Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu 71 3.4. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 86)

3.3.2.1. Tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá dưới sự kiểm soát của NHNN Theo lãnh đạo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, mục tiêu ổn định tỷ giá trong giai đoạn tiếp theo sẽ khó khăn hơn do một số đồng tiền chủ chốt trong gi tiền tệ giảm giá mạnh so với USD, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ (CNY), Euro (EUR). Giá cả hàng hóa thế giới phục hồi sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao. Trong khi đó, xuất khẩu có thể cũng gặp khó khăn khi cầu thế giới chậm phục hồi, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng khi đồng tiền của các nước đối thủ mất giá mạnh so với USD. Giá hàng hóa cơ bản thế giới có tác động ngược chiều và có thể sẽ làm xấu đi cán cân thương mại của Việt Nam.

Hiện tại VND đang bị định giá thực cao hơn so với USD. Việc này sẽ gây ra bất lợi vì khi đồng nội tệ bị định tăng giá thực tức là giá cả của hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên đắt hơn so với hàng hóa của thị trường quốc tế. Hậu quả sẽ tác động xấu đến cán cân thương mại khi nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm dần. Chính sách phá giá VND có thể sẽ khắc phục được hậu quả trong dài hạn, nhưng trong bối cảnh hiện tại thì việc làm này là không thực tế bởi hệ số co giãn của XNK với tỷ giá là rất thấp và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ít chịu tác động của tỷ giá. Hay nói cách khác, cầu của thế giới đối với những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn định và sẽ không tăng đột biến nếu giá của những hàng hóa này giảm, vì cầu của thế giới đối với những mặt hàng này có độ co giãn thấp về giá. Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho các hàng hóa trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, giá thế giới tăng cao, cầu nước ngoài đối với hàng hóa của chúng ta tăng thì chúng ta cũng khó tăng được lượng cung vì việc mở rộng sản xuất chỉ có thể hoàn thành trong dài

hạn, trong khi chúng ta đã đạt đến sản lượng tiềm năng trong một số lĩnh vực chính trong xuất khẩu (gao, dầu thô, cao su,..). Đây là yếu tố mà phá giá tiền tệ khó có thể tác động được.

Ngoài ra khi đồng nội tệ giảm giá mạnh sẽ tác động đến tâm lý của công chúng, giảm lượng đầu tư trong nước và sẽ làm giảm lợi nhuận của các hoạt động liên quan đến vay vốn bằng ngoại tệ. Do đó, với một nền kinh tế đặc thù như Việt Nam, việc hoạch định và cả thực thi được chính sách tỷ giá thực sự không đơn giản, muốn phá giá VND để nâng cao giá trị xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại thì phải rất thận trọng xem xét cả những yếu tố khác nữa. NHNN cần phải cân nhắc, tính toán cẩn thận khi đưa ra chính sách điều hành tỷ giá, quản lý linh hoạt theo hướng phân tích chính sách và điều tiết tỷ giá hối đoái dựa trên tỷ giá thực. Không chỉ mãi gắn cố định với USD, NHNN cũng cần quan sát biến động của tỷ giá thực đa phương REER và tỷ giá của các nước cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam. Ngoài ra trong dài hạn nên ưu tiên duy trì chính sách tỷ giá mà giá trị thực của VND nên thấp hơn so với danh nghĩa, hạn chế tình trạng đồng nội tệ bị định giá thực cao, sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp thu và vận dụng những kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của các nước đang phát triển khác, cần hạn chế những cam kết cứng nhắc trong điều chỉnh tỷ giá như giai đoạn 2012-2013 mà phải đưa ra những chính sách chủ động hơn, mạnh dạn khi điều hành tỷ giá sao cho thật linh hoạt và phù hợp với biến động của thị trường.

3.3.2.2. Nâng cao công tác quản lý th trường ngoại h i, sử dụng hiệu quả các công cụ của chính sách

Thị trường ngoại hối hiện tại có độ thanh khoản chưa cao và tỷ giá chưa thực sự trở thành một công cụ để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó rất cần sư can thiệp quản lý và điều tiết của NHNN. Muốn cải thiện thị trường ngoại hối thì cần phải mở rộng cho phép đa dạng hơn các chủ thể tham gia, tạo một thị trường hoàn hảo giúp tỷ giá hối đoái có thể ổn định và tác động phát triển nền kinh tế. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý được đặt ra như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các đề án chống Đô la hóa và vàng hóa; quản lý chặt chẽ hoạt động vay-trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, nhất quán với mục tiêu quản lý nợ nước ngoài của quốc gia.

Thứ hai, thực hiện rà soát, đánh giá, tổng kết Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 để đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả thị trường vàng phù hợp với điều kiện thực tế để chuyển hóa nguồn lực vàng, ngoại tệ vào sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ và Nganh để tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường ngoại hối, xử lý nghiêm các chủ thể có dấu hiệu vi phạm.

Thứ tư, NHNN cần lựa chọn các phương án phù hợp để dự trữ cơ cấu ngoại tệ.

