CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU XÂY DỰNG BÀI THƠ
2.2 Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ giai đoạn 2015-2017
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Hạch toán chi phí NVLTT
- Căn cứ vào định mức tiêu hao NVL cho từng đơn vị sản phẩm và kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch-Kỹ thuật lập, tiến hành lập “Phiếu đề nghị nhận vật tư” gửi phòng tài chính-kế toán làm phiếu xuất kho NVL. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Liên 1 giữ tại phòng kế toán kèm “phiếu đề nghị nhân vật tư” là căn cứ để tiến hành kiểm tra, đối soát của Bộ máy quản lý và cơ quan cấp trên. Liên 2 do kho giữ, làm căn cứ để xuất kho và ghi thẻ kho.
Liên 3, bộ phận đề nghị nhận NVL giữ.
- Phương pháp tính giá NVL xuất kho được áp dụng tại đơn vị là phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Do quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thường xuyên vì vậy số lượng NVL nhập, xuất nhiều. Để theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho NVL chi tiết, hợp lý công ty đã áp dụng phần mèm kế toán Misa vì vậy việc tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho là hoàn toàn tự động, giúp tiết kiệm thời gian cũng như khối lượng công việc cho kế toán.
- Chứng từ sử dụng: phiếu đề nghị nhận vật tư, phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm kê vật tư, Biên bản kiểm nghiệm vật tư xuất kho…
Đơn vị: Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ Mẫu số: 02-VT Bộ phận: NM Granite (Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-
BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
PHIẾU XUẤT KHO Nợ:6211….
Ngày..20…tháng..11.năm 2017 Có:152….
Số……
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Đức Bình
Địa chỉ/Bộ phận: NMGR- Nhà máy Granite
Lý do xuất kho: xuất NVL cho sản xuất gạch Granite tháng 11 Xuất tại kho/Ngăn/Lô: KTV 01-Kho vật liệu chính Địa điểm:
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền Yêu
cầu
Thực xuất
1 Đất sét DS001 Kg 2000 2000 651 1302000
2 Cao lanh TB22G15 Kg 150 150 400 60000
3 Fenspat N01T41 Kg 100 100 2267 226700
..
Tổng 1588700
Tổng số tiền viết bằng chữ
Số chứng từ gốc kèm theo
Ngày…tháng…năm
Người lập phiếu Thủ kho Kế toán trưởng Giám
đốc
Biểu mẫu: Phiếu xuất kho
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ) Công ty sử dụng tài khoản 6211-“Chi phí NVL trực tiếp-sản phẩm Granite” để phản ánh các khoản chi phí NVL trực tiếp. Sau khi tập hợp đầy đủ chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, kế toán nhập số liệu vào máy. Trên cơ sở số
liệu được cập nhật,máy tính tự động vào sổ chi tiết tài khoản, sau đó là sổ Nhật Ký chung, sổ cái tài khoản.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương của cán bộ, công nhân viến được xác định trên cơ sở “Điểm số phân bổ nguồn lương theo các chức danh quản lý, công việc”, theo đó số lao động tại nhà máy được phân chia lương thành nhiều cấp bậc. Phân phối lương trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện: việc phân phối được dựa trên trình độ của công nhân viên đã được đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp…đáp ứng yêu cầu công việc, mức độ cống hiến…Quỹ lương được hình thành trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất thực tế nhập kho, số lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá cho từng loại sản phẩm được phê duyệt. Đơn vị sẽ chi tối đa 90% quỹ lương để trả trực tiếp lương cho người lao động theo hình thức lương khoán. Còn lại 10% quỹ lương sẽ để chi lễ tết, chi thưởng cho người lao động.
