Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 31 - 46)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

a. Năng lực tài chính

* Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.1: Vốn chủ sở hữu của VIB gia đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB từ 2016 - 2018 Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của VIB tăng qua từng năm từ năm 2016 đến năm 2017. Trong đó vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 0,45% so với năm 2016. Đây là một mức tăng nhẹ và không đáng kể. Nhưng đến năm 2018, vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng mạnh hơn, đạt 10.668 tỷ, tăng 21,4% so với năm 2017. Nguyên nhân là do, trong năm 2018, VIB đã thực hiện chia cổ tức 5% bằng tiền và cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 41,13%, nâng mức vốn điều lệ lên 7.835 tỷ đồng trong tháng 11/2018, góp phần tăng vốn chủ sở hữu.

8.743 8.788

10.668

0 2 4 6 8 10 12

2016 2017 2018

Vốn chủ sở hữu của VIB

22

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng tính đến năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2018 Mặc dù vốn chủ sở hữu của VIB có xu hướng tăng qua 3 năm 2016 đến 2018, nhưng khi so sánh số liệu năm 2018 với một số ngân hàng có cùng quy mô hoặc tuổi đời tương đương thì quy mô vốn chủ sở hữu của VIB còn khá khiêm tốn, thấp hơn hẳn so với Techcombank (đạt 51.783 tỷ đồng), VPBank (đạt 34.75 tỷ đồng) và MBBank (đạt 32.206 tỷ đồng). Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của VIB chiếm 7,65% tổng nguồn vốn, trong khi tỷ lệ này ở MBBank là 8,9% và ở VPBank là 10,75% . Điều này cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của VIB còn nhỏ, hạn chế năng lực hoạt động của ngân hàng.

51.783

34.75

32.206

24.632

20.674

10.644

8.301

0 10 20 30 40 50 60

Techcombank VPBank MB Sacombank ACB VIB SeABank

Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng

23

* Khả năng sinh lời

Biểu đồ 2.3: ROE và ROA của một số ngân hàng năm 2018

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2018 Xét trong cùng hệ thống ngân hàng, theo thống kê mới nhất từ NHNN, tính đến cuối tháng 11/2018, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE của khối NHTMCP đạt 9.88%. Như vậy, tỉ lệ ROE của VIB đã vượt khá xa so với trung bình ngành tại 22.5%

tính đến năm 2018. Tỉ lệ này cũng cao hơn so với các ngân hàng khác như MB (đạt 19.41%), TPBank (đạt 20.87 %). Kết quả cho thấy, VIB đã tận dụng tốt đồng vốn chủ sở hữu và đem lại hiệu quả cao.

Xét số liệu qua từng năm của VIB nói riêng, ROE năm 2018 của VIB là 22.5%, tăng đến 75.8% so với 12.8% tại năm 2017. Nguyên nhân là do năm 2018 cả LNST và VCSH của VIB đều tăng mạnh so với năm 2017.

Về tỷ lệ ROA, cũng theo thống kê của NHNN, ROA trung bình của các NHTMCP đạt 0,76%. Tỷ lệ ROA của VIB cũng cao hơn trung bình ngành (cao hơn 0,94%), mặc

19.41

20.87

22.8 22.5

1.83 1.3 2.4 1.7

0 5 10 15 20 25

MB TPBank VPBank VIB

ROE và ROA của một số ngân hàng

ROE ROA

24

dù tỉ lệ này vẫn thấp hơn một số ngân hàng trong cùng hệ thống như MB (đạt 1.83%) hay VPBank (đạt 2.4%), tuy nhiên con số thấp hơn không đáng kể và vẫn cao hơn một số ngân hàng khác như TPBank (đạt 1.3%)

Như vậy, khả năng sinh lời của VIB cao hơn trung bình nhóm NHTMCP và nằm trong mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng. VIB đã chứng tỏ việc sử dụng tài sản và đồng vốn chủ sở hữu đã đem lại hiệu quả cao.

* Mức độ an toàn vốn – chất lượng tín dung - Mức độ an toàn vốn.

Về phương diện an toàn vốn, với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của đa số NHTM đều trên mức tối thiểu theo yêu cầu của Basel II và vì vậy đảm bảo hoạt động an toàn của các NHTM.

