Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018, xong VIB vẫn còn một số những hạn chế gây cản trở đến năng lực cạnh tranh của mình.

- Vốn chủ sở hữu vẫn còn ở mức thấp so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, khiến khả năng cạnh tranh cũng như chống đỡ rủi ro của ngân hàng chưa cao.

- Thị phần của ngân hàng còn rất nhỏ cả về quy mô tổng tài sản, dư nợ hay vốn huy động.

- Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân còn chưa đa dạng, chưa có nhiều ưu đãi hay các dòng sản phẩm dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau.

- Mặc dù đã có những phát triển về công nghệ thông tin nhưng sự tiện lợi mang đến cho khách hàng vẫn chưa so sánh được với một số ngân hàng như VPBank hay TPBank.

- Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tuy đã phát triển nhưng vẫn còn chưa đủ rộng và lớn.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường làm xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại, làm thị phần của mỗi ngân hàng bị thu hẹp lại cũng như giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên,

- Thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Trước hết đó là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là ngân hàng nhà nước trong việc đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh, hỗ trợ trong việc định hướng, tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận các cơ hội đầu tư, các đối tác cung cấp công nghệ.

52

* Nguyên nhân chủ quan

- Mặc dù lãi suất đầu vào và đầu ra của VIB khá cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên các sản phẩm mà VIB cung cấp lại chưa có sự đa dạng, chưa mang lại nhiều khác biệt. Điều này dẫn đến việc khách hàng sẽ ưu tiên tìm hiểu sản phẩm của các ngân hàng khác để phù hợp với nhu cầu cũng như được hưởng những chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn. Hơn nữa, các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm chưa được đẩy mạnh, chưa phổ biến, chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Trong khi đó, tin quảng cáo, các chương trình khuyến mãi của một số ngân hàng như Techcombank, Vietcombank luôn dễ dàng được nhìn thấy trên các trang mạng xã hội với khối lượng tương tác lớn từ khách hàng. Đây là hai nguyên nhân khiến thị phần của ngân hàng còn rất nhỏ so với các ngân hàng khác.

- Tiềm lực tài chính còn hạn chế chính là nguyên nhân khiến cho VIB chưa thể đầu tư, phát triển nền tảng công nghệ để áp dụng được những công nghệ tân tiến nhất nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, năng lực tài chính còn yếu cũng chính là nguyên nhân khiến VIB chưa thể mở rộng được mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, các máy ATM đến nhiều khu vực, tỉnh thành. Đầu tư công nghệ và phát triển mạng lưới hệ thống đều là hai mảng cần một nguồn kinh phí dồi dào.

- Số lượng nhân viên còn nhỏ cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm dịch vụ mà VIB cung cấp còn chưa đa dạng. Theo đó, VIB sẽ không có đủ nguồn lực nghiên cứu thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàng, nghiên cứu các sản phẩm đã có để cho ra đời những sản phẩm cải tiến có tính năng mới. Đây đều là những công việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên mạnh về số lượng cũng như chất lượng.

53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 khóa luận đã giải quyết được các vấn đề:

- Khái quát những nét chung và tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB.

- Phân tích thực trạng, các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của VIB dựa trên cơ sở lý luận chương 1.

- Đưa ra các thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại, đánh giá năng lực cạnh tranh của VIB.

54

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)