Lương cho công nhân i
=
Hệ số hoàn thành công việc
*
Giá trị 1 điểm lương
*
Điểm thưởng lương của công nhân i
Trong những ngày nghỉ tết, lễ hội thì công nhân được hưởng lương thời gian:
Lương
thời gian =
Lương cơ
bản / 24 ngày *
Số ngày hưởng lương Trong đó, Lương cơ bản = lương tối thiểu* Hệ số lương
Tại mỗi đội sản xuất, bộ phận sản xuất lắp hệ thống chấm công-dùng để theo dõi số ngày nghỉ lễ, hội họp, nghỉ phép…của công nhân viên. Ngoài ra, để tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí vật tư, công ty còn đưa ra chính sách thưởng với phần vật tư tiết kiệm được theo tỷ lệ phần trăm công ty quy định, phàn được hưởng tính vào chi phí sản xuất.
Tiền thường tiết kiệm vật tư cho Cni
Tổng tiền thưởng tiết kiệm vật tư
Số điểm
Cni
Hệ số tiết kiệm của CN i
= * *
Số điểm Cni * Hệ số tiết kiệm của cả cty
Cuối tháng, nhân viên kế toán tiền lương sẽ tổng hợp, tính toán tiền lương phải trả cho công nhân viên, tính các khoản trích theo lương theo quy định Nhà nước.
Tiền lương phải trả = Tiền lương sản phẩm+ Tiền thưởng tiết kiệm vật tư+
Lương phụ
Căn cứ vào số lương phải trả cho công nhân và số tiền trích theo lương, kế toán lập bảng Thanh toán lương cho từng bộ phận của Nhà máy.
Bảng 1: Bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận nung
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)
Tài khoản để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là 6221- Chi phí nhân công trực tiếp-sản phẩm Granite. Sau khi tập hợp đầy đủ chứng từ về chi phí nhân công trực tiếp ( Bảng chấm công, Bảng làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương…), kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, tiến hành nhập liệu vào máy. Máy sẽ tự động vào sổ chi tiết, Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 6221.
Chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân viên phân xưởng: được xác định tương tự như chi phí của nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm tiền lương theo sản phẩm, tiền thưởng tiết kiệm từ vật tư, các khoản lương phụ, lương phép, các khoản trích theo lương của từng công nhân thuộc phân xưởng: cơ điện, xe nâng, văn phòng nhà máy, kỹ thuật,bốc xếp…Kế toán sử dụng tài khoản chi tiết 62711- chi phí sản xuất chung-Chi phí nhân viên phân xưởng để theo dõi.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: được thực hiện như chi phí NVL trực tiếp, tuy nhiên đối với NVL dùng chung cho sản xuất có một số nằm trong định mức, một số không nằm trong định mức.
- Chi phí khấu hao TSCD: giá trị tương đối lớn và gồm nhiều loại. Đơn vị thực hiện phương pháp khấu hao theo đường thằng. Căn cứ vào mục đích sử dụng, số khấu hao của TSCD sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất, chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp và được trình bày cụ thể trên bảng phân bổ khấu hao TSCD. Chi phí khấu hao TSCD dùng cho bộ phận sản xuất sẽ được tập hợp và hạch toán vào tài khoản 62741-Chi phí khấu hao TSCD dùng cho sản xuất.
Bảng 2: Bảng trích khấu hao TSCD năm 2017
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)
Fixed asset code
Name Giá nguyên
tệ(USD)/VND
Original fixed assets in
VND
Giá trị đã khấu hao
Giá trị còn lại tai 01/01/2017
Using times (Month)
Lũy kế khấu
hao Giá trị còn lại
MC130466
FI SUBSTRATE TESTER(SERIAL
NO.A130431)
41,547.0 868,549,916 586,971,639 281,578,277 60 760681623 107,868,293
MC130467
Máy kiểm tra FI DYNAMIC TESTER
serial A13A001-3/3
54,388.8 1,145,270,028 773,980,882 371,289,146 60 1003034890 142,235,138
MC130468
Máy kiểm tra FI SEQUENCE TESTER I/O
serial A13A002-3/3
45,417.5 956,359,369 646,313,839 310,045,530 60 837585715 118,773,654
…… …….. … … … … … … …
MC130469
Máy kiểm tra FI SEQUENCE TESTER MOTOR serial A13A003-
3/3
55,510.3 1,168,883,859 789,939,267 378,944,592 60 1023716043 145,167,816
MC130474 VACUUM LOADER
Model SVP-750 7,900.0 169,730,075.0 111,738,983 57,991,092 60 145685003 24,045,072
MC130475 MAGAZINE LOADER
SLD-880 2/2 STRAIGHT 8,400.0 180,472,485.0 118,811,063 61,661,422 60 154905563 25,566,922 MC130476 CUTTING MACHINE 35,885.4 758,428,525.0 493,399,874 265,028,651 60 645085574 113,342,951
MC130488 Direct current stabilization
power supply ZX-1600L 3,444.5 72,641,367.0 46,513,890 26,127,477 60 61042158 11,599,209
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: như tiền điện, nước, cước viễn thông… được phản ánh trong phiếu chi, ủy nhiệm chi của Ngân hàng, căn cứ vào hóa đơn thánh toán dịch vụ phát sinh, kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào tài khoản 62771- Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất.