Biểu đồ 2.4: Hệ số CAR của một số ngân hàng tính đến năm 2018

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2018 Trong số những NHTM được xét phía trên, hệ số CAR của VIB tính đến năm 2018 đang ở mức thấp nhất tại 10%, trong khi con số này ở VPBank cao hơn hẳn với 12.3%. Điều này cho thấy, mặc dù VIB đã vượt mức hệ số CAR tối thiểu theo quy định

12.3

10.9 10.24 10

0 2 4 6 8 10 12 14

VPBank MBBank TPBank VIB

Hệ số CAR của một số ngân hàng

25

nhưng nếu so sánh với các ngân hàng khác thì hệ số này vẫn thuộc nhóm thấp. Ngân hàng nào có chỉ số CAR cao hơn đồng nghĩa với việc sẽ có lớp đệm dày hơn để bảo vệ mình trước biến động bất lợi diễn ra trên thị trường. Thực tế, qua đánh giá của giới chuyên gia, tỷ lệ an toàn vốn của Việt Nam chưa phản ánh trung thực tình hình của các ngân hàng do tình trạng che giấu nợ xấu và chưa chấp hành chặt chẽ vấn đề trích lập dự phòng. Thậm chí tồn tại trường hợp kinh doanh kém hơn những năm trước nhưng hệ số CAR vẫn tăng nhờ tài sản giảm. Có thể thấy nếu chỉ nhìn vào con số CAR mà đánh giá ngân hàng nào có CAR thấp là rủi ro và CAR cao là an toàn tuyệt đối là không khách quan, Vì thế đối với VIB, mặc dù hệ số CAR vẫn thấp hơn so với các ngân hàng khác nhưng hệ số này đã đạt mức tối thiểu theo quy định, từ đó khách hàng cũng có một sự tin cậy nhất định đối với VIB.

- Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của VIB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB năm 2016 - 2018

2.58

2.49

2.24

2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7

2016 2017 2018

Tỷ lệ nợ xấu của VIB từ năm 2016 đến 2018

26

Tỷ lệ nợ xấu của VIB có xu hướng giảm từ năm 2016 đến năm 2018. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu đạt mức 2.58%, đến năm 2017, tỷ lệ này có mức giảm nhẹ 0.09%, đạt 2.49%.

Đến năm 2018, VIB có mức giảm tỷ lệ nợ xấu nhiều hơn so với những năm trước, đạt 2.24% (giảm 0.25% so với năm 2017). Đây là một tín hiệu đáng mừng của VIB trong việc xử lí và kiểm soát các khoản nợ xấu. Nguyên nhân cho tín hiệu tích cực này là do VIB đã nỗ lực tập trung xử lí các khoản nợ đã bán cho VAMC, khiến cho tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2.49% ở cuối năm 2017 xuống còn 2.24% tại năm 2018. Ngoài ra, nhờ việc xử lý những khoản nợ xấu này, VIB là 1 trong 4 ngân hàng đầu tiên trong danh sách 6 ngân hàng xóa được dư nợ VAMC, trong đó có Vietcombank, Techcombank, MB, ACB và Viettinbank.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tính đến năm 2018 Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2018 So sánh với một vài ngân hàng khác, mặc dù đã có nhiều cố gắng để giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng tỷ lệ này của VIB vẫn thuộc nhóm cao. Tỷ lệ nợ xấu của VIB cao hơn

1.1 1.2

2.11 2.2 2.24

3.2

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

TPBank MB Sacombank SGB VIB VPBank

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng năm 2018

27 [Grab your reader’s

attention with a great quote from the document or use this space to emphasize a key point. To place this text box anywhere on the page, just drag it.]

104,5 17

hẳn so với các ngân hàng như TPBank (đạt 1.1%) hay MB (đạt 1.2%). Vì thế, VIB cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của mình đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro và tổn thất dòng vốn của ngân hàng.

b. Thị phần của ngân hàng

* Quy mô tổng tài sản

Biểu đồ 2.7: Tổng tài sản của VIB giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB năm 2018

Quy mô tổng tài sản của VIB có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Cuối năm 2016, tổng tài sản đạt 104157 tỷ đồng, sang năm 2017, con số này tăng lên 123159 tỷ đồng (tăng 19 002 tỷ đồng so với năm 2016). Đến cuối năm 2018 tổng tài sản đạt mức 139 166 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 101 nghìn tỷ,

65%

70% 73%

104,517 123,159

139,166

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

2016 2017 2018

Tổng tài sản của VIB từ năm 2016 - 2018

Khác

Tiền gửi SBV và TCTD khác Đầu tư trái phiếu

Cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

28

tăng hơn 17% so với năm 2017, nằm trong nhóm có mức tăng trưởng dư nợ cao nhất ngành ngân hàng. Dư nợ tín dụng đóng góp 73% trong tổng tài sản năm 2018.

