2.1. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT
2.1.1. Chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua
Cơ chế tỷ giá hối đoái, cơ sở hình thành và phương pháp xác định tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua được chia làm 2 thời kỳ rõ rệt:
Thời kỳ trước tháng 03/1989: Trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch tập trung, sự hình thành và phương pháp xác định tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác theo hình mẫu của Liên Xô và các nước XHCN khác, đặc trưng của cơ chế tỷ giá trong thời kỳ này là cố định và đa tỷ giá – mang tính áp đặt.
Tỷ giá chính thức do NHNN công bố và do VND chưa tính theo hàm lượng vàng nên việc xác định tỷ giá hối đoái của VND không thể dựa vào so sánh hàm lượng vàng mà phải thông qua so sánh sức mua đối nội của VND với sức mua đối ngoại của các loại tiền tệ các nước XHCN.
Với cơ chế nhiều tỷ giá mang tính chất cố định đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện được vai trò điều tiết cân bằng cán cân thanh toán, trong cân bằng kinh tế đối ngoại mà nó còn kìm hãm mọi hoạt động phát triển kỉnh tế của nước ta giai đoạn này. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ nền kinh tế của nước ta trong thời gian khá dài.
- Thời kỳ từ năm 1989 đến nay: Với cơ chế này, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá bình quân liên NH và các NHTM được niêm yết giá trong biên độ cho phép.
Ban đầu, biên độ giao động chỉ là +0,1 . Với biên độ hẹp và chỉ có một chiều như vậy đã tạo ra những bất hợp lý trên thị trường ngoại tệ cũng như khuyến khích các hoạt động đầu cơ trong một thời gian dài. Sau đó, để khắc phục các hạn chế này, ngày 1/7, NHNN mở rộng biên độ lên ±0,25 . Biên độ này được NHNN duy trì cho đến tận đầu năm 2007 mới được nới rộng lên ±0,5 . Và từ năm 2007 cho đến nay, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá để tỷ giá chính thức bám sát với diễn biến thị trường hơn. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này không nhất quán khi có những thời điểm NHNN đã liên tiếp tăng biên độ giao dịch từ ±0,5 lên ±0,75 rồi lên ±1 , ±2 ,
±3 trong năm 2008 và đỉnh điểm NHNN đã tăng biên độ lên đến ±5 vào tháng 2 năm 2009.
Bảng 2.1: Diễn biến biên độ tỷ giá USD/VND giai đoạn 2000 - 2017
Thời gian Thay đổi biên độ
26/02/1999 đến 30/06/2002 ±0,1%
01/07/2002 đến 31/05/2006 ±0,25%
01/06/2006 đến 24/12/2007 ±0,5
25/12/2007 đến 09/03/2008 ±0,75
10/03/2008 đến 25/06/2008 ±1
26/06/2008 đến 05/11/2008 ±2
06/11/2008 đến 23/03/2009 ±3
24/03/2009 đến 25/11/2009 ±5
26/11/2009 đến 10/02/2011 ±3
11/02/2011 đến 11/08/2015 ±1
12/08/2015 đến 18/08/2015 ±2
19/08/2015 đến nay ±3
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đầu tháng 02 năm 2011, NHNN quyết định giảm biên độ xuống còn ±1 , NHNN áp trần lãi suất thấp cho tiền gửi ngoại tệ, làm lãi suất tiền gửi ngoại tệ và lãi suất huy động VND chênh lệch lớn, dẫn đến cá nhân và doanh nghiệp chuyển đổi từ
tiền gửi ngoại tệ sang VND nên cung ngoại tệ tăng, NHNN quyết tâm siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, bằng những chính sách chủ động trên, tỷ giá trên cả thị trường chính thức và tự do đã giảm xuống.
Trong suốt giai đoạn từ 2011 đến cuối năm 2013, thống đốc NHNN đã tuyên bố điều hành chính sách kinh tế vĩ mô sao cho biên độ dao động của tỷ giá không vượt quá 1 . Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian này ngay khi khó khăn nhất và thị trường đối mặt với nhiều tin đồn thất thiệt thì tỷ giá trên thị trường cũng chỉ điều chỉnh tối đa 0,6 . Đưa ví dụ về việc cơ quan điều hành đã thành công trong việc duy trì ổn định tỷ giá, giá đồng đô la Mỹ ngày 24/12/2013 trên thị trường đang thấp hơn cả giá mà NHNN mua vào. Cụ thể, tỷ giá NHNN mua vào là 21.100 đồng/USD thì tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng chỉ ở mức 21.095 đồng/USD, nghĩa là khi NHNN có điều kiện mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.
Đến năm 2014, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá ±2 . Đây cũng là năm mà tín dụng VND tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới l ng đối tượng đượcc vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4 – 5 /năm so với vay vốn VND, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng giá rẻ.
Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỷ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1 lên 21.246 đồng/USD, có hiệu lực từ ngày 19/06/2014.
Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong 3 năm 2011 – 2014.
Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng FED điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làm sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép trên thị
trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó dán tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.
Trước tình hình đó, ngay sau khi NH Trung ương Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/08, ngày 12/08 NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD tăng từ ±1 lên ±2%.
Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng FED tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/08, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1 , đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ
±2 lên ±3 .
Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá 3 và nới biên độ dao động thêm 2 từ mức ±1 lên ±3 .
Năm 2016 đến nay: Chính sách tỷ giá có một chút đổi mới. Tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hằng ngày trước phiên giao dịch dựa vào 3 yếu tố đó là: tỷ giá bình quân gia quyền của phiên liền trước, diễn biến quốc tế các đồng tiền là đối tác ngoại thương lớn của Việt Nam và cuối cùng là cân đối vĩ mô. Biên độ tỷ giá vẫn được tiếp tục duy trì ở mức ±3 . Có thể nói, giai đoạn này là giai đoạn tỷ giá hối đoái ổn định sau sóng gió năm 2015. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tóm lại, mặc dù NHNN đã điều hành tỷ giá theo hướng “thả nổi có điều tiết” từ năm 1999 cho đến nay nhưng theo IMF thì chế độ tỷ giá của Việt Nam hiện nay vẫn là chế độ tỷ giá cố định thông thường do biên độ dao động tỷ giá mà NHNN cho phép quá hạn hẹp (cao nhất chỉ là ±5 ) làm cho tỷ giá buôn bán chính thức của hệ thống NH hầu như chưa phản ánh được diễn biến của thị trường trong giai đoạn vừa qua.
Mặc dù vậy, với những thay đổi trong chính sách tỷ giá thời gian qua có thể thấy rằng NHNN đang nỗ lực điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và theo sát thị trường hơn.