Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI18 1. Tỷ giá tác động đến khối lƣợng xuất nhập khẩu

1.3.2. Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu

Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính bằng cách lấy khối lượng xuất khẩu nhân với đơn giá. Do đơn giá có thể được tính bằng nội tệ hay ngoại tệ, do đó, ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ.

Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài là không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu tăng dẫn đến:

a. Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.

Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:

(PX là hằng số, dẫn đến E  QXX) Trong đó : PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ.

QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu.

X – giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.

Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX tăng; QX tăng làm cho X tăng. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.

b. Làm cho giá trị xuất khẩu xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm.

Do giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

(PX là hằng số, dẫn đến E QX  ) Trong đó: PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ.

QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu.

X* - giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.

Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (tức QX tăng) và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ xuất khẩu sẽ:

- Tăng, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi:

Trong đó: QX0 – là khối lượng xuất khẩu trước khi tỷ giá tăng.

QX1 – là khối lượng xuất khẩu sau khi tỷ giá tăng.

E0 – là mức tỷ giá trước khi thay đổi.

E1- là mức tỷ giá sau khi thay đổi.

Trường hợp khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là

“giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ co dãn với tỷ giá”.

- Giảm, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX thấp hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E.

Nghĩa là khi:

Trường hợp khi tỷ giá tăng làm giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được gọi là

“giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ không co dãn với tỷ giá”.

- Không thay đổi, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E.

Nghĩa là khi:

Trong trường hợp này gọi là “xuất khẩu co dãn ngang với tỷ giá”.

Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, và điều này phụ thuộc vào “tính co dãn của xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”.

Như vậy, khi tỷ giá tăng, giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ (tức cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối) có thể tăng hoặc giảm.

1.3.2.2. Tác động của tỷ giá lên giá trị nhập khẩu

Giá trị NK hàng hóa được tính bằng cách lấy khối lượng NK nhân với đơn giá.

Do đơn giá có thể được tính bằng nội tệ hay ngoại tệ, do đó, ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị NK tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ.

Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài không đổi), thì khi giá tăng, làm cho giá hàng hóa NK tính bằng nội tệ tăng, làm hạn chế khối lượng nhập khẩu. Khối lượng nhập khẩu giảm dẫn đến:

a. Làm giảm giá trị NK tính bằng ngoại tệ

Do giá trị nhập khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

(PM* là hằng số, dẫn đến: E QM↓ M*↓) Trong đó:

PM* - giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.

QM – khối lượng hàng hóa nhập khẩu.

M* - giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.

Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm, tức QM giảm;

QM giảm tức làm cho M* giảm. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm giảm cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

b. Làm cho giá trị NK bằng nội tệ có thế tăng hoặc giảm Do giá trị nhập khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:

(PM* là hằng số, dẫn đến: E QM↓ ) Trong đó:

PM* - giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.

QM – khối lượng hàng hóa nhập khẩu

E – tỷ giá, là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ M – giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ.

Khi tỷ giá tăng ( tức E tăng), làm cho khối lượng nhập khẩu giảm (tức QM giảm) và giá trị nhập khấu tính bằng nội tệ (M) sẽ:

- Tăng, nếu tỷ lệ giảm khối lượng nhập khẩu QM nh hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E.

Nghĩa là khi: ⁄⁄ Trong đó:

QM0 – là khối lượng nhập khẩu trước khi tỷ giá tăng.

QM1 – là khối lượng nhập khẩu sau khi tỷ giá tăng.

E0 – là mức tỷ giá trước khi thay đổi.

E1 – là mức tỷ giá sau khi thay đổi.

- Giảm, nếu tỷ lệ tăng khối lượng nhập khẩu QM lớn hơn tỷ lệ tăng giá E. Nghĩa là khi: ⁄⁄

- Không thay đổi, nếu tỷ lệ tăng khối lượng nhập khẩu QM bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi: ⁄⁄

Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, và điêu fnày phụ thuộc vào “tính co dãn của nhập khẩu tính bằng nội tệ tối với tỷ giá”.

Tóm lại, tỷ giá tăng làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ, nhưng không nhất thiết làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá VNĐ đến cán cân thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)