Biểu đồ 2.8: So sánh quy mô tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2018 Qua số liệu trên biểu đồ, quy mô tổng tài sản của VIB nằm trong nhóm các ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ, còn khá hạn chế so với các ngân hàng khác. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của VIB còn yếu trên thị trường.

400686

323291 320989

140487 139166 136179

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000

Sacombank VPBank Techcombank SeaBank VIB TPBank

Tổng tài sản của một số ngân hàng

29

* Dư nợ cho vay

Biểu đồ 2.9: Tổng dư nợ cho vay của VIB năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB năm 2018 Có thể thấy, dư nợ cho vay của VIB tăng qua từng năm. Năm 2016, dư nợ cho vay đạt 67,466 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên 88,623 tỷ đồng trong năm 2017 và đạt 101,160 tỷ đồng trong năm 2018. Cũng trong năm này, dư nợ cho vay của ngân hàng bán lẻ đạt trên 74 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng 73% tổng dư nợ. Trong 2 năm liên tiếp 2017 và 2018, dư nợ ngân hàng bán lẻ đã tăng trưởng tương ứng là 83% và 46%. Để có mức tăng trưởng mạnh ở phân khúc ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh hạn mức tín dụng được quản lý ở mức thấp, VIB đã chuyển dịch tỷ trọng dư nợ từ phân khúc khách hàng cá nhân, giảm bớt tỷ trọng cho vay món lớn, cho vay tập trung nhóm khách hàng doanh nghiệp, cũng như giảm tỷ trọng cho vay ngoại tệ theo định hướng của ngành ngân hàng.

42%

59%

73%

67,466

86,623

101,160

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

2016 2017 2018

Tổng dư nợ cho vay của VIB

Cho vay KHCN Cho vay KHDN

30

Bảng biểu 2.1: Dư nợ cho vay của các ngân hàng năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Tên ngân hàng 2018 2017 Thay đổi

BIDV 988.739 866.885 14.1 %

Viettinbank 864.926 790.688 9.4%

Vietcombank 632.633 543.435 16.4%

Sacombank 256.623 222.947 15.1%

ACB 230.527 198.513 16.1%

VPBank 221.460 182.166 21.2%

MBBank 214.686 184.188 16.6%

Techcombank 159.942 160.849 -0.6%

HDBank 123.132 104.497 17.8%

LienVietpostbank 119.1931 100.621 18.5%

VIB 101.160 88.623 14.1%

Nguồn: Vietnambiz.vn,2018 Số liệu cho thấy, VIB đang đứng vị trí cuối cùng trong số 10 ngân hàng về dư nợ cho vay. Hơn thế, dư nợ cho vay của VIB cũng còn rất nhỏ so với một số các ngân hàng đứng đầu như BIDV với 988.739 tỷ đồng, Viettinbank với 864.926 tỷ đồng hay Vietcombank với 632.633 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của một số NHTM CP khác cũng cao hơn nhiều so với VIB như ngân hàng ACB, VPBank hay MBBank. Dư nợ cho vay của các ngân hàng này đều cao hơn gấp đôi so với dư nợ cho vay của VIB. Điều này chứng tỏ, thị phần về tín dụng của VIB còn rất yếu, kém hẳn so với nhiều ngân hàng khiến cho năng lực cạnh tranh của VIB cũng thua kém so với các ngân hàng này.

31

* Vốn huy động

VIB năm 2018 đạt con số huy động vốn khách hàng (huy động tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá hơn 95 nghìn tỷ đồng.

Biểu đồ 2.10: Vốn huy động khách hàng năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Số vốn huy động khách hàng của VIB có xu hướng tăng qua từng năm từ năm 2015 đến năm 2018.

