CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.6. Đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Đông Đô
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những chuyển biến tích cực về hoạt động kinh doanh TDCN, ACB Đông Đô vẫn còn một số điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, cơ cấu cho vay chưa thực sự đa dạng. ACB triển khai nhiều gói sản phẩm, chương trình ưu đãi lãi suất tới KHCN. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh và mua nhà, đất đai, chiếm phần lớn tổng dư nợ.
Cho vay bất động sản là lĩnh vực sinh lời cao nhưng đi kèm với nó rủi ro cũng rất lớn, vì thời hạn cho vay thường dài mà thị trường bất động sản còn nhiều biến động, chưa thực sự ổn định. Bên cạnh đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay du học, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm…cũng được triển khai nhưng còn hạn chế.
Thứ hai, cho vay chủ yếu là thế chấp. Để đảm bảo an toàn tín dụng, các khoản vay tại ACB Đông Đô chủ yếu được thực hiện dưới hình thức thế chấp, tức phải có TSBĐ hoặc những công nhân viên chức nhà nước có thu nhập ổn định (như đội ngũ giáo viên, lực lượng công an, cán bộ công nhân thuộc biên chế nhà nước…) với phương thức cho vay trả góp. Mặc dù tín dụng tín chấp cũng được triển khai nhưng chỉ giới hạn đối với các khách hàng thực sự có uy tín và năng lực tài chính cao.
Điều này đã khiến lượng KH của ngân hàng giảm đi đáng kể.
Thứ ba, công tác marketing còn chưa chuyên nghiệp, chưa hiệu quả. Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch được phân bố ở những nơi đông dân cư, những nơi có số lượng người tiêu dùng dồi dào, nhu cầu đa dạng và là mảnh đất cho TDCN phát triển. Tuy nhiên số lượng KH đến với NH còn hạn chế, một phần do KH chưa biết hoặc ít được phổ biến về các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Thực tế,
chi nhánh cũng đã xúc tiến các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhưng chưa hiệu quả. KH đến với NH chủ yếu là do khai thác từ nguồn dữ liệu có sẵn, KH cũ.
b) Nguyên nhân
Những hạn chế trên có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chiến lược phát triển của ACB còn khá an toàn sau cuộc khủng hoảng vào năm 2012: Cuộc khủng hoảng vào năm 2012 đã khiến ACB gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dường như đây cũng chính là một dấu mốc để ACB thực hiện thay đổi chiến lược một cách an toàn, hiệu quả. ACB đã xây dựng bộ máy kinh doanh thành 3 mảng: cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn. Hoạt động bán lẻ của ACB vô cùng nổi trội, tăng trưởng tốt trong nhiều năm (năm 2016 chiếm 84% hoạt động của toàn Ngân hàng). Ngoài ra, ACB cũng đang tiến hành xử lý nợ xấu nhóm 6 công ty theo lộ trình, vì vậy để đảm bảo an toàn, ACB hạn chế cho vay tín chấp, chỉ áp dụng đối với các KH lâu năm và có uy tín cao.
Thứ hai, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam: ở nước ngoài, người dân có thói quen tiêu dùng trước, trả tiền sau. Tuy nhiên, người dân Việt Nam thì ngược lại.
Trong trường hợp cần tiền để chi tiêu, phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống, các cá nhân thường có xu hướng vay mượn người thân gia đình, bạn bè rồi mới đến ngân hàng. Ở một góc độ nào đó, họ vẫn mang tâm lý e ngại khi vay vốn ngân hàng, ngại phải chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ làm thủ tục. Bên cạnh đó, việc chứng minh nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của mình cũng là vấn đề khó khăn đối với các cá nhân. Ví dụ như đối tượng vay vốn là cán bộ công nhân viên thì việc xác định nguồn thu nhập có thể xem xét thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương. Nhưng không dừng lại ở đó, ngân hàng còn xét đến cả các khoản thu nhập ngoài lương và KH thường gặp khó khăn trong việc chứng minh nguồn thu này. Do đó, ngân hàng thường quy định phải có TSBĐ đối với các khoản vay cá nhân.
Thứ ba, hoạt động marketing tại chi nhánh vẫn còn chưa có chiều sâu, chưa đi vào nghiên cứu phân loại KH để có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh.
Chính vì vậy, việc thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng cáo chưa đem lại hiệu quả lớn cho hoạt động TDCN của NH.
Qua những phân tích về thực trạng TDCN tại ACB Đông Đô giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của hoạt động TDCN tới kết quả kinh
doanh của toàn chi nhánh. Bên cạnh những thành tích đáng được ghi nhận thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, điều này sẽ giúp ACB nói chung và ACB Đông Đô nói riêng nhìn nhận lại và đưa ra định hướng chiến lược phát triển mới, từng bước tiến dần đến ngôi vị Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua việc phân tích, nghiên cứu các số liệu thu thập được liên quan đến hoạt động TDCN tại ACB Đông Đô, chương 2 đã khái quát được thực trạng hoạt động TDCN tại ngân hàng dựa trên một số chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, nợ xấu, nợ quá hạn KHCN và lợi nhuận từ hoạt động TDCN. Bên cạnh đó, kết quả của việc khảo sát chất lượng TDCN tại ACB Đông Đô dưới sự cảm nhận của chính KH đã được trình bày và đưa ra những nhận xét, đánh giá về mặt tích cực và nhìn nhận được những vấn đề hạn chế còn tồn tại. Đây cũng chính là cơ sở để có thể đưa ra những định hướng, kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TDCN tại ACB Đông Đô ở chương 3.