Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.2 Khái niệm, bản chất, nội dung của kế toán quản trị chi phí và giá thành

1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Sau khi tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp để tính toán tổng giá thành sản xuất, giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo từng đối tượng tính giá thành và từng khoản mục chi phí.

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, các mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp xác định giá thành cho phù hợp.

a. Phương pháp tính giá thành giản đơn ( Phương pháp trực tiếp)

Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo… thì việc áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn là tối ưu. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành thường là hàng quý phù hợp với kỳ báo cáo.

Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và trị giá của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mục chi phí.

Công thức tính giá thành : * Z = DĐK + C - DCK Giá thành đơn vị: z= Z/Q

Trong đó: Z, z : tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.

C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng.

DĐK, DCK : trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Q : sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán doanh nghiệp lập bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm, dịch vụ.

b. Phương pháp tính giá theo hệ số

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hoá chất, công nghệ hoá dầu, công nghệ nuôi ong…), trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.

Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số :

- Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1).

- Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức : Q = ΣQiHi

Trong đó: Q: tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.

Qi : sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi : hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i

Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Zi = (DĐK+C-DCK)/Q*(Qi*Hi) , zi = 𝑍

𝑄

c. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau (như doanh nghiệp sản xuất ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất bê tông…).

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.

Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách theo công thức sau :

Giá thành thực tế từng Tiêu chuẩn phân bổ của quy cách sản phẩm = từng quy cách sản phẩm x Tỉ lệ tính giá thành (theo từng khoản mục).

d. Phương pháp tính giá thành phân bước

- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, các giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ giữa các phân xưởng, các bộ phận trong doanh nghiệp…, phải xác định giá thành nửa thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.

 Các bước tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:

Bước 1: Căn cứ chi phí phát sinh ở giai đoạn 1, giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn này.

Bước 2: Căn cứ giá thành thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2 để tính ra giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 2.

Bước 3: Căn cứ giá thành nửa thành phẩm ở bước (n-1) chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước (n), giá trị sản phẩm dở dang ở bước (n) để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n (bước cuối cùng).

- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song).

Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài, hoặc không cần quản lý giá thành của từng phân xưởng, từng công đoạn, doanh nghiệp chỉ cẩn tính giá thành ở giai đoạn cuối, phương pháp này sẽ là lựa chọn phù hợp.

Theo phương pháp này chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần tham gia vào (nằm trong) giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Sau đó tổng cộng song song toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành của giai đoạn cuối cùng.

Chi phí sản xuất trong thành

phẩm ( theo khoản mục) = DĐK+C

Qhoàn thành+Qdở dang

Sơ đồ: Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

e. Phương pháp tính giá thành có loại trừ sản phẩm phụ

Đây là một trong những phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất mà ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, đó là những sản phẩm: không có tên trong danh mục sản xuất chính, không phải mục đích sản xuất, khối lượng và giá trị chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với sản phẩm chính. Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là toàn bộ quá trình sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Trên cơ sở chi phí tập hợp được, kế toán loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ theo quy ước để tính giá thành sản phẩm chính.

Chi phí sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí kế hoạch hoặc giá kế hoạch, giá bán thực tế hay giá bán tạm tính:

Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản phẩm phụ trong tổng số chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân với chi phí của từng khoản mục tương ứng:

f. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng. Phương pháp này tính giá theo từng đơn hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn hàng.

Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng.

Nếu quá trình sản xuất chỉ liên quan tới một đơn hàng, thì tính trực tiếp cho từng đơn hàng.

Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng.

Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.

Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là giá trị của sản phẩm làm dở.

Những chi phí liên quan tới đơn hàng từ khi bắt đầu sản xuất, tới khi kết thúc đều được tập hợp cho giá thành của đơn hàng đó.

Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng.

Nếu cần thiết hoạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)