Trong đó, vốn huy động khách hàng năm 2018 là 84,863 tỷ đồng, tăng 24.1% so với 68.378 tỷ đồng tại năm 2017. Năm 2016 con số này là 59.261 tỷ đồng. Con số này cho thấy hiệu quả của ngân hàng trong hoạt động thu hút nguồn vốn, tìm kiếm khách hàng mới, đưa ra lãi suất huy động cạnh tranh cùng các chương trình khuyến mãi, quà tặng,…

53304

61261

77432

95015

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000

2015 2016 2017 2018

Vốn huy động khách hàng của VIB năm 2018

32 - Tiền gửi khách hàng

Tuy nhiên khi xem xét số liệu cụ thể về tiền gửi của khách hàng, tuy con số này có tăng nhưng mức tăng lại không đáng kể, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2016, tiền gửi không kỳ hạn đạt 11.022 tỷ đồng, đến năm 2017 con số này là 11.143 tỷ đồng, chỉ tăng 121 triệu đồng so với năm 2016. Số liệu tại năm 2018 đạt 12.127 tỷ đồng, tăng 984 triệu so với năm 2017. Điều này cho thấy, thị phần tiền gửi khách hàng của VIB cũng còn rất hạn chế.

Bảng biểu 2.2: Vốn huy động của VIB theo từng loại tiền giai đoạn năm 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng

2016 2017 2018

Tiền gửi không kỳ

hạn 11.021.818 11.143.445 12.126.600

Tiền gửi có kỳ hạn 48.049.367 57.013.431 72.437.102 Tiền gửi vốn

chuyên dùng 107.621 62.794 104.835

Tiền ký quỹ 82.036 158.083 194.092

Tổng 59.260.842 68.377.753 84.862.629

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB

33

Biểu đồ 2.11: So sánh hoạt động tiền gửi của một số ngân hàng năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2018 Rõ ràng khối lượng vốn huy động được từ tiền gửi của khách hàng vẫn nằm trong nhóm các ngân hàng có khối lượng huy động thấp. Con số này của VIB thậm chí cần thấp hơn rất nhiều so với một vài ngân hàng khách như MBBank (tại 239.96 tỷ đồng), Techcombank (tại 201.415 tỷ đồng) hay VPBank (tại 170.851) tỷ đồng.

- Phát hành giấy tờ có giá

Năm 2018, số tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 800.000 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2017. Ở các kỳ hạn khác, số tiền huy động được cũng có mức tăng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2017.

801.929

239.964

201.415

170.851

84.83 84.345 76.138

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Vietcombank MBBank Techcombank VPBank VIB SeABank TPBank

34

Bảng biểu 2.3: Phát hành GTCG theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dưới 12 tháng - 400.000 800.000

Từ 12 tháng đến

dưới 5 năm 2.000.000 7.336.309 7.798.953

Từ 5 năm trở lên - 1.308.753 1.553.477

2.000.000 9.045.061 10.152.430

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Biểu đồ 2.12: So sánh vốn huy động ( bao gồm tiền gửi khách hàng và GTCG) của một số ngân hàng năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng

823.39

251.122

219.599 214.596

95.015 92.45 84.853

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Vietcombank MBBank VPBank Techcomabnk VIB SeABank TPBank

35

Nhìn chung, số vốn huy động của VIB chỉ thuộc nhóm ngân hàng có số vốn huy động thấp. Con số này tại VIB thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác như VPBank, MBBank, Techcombank hay Vietcombank. Điều này cho thấy, thị phần về vốn huy động của VIB còn hạn chế và chưa được mở rộng, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của VIB.

c. Mạng lưới chi nhánh

Tính đến năm 2018, Ngân hàng VIB đã có 163 chi nhánh tại 23 tỉnh và thành phố lớn nhất cả nước và 618 máy ATM và POS. Ngân hàng đã phục vụ hơn 2 triệu khách hàng cá nhân và hơn 20 ngàn khách hàng doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.13: So sánh số lượng chi nhánh của một số ngân hàng tính đến năm 2018

Nguồn: cafef.vn, 2018 Tuy nhiên, dựa vào số liệu thống kê của cafef.vn, con số này là hết sức khiêm tốn so với các ngân hàng khác. VIB chỉ đứng vị trí thứ 19 trên tổng số 24 ngân hàng được

36

thống kê. Với số lượng chi nhánh và phòng giao dịch ít hẳn so với các ngân hàng như vậy, cơ hội tiếp cận khách hàng của VIB cũng bị hạn chế, hơn nữa nếu số điểm giao dịch thấp thì sự tiện lợi dành cho khách hàng cũng bị giảm sút đáng kể, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng đối với các dịch vụ của VIB.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)