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí tiếp khách, hội nghị, cán bộ đi công tác …liên quan đến bộ phận phân xưởng được tập hợp trên tài khoản 62781- Chi bằng tiền khác cho hoạt động sản xuất.
b. Xác định giá trị sản phẩm dở dang và Tính giá thành tại đơn vị
Xác định giá trị sản phẩm dở dang
Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô tương đối rộng, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền chế biến liên tục qua nhiều giai đoạn, do đó khối lượng sản phẩm dở dang là tương đối lớn ở mỗi khâu sản xuất. Tuy nhiên sản phẩm dở dang chỉ có trên dây chuyền các khâu như bể hồ, lò sấy, lò nung, xe goong. Sản phẩm khi xuất kho, thành phẩm bán bao nhiêu thì qua hệ thống máy vát cạnh, mài bóng và chuyển ra sản phẩm bấy nhiêu, vì vậy giai đoạn cuối cùng không tồn tại sản phẩm dở dang.
Phần lớn, sản phẩm dở dang của nhà máy là nguyên vật liệu trên các dây truyền công nghệ, vì vậy sản phẩm dở dang bao gồm hỗn hợp của nhiều NVL từ khâu gia công đến khâu cuối lò nung. Cơ sở định mức NVL là mức tiêu hao NVL qua các thời kỳ.
Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, do đó công tác đánh giá sản phẩm dở dang tại đơn vị dựa trên phương pháp Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp. Kế toán dựa vào tỷ lệ các loại NVL trong sản phẩm dở dang tại mỗi khâu để tính giá thành sản phẩm dở dang ở dây chuyền công nghệ đó. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang sẽ bao gồm NVL chính, phụ, động lực, nhiên liệu thuộc chi phí NVL trực tiếp và một số chi phí vật tư khác nằm trong chi phí sản xuất chung. Chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung còn lại được tính hết vào thành phẩm.
Căn cứ xác định chỉ tiêu trong đánh giá sản phẩm dở dang bao gồm:
Biên bản kiểm kê sản phẩm sở dang cuối kỳ để xác định số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Xác định trước tỷ lệ các loại NVL trong sản phẩm dở dang tại mỗi khâu trong dây chuyền sản xuất, hay còn được gọi là Bài phối liệu.
Thông qua Bài phối liệu và số lượng sản phẩm dở dang xác định được khối lượng các loại NVL kết tinh trong sản phẩm dở dang.
Xác định giá trị sản phẩm dở dang bằng cách nhân số lượng với đơn giá bình quân từng loại.
Tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trên bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang.
Đơn giá từng loại nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở đơn giá bình quân cuối kỳ.