Ngoài đồng Đô la Mỹ là một đồng tiền mạnh và đóng vai trò quan trọng trong dự trữ, thi cũng cần dự trữ đa dạng các loại ngoại tệ khác để phòng trừ trường hợp USD mất giá. Ngoài ra NHNN cũng cần phải đặt việc dự trữ ngoại hối trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để điều hành hợp lý.

Thứ năm, tăng cường mức độ thanh khoản cho thị trường ngoại hối bởi chế độ tỷ giá nào cũng hướng tới một thị trường mục tiêu như vậy. Đặc biệt, chế độ điều hành tỷ giá linh hoạt mà NHNN đang áp dụng chỉ thực sự hiệu quả khi thị trường ngoại hối có tính thanh khoản đủ cao để hạn chế sự sai lệch của tỷ giá trong dài hạn.

Thứ sáu, đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NHNN cần đặt mục tiêu tự do hóa trong quản lý ngoại hối. Điều này có ý nghĩa là giảm dần vai trò của NHNN với thị trường ngoại hối, hạn chế sự can thiệp trực tiếp đến việc xác định tỷ giá, bãi b các quy định mang nặng tính hành chính, thủ tục rườm rà trong kiểm soát thị trường ngoại hối, đẩy mạnh việc phát triển thị trường FOREX, Interbank và tăng cường mối liên hệ giữa hai thị trường này. Ngoài ra, các nhà điều hành chính sách cần khuyến khích các NHTM thực hiện một số các nghiệp vụ giao dịch hối đoái theo thông lệ quốc tế để thúc đẩy tốc độ luân chuyển ngoại tệ nhanh hơn và hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ mạnh của các NHTM và các doanh nghiệp XNK.

Thứ bảy, việc NHNN để tỷ giá thực quá thấp so với tỷ giá danh nghĩa trong một thời gian dài như vậy về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu hay cán cân thương mại. Do đó, NHNN cần xem xét xây dựng lộ trình phá giá cho phù

hợp để dù thu sự chênh lệch nhưng lại không được để đồng nội tệ bị định giá thực cao;

tránh gây sốc cho thị trường và các doanh nghiệp.

3.3.2.3. Chính sách tỷ giá cần ph i hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Để hạn chế tình trạng mất cân đối trong hoạt động xuất nhập khẩu do tâm lý găm giữ ngoại tệ như năm 2015, NHNN cần phải điều chỉnh tỷ giá sao cho hiệu quả nhất bằng cách đặt những chính sách tỷ giá trong mối quan hệ với chính sách khác để hạn chế xảy ra mâu thuẫn giữa chúng. Nói một cách cụ thể, việc phối hợp ở đây được hiểu là sự điều hành hài hòa các chính sách tài chính và tiền tệ của NHNN. Điển hình, để ổn định tỷ giá thì phải kiểm soát chặt chẽ thị trường tự do hoặc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu đối với VND và USD,… Ngoài ra, để đẩy mạnh các hoạt động thương mại trong tương lai, Chính phủ cũng cần phải điều chỉnh cắt giảm một số loại thuế quan, hạn ngạch một cách hợp lý; đồng thời tăng cường kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước để chủ động chống đỡ với những bất ổn của nền kinh tế.

3.3.2.4. Giúp VND có cơ hội trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi

Khả năng chuyển đổi của một đồng tiền có nghĩa là đồng tiền đó có thể tự do chuyển đổi sang một đồng tiền khác đóng vai trò dự trữ quốc tế như USD, EUR, GBP,..

Hiện tại, VND chưa phải là một đồng tiền tự do chuyển đổi do uy tín của đồng tiền quá thấp trên trường quốc tế. Điều này đã tạo ra sư bất lợi cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi đa phần các hoạt động thanh toán quốc tế với các đối tác nước ngoài đều dùng USD hoặc một vài các đồng tiền tự do chuyển đổi khác. Do vậy, việc nâng cao uy tín của đồng nội tệ rất cần được NHNN quan tâm bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích như khuyến khích các hoạt động xuất nhập khẩu, tăng vị thế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; kích thích thu hút lượng vốn lớn chảy vào, đẩy lùi tình trạng Đô la hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đối mặt với nhiều thách thức khi phấn đấu cho VND chuyển đổi được từng phần như kiểm soát lạm phát, tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia để tránh những cú sốc của thị trường.Trước hết NHNN cần thực hiện tự do chuyển đổi VND trong các giao dịch vãng lai, rồi dần mở rộng ra các giao dịch vốn khi nền kinh tế đã ổn định và nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN đã dồi dào.

Hoàn thành được mục tiêu này sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động kinh tế

đối ngoại, giúp hàng hóa của Việt Nam tăng sức cạnh tranh và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường mới trên thế giới.

