
1. Khách hàng cá nhân 2.960 2.240 1.805
2. Khách hàng doanh nghiệp 2.101 1.125 950
II. Nợ xấu 3.287 2.288 1.494
1. Phân theo nhóm nợ
- Nhóm 3 1.260 945 701
- Nhóm 4 977 711 450
- Nhóm 5 1.050 632 343
2. Phân theo đối tượng
- Khách hàng cá nhân 2.215 1.217 913
- Khách hàng doanh nghiệp 1.072 971 561
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,77% 0,36% 0,18%
Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN/Dư nợ KHCN 0,97% 0,53% 0,33%
Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,52% 0,24% 0,10%
Tỷ lệ Nợ xấu KHCN/Dư nợ KHCN 0,69% 0,29% 0,17%
Tỷ lệ Nợ xấu/Nợ quá hạn 66,92% 65,02% 54,59%
Tỷ lệ Nợ xấu KHCN/Nợ quá hạn KHCN 71,45% 54,33% 50,58%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB Đông Đô giai đoạn 2016 - 2018) Biểu đồ 2.5: Nợ xấu, nợ quá hạn KHCN giai đoạn 2016 – 2018
(
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB Đông Đô giai đoạn 2016 - 2018)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2960
2240
1850 2215
1217 triệu đồng 913
Nợ quá hạn KHCN Nợ xấu KHCN
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2016, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,77% so với tổng dư nợ. Sang năm 2017, nợ quá hạn là 3.365 triệu đồng, chiếm 0,36% so với tổng dư nợ. Con số này tiếp tục giảm xuống vào năm 2018, chỉ còn chiếm 0,18% so với tổng dư nợ, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% theo quy định của NHNN. Điều này là một minh chứng cho vấn đề thẩm định, giám sát khoản vay sau giải ngân cũng như công tác thu hồi vốn vay, đôn đốc KH trả nợ đúng hạn tại ACB Đông Đô có hiệu quả tốt. Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy với nguyên tắc là đảm bảo an toàn, chất lượng rồi mới đến lợi nhuận đã giúp cho ngân hàng luôn chủ động và kiểm soát được tình trạng nợ quá hạn.
Năm 2017, nợ quá hạn đối với KHCN ở mức 2.240 triệu đồng, giảm 24,32% so với năm 2016. Trong năm này, mặc dù DSCV hay dư nợ KHCN đều tăng lên nhưng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn đảm bảo tốt tính thanh khoản, an toàn cho hệ thống ngân hàng. Lý giải điều này, có thể do KH thực hiện mở rộng kinh doanh, đầu tư có hiệu quả, từ đó có nguồn trả nợ cho ngân hàng kịp thời, đúng hạn. Bên cạnh đó, cũng có thể do ngân hàng đã thực hiện nghiêm ngặt từ khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cho vay đến sau quá trình giải ngân thì tiếp tục giám sát việc sử dụng vốn của KH có đúng mục đích hay không, nhắc nhở KH khi đến kỳ hạn trả nợ để KH có thời gian chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạn.
Năm 2018, nền kinh tế có sự bứt phá mạnh mẽ, đồng thời công tác nhắc nợ, giám sát sau cho vay của ngân hàng tiếp tục được duy trì và thực hiện một cách có hiệu quả khiến cho nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống, chỉ còn 1.805 triệu đồng, giảm 19,42% so với năm 2017. Đây có thể coi là một thành quả đáng ghi nhận của ACB Đông Đô trong thời gian qua.
Vấn đề nợ xấu luôn là mối đe dọa đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và ACB Đông Đô nói riêng. Nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế và an ninh tài chính quốc gia. Sau vụ án kinh tế liên quan đến Bầu Kiên năm 2012, ACB đang nỗ lực xử lý nợ xấu, thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cũng như chặt chẽ hơn trong công tác giám sát khoản vay. Giai đoạn 2016 – 2018, tỷ lệ nợ xấu tại ACB Đông Đô có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy ACB đang dần lấy lại được hình ảnh một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất nhì hệ thống.
Theo khoản 8, điều 4 Thông tư 02/2013/TT-NHNN có giải thích về nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5. Nhìn chung, cả 3 nhóm nợ đều có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là nợ nhóm 5 giảm từ 31,94% (1.050 triệu đồng) năm 2016 xuống còn 22,96% (343 triệu đồng) năm 2018. Lý giải điều này, có thể do nền kinh tế tăng trưởng khá tốt, kết hợp với chính sách tín dụng và công tác thu hồi nợ của ACB được triển khai khá hiệu quả. Quy trình tín dụng tại ACB luôn được đảm bảo chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến giám sát sau cho vay. Đối với ACB, cho vay KH tập trung vào các đối tượng KH có tình hình tài chính lành mạnh, có TSBĐ tốt, có khả năng trả nợ đồng thời chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu của ACB đã được kiểm soát. Song song với tăng trưởng tín dụng, ACB đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát tín dụng, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu nợ. Đó cũng chính là lý do mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vẫn đc truy trì ở mức thấp tính đến cuối năm 2018.
Có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu so với nợ quá hạn giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng giảm. Đối với những khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, các chuyên viên tín dụng có nhiệm vụ thúc nợ, theo dõi sát sao khoản vay, động viên KH sản xuất kinh doanh, thay đổi chiến lược cho hiệu quả, từ đó có được nguồn thu nhập trả nợ ngay cho NH nên các khoản vay này không bị chuyển sang nợ xấu. Bên cạnh đó thì công tác thu hồi các khoản nợ xấu cũng được thực hiện hiệu quả, giảm dần qua các năm.
Xét đến tỷ lệ nợ xấu KHCN so với dư nợ KHCN, ta thấy tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức rất thấp và có xu hướng giảm dần giai đoạn 2016 – 2018. ACB Đông Đô luôn thận trọng, kiểm soát tỷ lệ này để đảm bảo tính thanh khoản cho mình.
Tỷ lệ nợ xấu KHCN so với nợ quá hạn KHCN cũng có xu hướng giảm qua các năm. Để đạt được kết quả này, ngoài việc thúc nợ và giám sát nợ, ngân hàng đặc biệt chú trọng đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, trong đó chủ trương tập trung xử lý nợ xấu cũ tồn đọng và ngăn chặn, hạn chế phát sinh nợ xấu mới.