CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 23 - 27)

1.2.1. Khái niệm và các thành phần của cán cân thương mại

Để hiểu rõ về cán cân thương mại ta cần hiểu sơ qua về cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế (The balance of Payments – BOP hay BP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Xét từ góc độ quốc gia, tất cả người trên thế giới được chia thành 2 nhóm, đó là người cư trú và người không cư trú bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, các công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế. Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí:

- Thời gian cư trú từ 12 tháng trở lên.

- Có nguồn thu nhập từ quốc gia cư trú.

Những người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người không cư trú. Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các cán cân bộ phận sau: Cán cân vãng lai (Current Account – CA), cán cân vốn (Capital Balance – K), cán cân cơ bản (Basic Balance – BB), cán cân tổng thể (Overall Balance – OB), cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB), nhầm lẫn và sai sót (OM).

Cán cân thương mại là một cán cân bộ phận trong cán cân vãng lai. Cán cân thương mại, hay còn được gọi là cán cân hữu hình (visible), bởi vì nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới hải

quan. Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên được ghi có (+) trong BP; và nhập khẩu làm phát sinh khoản chi nên được ghi nợ (-) trong PB. Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa, thì cán cân thương mại thặng dư hay gọi là xuất siêu.

Ngược lại, khi thu nhập từ nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn khoản thu từ xuất khẩu, thì cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 1.2.2.1. Nhân t tỷ giá

Với các nhân tố khác không thay đổi (hàm ý giá hàng hóa ở trong nước và nước ngoài không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến:

- Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.

Do giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:

( là hằng số, dẫn đến E => QX => X) Trong đó:

PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ.

QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu (Q = Quantity).

X – giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.

Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX tăng; QX làm cho X tăng. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Ý nghĩa: do mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh xuất khẩu là lợi nhuận tính bằng đồng nội tệ, do đó, với các nhân tố khác không đổi, các quốc gia thường sử dụng chính sách phá giá nội tệ để khuyến khích xuất khẩu.

- Làm cho giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm.

Do giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

( PX là hằng số, dẫn đến: E  QX  X* ) Trong đó: X* là giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.

Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (tức QX tăng) và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) có thể tăng hoặc giảm.

Tóm lại, tỷ giá tăng chắc chắn làm tăng cầu nội tệ, nhưng không nhất thiết làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ, nhưng không nhất thiết làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.

1.2.2.2. Nhân t lạm phát

Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý tỷ giá không thay đổi), nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế, do đó, làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.

- Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm:

PX tăng, QX giảm làm cho X có thể tăng hoặc giảm.

- Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ cũng có thể tăng hoặc giảm:

E không đổi, PX tăng, QX giảm làm cho X* có thể tăng hoặc giảm.

Tóm lại, ảnh hưởng của nhân tố lạm phát lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tê và ngoại tệ là không rõ ràng.

1.2.2.3. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng

Với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Hay nói cách khác, khi giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng, làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ.

1.2.2.4. Thu nhập của người không cư trú

Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực (real income) của người không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu của người không cư trú, dẫn đến khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng, làm tăng cung ngoại tệ (tức tăng cầu nội tệ), kết quả là giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ đều tăng.

1.2.2.5. Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài

Với các nhân tố khác không đổi, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như áp

dụng các biện pháp hàng rào phi thuế quan như: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu, kết quả là làm giảm cầu nội tệ.

Những nhân tố tác động lên giá trị nhập khẩu hàng hóa là giống với những nhân tố ảnh hưởng lên xuất khẩu, nhưng có tác động ngược chiều. Cán cân thương mại được cải thiện khi tác động ròng của các nhân tố lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu là dương và trở nên xấu đi khi tác động ròng của các nhân tố lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu là âm.

1.2.3. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thương mại

Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn cân bằng, do đó nếu chúng ta giả thiết hạng mục sai sót và nhầm lẫn thống kê bằng 0, thì bằng toán học chúng ta có thể viết:

(1.2.3.1) Trong đó: X – giá trị xuất khẩu

M – giá trị nhập khẩu SE – giá trị dịch vụ ròng IC – giá trị thu nhập ròng

TR – giá trị chuyển giao vãng lai ròng KL – luồng vốn ròng dài hạn

KS – luồng vốn ròng ngắn hạn

– thay đổi dự trữ ( Chú ý: 0 thì dữ trữ giảm vì khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ta làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế, do đó ta phải ghi có (+); < 0 thì dữ trữ tăng vì khi NHTW can thiệp mua vào ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế, do đó ta phải ghi nợ (-)).

Từ đẳng thức (1.2.3.1) suy ra cán cân thương mại được xác định:

( ) ( ) (1.2.3.2) Cán cân thương mại thặng dư khi: ( )

Cán cân thương mại thâm hụt khi: ( )

Như vậy, cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa. Từ đẳng thức (1.2.3.2) cho thấy: thay đổi trong cán cân

thương mại phản ánh sự thay đổi của các đại lượng thuộc bên phải của đẳng thức (1.2.3.2) nhưng có dấu ngược nhau.

Việc quan sát và phân tích diễn biến của cán cân thương mại có ý nghĩa trong thực tiễn, bởi vì:

Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai.

Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai.

Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đó việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)