Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 53)

2.1. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT

2.1.2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua

Để có cơ sở đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng cảu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, sau khi thu thập số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2000 – 2017, ta tiến hành tính toán chỉ số XK, chỉ số NK và chỉ số tổng XNK, kết quả tính toán được thể hiện trong phụ lục. Từ kết quả tính được đó, ta vẽ đồ thị sau:

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2000 - 2017

Nguồn: Tổng cục Th ng kê, ADB

Trong khoảng thời gian 2000 – 2017, cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn, chuyển từ thâm hụt sang trạng thái cân bằng và có thời điểm thặng dư.

Trạng thái của cán cân thương mại được phân chia rõ qua năm 2012. Từ năm 2012 trở về trước, cán cân thương mại Việt Nam luôn ở trong trạng thái nhập siêu (tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu luôn nh hơn 1) và tình trạng nhập siêu có xu hướng tăng mạnh, và từ năm 2013 trở lại đây, cán cân thương mại được duy trì ở trạng thái cân bằng và đã xuất hiện tình trạng xuất siêu (tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu bằng 1 và lớn hơn 1).

Giai đoạn từ năm 2000 – 2003 là giai đoạn mà cán cân thương mại Việt Nam có mức thâm hụt thấp nhất với mức độ thâm hụt trung bình là 1,8 tỷ USD/năm. Ba năm

0,0000 0,2000 0,4000 0,6000 0,8000 1,0000 1,2000 1,4000 1,6000

Chỉ số XK Chỉ số NK Chỉ số tổng XNK Tỷ lệ X/N

sau đó (năm 2004, 2005 và 2006) mức thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam có xu hướng tăng lên và dao động trong khoảng 4-5,5 tỷ USD. Sang đến năm 2007, năm mà Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO được coi là cơ hôi rất tốt để Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu để từ đó có thể giảm được tình trạng nhập siêu, tiến tới thặng dư cán cân thương mại. Nhưng trên thực tế, năm 2007 bội chi cán cân thương mại của Việt Nam đã tăng gấp gần 3 lần so với năm 2006 và đạt mức cao kỷ lục 14,2 tỷ USD và cũng là năm mở đầu cho giai đoạn 4 năm liên tiếp cán cân thương mại bị thâm hụt một cách đặc biệt nghiêm trọng khi mức thâm hụt thường xuyên trên 12 tỷ USD, tương đương là trên xấp xỉ 23 giá trị xuất khẩu, và đặc biệt năm 2008 con số nhập siêu tăng lên mức kỷ lục trên 18 tỷ USD tương đương với 30 giá trị xuất khẩu. Đến năm 2011, mức thâm hụt này có giảm nhưng vẫn ở mức cao, khoản 9,8 tỷ USD.

Sau hai mươi năm liên tiếp nhập siêu thì đến năm 2012 cán cân thương mại của Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều khi đạt mức thặng dư 749 triệu USD và thậm chí đã đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2014. Trạng thái cân bằng và thặng dư của cán cân thương mại được duy trì từ năm 2012 đến nay, có duy nhất năm 2015, tình trạng nhập siêu quay trở lại ở mức 3,5 tỷ USD.

Xét về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu thì nhìn chung tỷ lệ xuất nhập khẩu qua các năm đều lớn hơn 1, ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 - 2017

Nguồn: Tổng cục Th ng kê

Quan sát đồ thị ta thấy, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng điện tử, dệt may. Nhưng Việt Nam chủ yếu chỉ nhận phần gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng thêm vào sản phẩm tương đối nh . Tuy nhiên, tỷ trọng sản phẩm điện tử trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, đến năm 2017 đã chiếm 21,15%