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG
Đơn vị: đồng STT Danh mục chi phí Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá Thành tiền
I Chi phí NVL trực tiếp 2.158.727.510
1 NVL chính 1.145.281.70
0
Đất sét Kg 100.000
670 67.000.000
Cao lanh Kg 92510 410 37.929.100
Fenspat Kg 17800 2267 40.352.600
… … … … …
2 NVL phụ 148.200.010
Chất điện giải Kg 67519 710 47.938.490
Engob Kg 4670 56 261.520
… … … … …
3 Nhiên liệu 114.566.900
Dầu Lit 7210 15890 114.566.900
II Chi phí sản xuất chung 1.492.508.646
… … … … …
Tổng công 3.651.236.15
6
Bảng 3: Bảng tổng hợp giá trị dở dang
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)
Tính giá thành sản phẩm
Do sản phẩm cuối cùng của đơn vị phong phú, đa dạng về màu sắc, kích cỡ, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều, do vậy việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm tương đối phức tạp. Việc tập hợp chi phí sản xuất không thể thực hiện riêng chi từng loại sản phẩm ngay từ đầu mà tập hợp chung cho toàn bộ quá trình sản xuất.
Kế toán kết hợp giữa phương pháp trực tiếp và phương pháp hệ số để xác định giá thành cho đối tượng tính giá thành là từng mét vuông sản phẩm cuối cùng nhập kho.
Phương pháp trực tiếp sử dụng để xác định tổng giá trị thành phẩm được tạo ra trong kỳ theo công thức:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Sau đó tiến hành phân bổ tổng giá thành cho từng sản phẩm có kích cỡ, màu sắc khác nhau sau nung theo phương pháp hệ số.
Việc xác định chi phí để tính giá thành được thể hiện trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất hàng kỳ.
Bảng 4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý IV năm 2017
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)
Bảng 5: Bảng xác định giá thành quý IV năm 2017
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)
STT Loại chi phí Đơn vị tính Thành tiền
I NVL trực tiếp VND 9.669.670.805
1 NVL chính VND 4.167.000.560
2 NVL phụ VND 3.156.780.000
3 Nhiên liệu, động lực VND 2.345.890.245
II Chi phí nhân công trực tiếp VND 1.789.450.000 III Chi phí sản xuất chung VND 5.610.674.067 1 Chi phí nhân viên phân xưởng VND 870.654.000 2 Chi phí vật liệu, CCDC VND 1.156.780.789
3 Chi phí KHTSCD VND 2.567.783.000
4 Chi phí dịch vụ mua ngoài VND 345.000.000
5 Chi phí bằng tiền khác VND 670.456.278
Tổng cộng 16.069.794.872
STT Diễn giải
Chi phí sản xuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Giá thành sản phẩm
1
Chi phí NVL trực
tiếp 2.056.760.000 9.669.670.805 2.158.727.510 9.567.703.295 2
Chi phí nhân công
trực tiếp 0 1.789.450.000 0 1.789.450.000
3
Chi phí sản xuất
chung 1.390.896.090 5.610.674.067 1.492.508.646 5.509.061.511 Tổng cộng 3.447.656.090 16.069.794.872 3.651.236.156 16.866.214.806
Sản phẩm gạch cuối cùng của đơn vị được lựa chọn và phân loại, bao gồm:
Sản phẩm có vát cạnh và mài bóng
Sản phẩm thường: không qua qua dây chuyền vát cạnh và mài bóng mà được đóng hộp ngay.
Do vậy, tổng chi phí để tính giá thành sẽ được phân bổ cho sản phẩm sau nung, còn phần tăng của sản phẩm vát cạnh và mài bóng được xác định trên chi phí được đưa thêm vào dây chuyền mài bóng và vát cạnh.
Nguyên tắc phân bổ giá thành: việc phân bổ chi phí giá thành cho các nhóm sản phẩm dựa trên biên bản nhập kho thành phẩm và biên bản kiểm kê thành phẩm cuối kỳ.
Phân bổ chi phí NVL trực tiếp: NVL chính được phân bổ cho sản phẩm ra lò trong kỳ. Chi phí NVL phụ, nhiên liệu cũng được phân bổ cho sản phẩm ra lò, trừ chi phí về đá mài được tính trực tiếp cho sản phẩm qua dây chuyền mài bóng theo số lượng từng loại nhập kho.
Chi phí về màu cho sản phẩm có sử dụng bảng phân bổ riêng.