3.3.2.5. Tiếp tục đổi mới cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu

Trong những năm gần đây, cơ cấu các hàng hóa xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch tích cực nhưng nhìn chung hàng hóa xuất khẩu vẫn chiếm đa số là những sản phẩm thô, khoáng sản hay các mặt hàng sơ chế, hàng gia công giá rẻ,… Mà giá cả của những sản phẩm này lại rất ít nhảy cảm với tỷ giá hối đoái. Do đó, trong dài hạn, chúng ta cần điều chỉnh giảm tỷ trọng các sản phẩm thô và sơ chế, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng công nghệ cao và có hàm lượng nhiều chất xám như điện tử, tin học, liên lạc viễn thông, chế tạo máy,…Bởi những sản phẩm với chất lượng tốt hơn này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu, nâng cao được uy tín cũng như vị thế cạnh tranh cho các sản phẩm mà Việt Nam xuất đi và tránh nhập siêu và phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá. Ngoài ra, NHNN cần rót vốn để đầu tư cho nhiều loại sản phẩm tiềm năng, mang thương hiệu của Việt Nam như nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ,… Nhờ đó chúng ta sẽ nâng cao được cả mặt khối lượng và giá trị của hoạt động xuất khẩu.

Ngoài ra, theo ước lượng gần đây của Bộ Công thương, nhiều ngành công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu như ngành ô tô, xe máy,…Nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại một khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp trong nước và quốc tế. Do đó, trong giai đoạn tới, nền công nghiệp phụ trợ cũng cần được tạo điều kiện phát triển để tăng khả năng cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện cho sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu. Cùng với đó, Chính phủ cũng cần hoàn thiện cơ cấu quản lý nhập khẩu theo hướng tăng cường quản lý nhà nước. Việc nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng có thể tự sản xuất trong nước, hoặc hàng xa xỉ, độc hại như rượu, bia, thuốc lá,… thì cần được giám sát chặt chẽ kết hợp với hệ thống thuế quan.

3.3.2.6. Tập trung phát triển các th trường xuất khẩu truyền th ng và mở rộng ra các th trường mới tiềm năng

Hiện tại, Việt Nam đang có quan hệ thương mại với hơn 200 thị trường và khu vực trên thế giới. Trong xu thế hội nhập toàn cầu ngày nay, ngoài việc tiếp tục nhắm

đến những thị trường truyền thống đóng vai trò lớn trong tỷ trọng xuất khẩu như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,… thì các doanh nghiệp XNK cũng cần phải đẩy mạnh khâu tìm kiếm và chủ động thâm nhập vào các thị trường mới tiềm năng để tìm thêm các đầu ra cho các sản phẩm của mình, giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tránh bão hòa sản phẩm tại thị trường truyền thống và góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc tế. Một số thị trường đang phát triển như Châu Phi, Nam Mỹ đang có tiềm năng phát triển trong tương lai cần được Việt Nam chú ý khai thác trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, việc hình thành nhiều các trung tâm xúc tiến thương mại, hiện đại hóa phương thức kinh doanh bắt kịp với xu thế của quốc tế cũng là điều đáng được quan tâm và đầu tư.

3.3.2.7. Một s biện pháp bổ trợ khác

Thứ nhất, NHNN cần xác định rõ vai trò của việc dự báo diễn biến tỷ giá và cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động dự báo, phân tích tình hình và các chỉ tiêu kinh tế trong nước và thế giới để kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn trước những dấu hiệu bất thường của thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các diễn biến tỷ giá để đề phòng rủi ro xảy ra, tiếp tục sử dụng thuyết ngang giá sức mua (PPP) hay hiệu ứng Fisher như một công cụ dự báo hiệu quả tỷ giá.

Thứ hai, tiếp tục ổn định tâm lý thị trường bằng việc minh bạch hóa các thông tin, hạn chế các loại giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do để tạo niềm tin của nhân dân vào chính sách tiền tệ của Nhà nước, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ trong công chúng. Năm 2016 thực sự là một năm thành công trong công tác ổn định tâm lý thị trường của NHNN khi nền kinh tế thế giới đầy biến động nhưng tình trạng găm giữ ngoại tệ lại giảm đi đáng kể.

Thứ ba, NHNN cần làm tốt trong công tác kiểm soát lạm phát, để tạo điều kiện đưa tỷ giá thực về mức có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ tư, khuyến khích các NHTM, TCTD thực hiện các công cụ phòng chống rủi ro như công cụ phái sinh (Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn,…) để giúp các chủ thể tham gia ngăn ngừa được những nhân tố tiềm tàng tác động gây ra rủi ro tỷ giá.

Thứ năm, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát giá cả của nhiều mặt hàng nhạy cảm với tỷ giá hối đoái như vàng, dầu m . NHNN cần xem xét đưa ra những chính sách để hạn chế những diễn biến tiêu cực trên thị trường vàng và dầu m thế giới. Đây cũng được coi là một biện pháp cấp bách để đẩy lùi tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hạn chế Đô la hóa nền kinh tế vì đây là những biến cố gây tình trạng bất ổn cho nền kinh tế trong nước.

3.4. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)