tổng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hàng may mặc từ lâu đã là sản phẩm quan trọng, luôn đóng góp một tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Những năm gần đây, tỷ trọng của mặt hàng này có xu hướng giảm dần.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tổng tỷ trọng của các mặt hàng dầu thô, gạo, dệt may, giày dép, thủy sản chiếm đến 33,17 năm 2014, 30,02 năm 2015, 26,07 năm 2016 và 25,47 năm 2017; yếu tố tác động lớn đến khối lượng và giá trị xuất khẩu các mặt hàng này chủ yếu là khả năng của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường, còn nhân tố tỷ giá hối đoái thì ảnh hưởng ít hơn. Những năm gần đây, tỷ trọng của xuất khẩu của các mặt hàng này đã bị suy giảm do khó khăn đến từ thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế yêu cầu ngày càng cao mà doanh nghiệp Việt Nam ít hoặc khó có thể đáp ứng được.

2.1.2.3. Về th trường xuất, nhập khẩu

Xét về thị trường xuất nhập khẩu, trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ thương mại thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay

0 5 10 15 20 25

2014 2015 2016 2017

Điện tử Dệt may Giày dép Thủy sản Dầu thô Gỗ Gạo

vẫn tập trung chủ yếu vào một số thị trường quen thuộc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc,…

Thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 2.3: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2014 - 2017

Nguồn: Tổng cục th ng kế, ADB

Dựa vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, ta thấy các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây (2014 – 2017) gồm Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2017, các mặt hàng được Mỹ nhập khẩu nhiều nhất đó là hàng dệt may ( 12,3 tỷ USD), điện thoại và linh kiện điện tử, máy tính, gỗ (với kim ngạch mỗi mặt hàng là trên 3 tỷ USD), tiếp theo là đến hải sản, hạt điều với kim ngạch trên 1 tỷ USD. Thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam lớn thứ hai đó là thị trường EU khi đóng góp 18- 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường này nhập khẩu chủ yếu là điện thoại, linh kiện với giá trị lên tới hơn 13 tỷ USD (theo Tổng cục Thống kê).

ASEAN chiếm vị trí tiếp theo khi chiếm từ 9,4 đến 13,14% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, và tỷ trọng xuất khẩu sang các nước ASEAN có xu hướng giảm dần từ năm 2014 đến 2016 và tăng nhẹ trong năm 2017. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00

ASEAN EU Hoa Kỳ Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Úc 2014 2015 2016 2017

Quốc và Úc cũng là những thị trường có tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xét về tốc độ tăng trưởng thì Trung Quốc là thị trường có mức tăng cao nhất từ 10,22 năm 2014 lên 16,57 năm 2017. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với tốc độ tăng trưởng ổn định trong 4 năm gần đây. Trong khi thị trường Úc luôn duy trì ở mức ổn định và có dấu hiệu chững lại thì tại thị trường Nhât Bản, tỷ trọng xuất khẩu giảm dần trong 4 năm vừa qua.

Thị trường nhập khẩu

Biểu đồ 2.4: Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam từ 2014 - 2017

Nguồn: Tổng cục th ng kế, ADB

Qua quan sát đồ thị ta thấy, trong những năm gần đây (2014 – 2017) Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ 3 thị trường chính, đó là Trung Quốc, Nhật Bản và thị trường ASEAN. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta khi tỷ trọng nhập khẩu luôn chiếm trên 25 tổng kim ngạch nhập khẩu, thậm chí năm 2014 còn chiếm đến 30,3 . Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc đã được cải thiện dần trong 3 năm 2014 – 2016 ( tỷ trọng nhập khẩu giảm từ 30,3 năm 2014 xuống 25 vào năm 2016), đến năm 2017 tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này lại tăng trở lại đạt 27,58%. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây có xu hướng tăng liên tục, và đạt được một con số ấn tượng vào năm 2017 là 22,14 . Các thị trường

0 5 10 15 20 25 30 35

ASEAN EU Hoa Kỳ Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Úc 2014 2015 2016 2017

ASEAN và Hàn Quốc cũng là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, tỷ trọng nhập khẩu từ hai thị trường này có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)