Chi phí động lực được phân bổ theo định mức của sản phẩm sau nung và mức tăng thêm của sản phẩm vát cạnh và mài bóng.
Loại sản phẩm Định mức
Sản phẩm ra lò (ĐM 1) 3,90
Phần tăng thêm cho sản phẩm vát cạnh (ĐM 2) 1,42 Phần tăng thêm cho sản phẩm mài bóng (ĐM 3) 4,01
Bảng 6: Bảng phân bổ định mức cho 1 mét vuông
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)
Công thức phân bổ:
Chi phí động lực cho sản phẩm ra lò
Tổng chi phí động lực Định
mức 1
Số sản phẩm ra lò
= * *
Định mức 1* số sản phẩm ra lò
+
Định mức 2* Số sản phẩm vát
cạnh
+
Định mức 3
* Số sản phẩm mài
bóng
Chi phí động lực tăng thêm cho sản phẩm vát cạnh
Tổng chi phí động lực Định
mức 2 Số sản phẩm vát cạnh
= * *
Định mức 1* số sản phẩm ra lò
+
Định mức 2* Số sản phẩm vát
cạnh
+
Định mức 3
* Số sản phẩm mài
bóng
Chi phí động lực tăng thêm cho sản phẩm mài bóng
Tổng chi phí động lực Định
mức 3 Số sản phẩm mài bóng
= * *
Định mức 1* số sản phẩm ra lò
+
Định mức 2* Số sản phẩm vát
cạnh
+
Định mức 3
* Số sản phẩm mài
bóng
Chi phí nhân công trực tiếp: sau khi tổng hợp toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ của các phân xưởng, kế toán tách riêng phần chi phí nhân công của tổ mài, vát cạnh cho sản phẩm mài bóng, vát cạnh theo định mức quy định. Phần còn lại được tính hết vào sản phẩm ra lò.
Quy định mức tăng thêm cho sản phẩm mài bóng là 1.800đ/m2 Quy định mức tăng thêm cho sản phẩm vát cạnh là 1.300đ/m2
Chi phí sản xuất chung:
Chi phí nhân viên phân xưởng được phân bổ cho toàn bộ sản phẩm nhập trong kỳ.
Chi phí khấu hao TSCĐ: căn cứ vào giá trị TSCĐ đầu tư ban đầu cho dây chuyền mài bón và vát cạnh chiếm 15% tổng vốn đầu tư TSCĐ, vì vậy chi
phí khấu hao TSCĐ được tính trên 15% cho phẩn tăng thêm của sản phẩm mài bóng, vát cạnh, 85% cho sản phẩm sau nung theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung còn lại: được phân bổ cho toàn bộ sản phẩm nhập kho.
Xác định giá thành cho sản phẩm có kích thước khác nhau:
Các sản phẩm của đơn vị thường có 4 loại kích cỡ chính: 200*200mm, 300*300mm, 400*400mm, 500*500mm. Để tính giá thành cho sản phẩm có kích cỡ tương ứng, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi của các loại kích thước về sản phẩm có kích thước 200*200mm.
Loại sản phẩm men thường
Mã sản phẩm 200 300 400 500
NVL chính 1 1,05 1,1 1,3
NVL phụ 1 1,05 1,15 1,24
Nhiên liệu, động lực 1 1,05 1,1 1,3
Chi phí nhân công trực tiếp 1 1,05 1,112 1,25
KH TSCD 1 1,05 1,1 1,33
Chi phí quản lý 1 1,05 1,2 1,24
Loại sản phẩm vát cạnh
Đĩa mài 1 0,9 0,75 0,6
Nhiên liệu, động lực 1 1 0,99 1,2
KH TSCD 1 1 0,8 1,15
Chi phí quản lý 1 1 1,2 1,24
Loại sản phẩm mài bóng
Đĩa mài 1 0,9 0,8 0,6
Nhiên liệu, động lực 1 1 0,75 1,2
KH TSCD 1 1 0,9 1,15
Chi phí quản lý 1 1 1,2 1,34
Bảng 7: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bài Thơ)