Thứ nhất, hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh và xây dựng hệ thống mục tiêu rõ ràng trên cơ sở nắm vững pháp luật quốc gia và pháp luật nước bạn hàng cũng như các tập quan và thông lệ thương mại quốc tế.
Thứ hai, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Marketing như tìm hiểu thông tin thị trường, thông tin về đối tác, về xu hướng tiêu dùng của nước bạn hàng hiện có và tiềm năng; tăng cường tiếp thị sản phẩm.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn lực con người như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.
Thứ tư, chủ động tìm hiểu và tích cực sử dụng các công cụ phòng tránh rủi ro do các biến động tỷ giá gây ra như các hợp đồng phái sinh.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3 này, khóa luận đã xây dựng và tiến hành phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy nhằm đo lường mức độ tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại của Việt Nam, và qua đó dự báo tỷ giá thực đa phương cũng như cán cân thương mại Việt Nam đến năm 2020. Kết quả của mô hình định lượng cho thấy tỷ giá thực là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến trạng thái của cán cân thương mại. Kết quả dự báo chủ quan cho kết quả REER(VND) đến năm 2020 vẫn nh hơn 100, cho thấy VND tiếp tục bị đánh giá thực cao, tác động làm cán cân thương mại xấu đi. Và kết
quả dự báo cán cân thương mại cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam đến năm 2020 dù thặng dư nhưng giá trị cũng như tốc độ tăng giảm đi so với thời kỳ trước đó.
Thông qua việc phân tích thực trạng của tỷ giá đến cán cân thương mại ở chương 2, sang đến chương 3 này, khóa luận đã tìm hiểu định hướng của Chính phủ về phát triển hoạt động ngoại thương của nước ta đến năm 2020. Chú trọng nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, tái cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để hướng tới cán cân thương mại bền vững năm 2020.
Khóa luận cũng đưa ra một số gợi ý trong điều hành chính sách tỷ giá để cải thiện cán cân thương mại và nêu ra các kiến nghị đối với từng chủ thể trong nền kinh tế như NHNN, Bộ Công thương, các TCTD cũng như các nhà xuất nhập khẩu để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá tác động của tỷ giá VND đến cán cân thương mại của Việt Nam, với nội dung nghiên cứu trải dài 3 chương, khóa luận đã phần nào đánh giá được ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đến tình trạng cán cân thương mại của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2017.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng biến động tỷ giá có tác động đến cán cân thương mại, trong đó yếu tố tỷ giá thực đa phương là nhân tố có ý nghĩa nhất trong việc phân tích sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.
Thứ hai, VND được định giá thực thấp từ năm 2000 đến 2007, còn từ 2008 đến nay VND lại bị định giá thực cao, nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát của Việt Nam giai đoạn này tăng cao so với các đối tác thương mại khác, điều này làm thâm hụt cán cân thương mại của nước ta giai đoạn 2007 – 2009 rất lớn.
Thứ ba, tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hướng đến cán cân thương mại. Xu hướng biến động của cán cân thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ngoài yếu tố tỷ giá như đối với nước ta là cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu bên ngoài của nền kinh tế, nền kinh tế vẫn đang phát triển với khả năng hấp thụ vốn chưa hiệu quả, lạm phát cao,…
Thứ tư, theo dự báo chủ quan của tác giả, VND vẫn tiếp tục bị định giá thực cao trong ba năm tới, cán cân thương mại tiếp tục được duy trì ở mức thặng dư nhẹ.
Thứ năm, vì hạn chế về mặt kỹ thuật và nền kinh tế nước ta vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, nên vẫn còn một số hạn chế trong việc tính toán chỉ số REER. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc tính toán và công bố tỷ giá thực đa phương là rất cần thiết, mang tính chất tham khảo nhằm định hướng trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế, qua đó giúp định hướng thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Trần Chí Quang Huy (2012), Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại cảu Việt Nam trong thời gian qua – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội
2. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Tài chính quốc tế hiện đại, NXB Lao động B. Website
www.adb.org Truy cập lẩn cuối ngày 15 tháng 4 năm 2018 www.ifm.org Truy cập lần cuối ngày 12 tháng 4 năm 2018 www.gso.gov.vn Truy cập lần cuối ngày 10 tháng 4 năm 2018
www.worldbank.com Truy cập lần cuối ngày 15 tháng 4 năm 2018 www.statista.com Truy cập lần cuối ngày 20 tháng 4 năm 2018
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU THỐNG KÊ