CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VE HẠNH PHÚC TAM LY CUA HỌC SINH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hạnh phúc tâm lý
1.4.5. Khía cạnh tự chấp nhận của học sinh THPT có trải nghiệm bị bắt nạt
điểm sống của các nhân. Đó là kết quả của quá trình tự đánh giá chính bản thân chủ thé
liên quan đến cách cá nhân hiểu vẻ bản thân, tin mình có khả năng làm được những gì,
cách cá nhân nhìn nhận giá trị của họ so với những người khác và cách cá nhân đánh giá
chính mình được người khác nhìn nhận như thé nào (Bong & Skaalvik, 2003). Khái
27
niệm về ban thân được hình thành thông qua trải nghiệm với môi trường (Shavelson et
al., 1976). Qua đó thấy được kinh nghiệm từ môi trường có sự ảnh hưởng đến quá trình
cá nhân nhận thức về bản thân của mình. Và chính những trải nghiệm ở trưởng học của
học sinh THPT ở giai đoạn này có tác động lớn đến niềm tin và nhận thức của các em về ban thân. Những trải nghiệm bị bắt nat sẽ làm nạn nhân có xu hướng khó duy trì quan điểm tích cực về bản thân (Boungho, 2020); đánh giá vé giá trị bản thân thấp (Nansel et
al., 2001; Gladstone et al., 2006; Hugh-Jone & Smith, 1999; Olweus, 1994); kha nang
tự kiểm soát thấp (Haynie et al., 2001).
Bên cạnh đó, các phát hiện cho thay, nạn nhân có lòng tự trọng thấp hon so với những bạn không bị bắt nạt và thủ phạm thực hiện hành vi bắt nạt (Olweus, 1993a,b;
Schwartz et al., 1993; Baldry, 1999). Lòng tự trọng bao gồm: cảm xúc (feelings) và tự đánh giá - evalution (thuộc vẻ nhận thức) (Seligment ct al., 1995). Theo đó, cảm xúc phụ thuộc vào nhận thức của một người trong việc đối phó với một sự kiện tiêu cực va nêu đánh giá đó không làm chủ được tình huống tiêu cực thì nạn nhân sẽ trở nên thụ động và bỏ cuộc (Seligman et al, 1995) dan đến trang thái bat lực tin rằng không gi có thê thay đôi được tình hình. Chính vì thế nạn nhân sẽ tin rằng mình không thể kiểm soát được tình huồng bị de doa hoặc không đủ tự tin dé bảo vệ bản thân hoặc dé phản kháng khi bị bắt nat (Bandura 2002; Obermann 2011; Masselink et al. 2018) sẽ làm ảnh hưởng đến sự trưởng thành và phát triển của cá nhân; học sinh trải qua mức độ căng thăng và
đau khô hơn.
1.4.6. Khía cạnh tự chủ của học sinh THPT có trải nghiệm bị bắt nạt
Tự chủ là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của giai đoạn thanh thiếu niên (Pardeck va Pardeck, 1990). “Tie chú liên quan đến những thay đổi mang tính phát triển trong quan niệm vẻ ban thân của thanh niên là quá trình trở thành một cá nhân tự quan, tự tri’ (Crockett & Petersen, 1993; tr. 20). Tự chủ được Ryan & Deci dé cập đến trong thuyết tự quyết (self - determination theory — SDT). SDT cho rằng các yếu tố cốt lõi của động lực bản thân và hoạt động hiệu quả hơn có liên quan đến việc đáp ứng ba nhu cau tâm lý: tự chủ (autonomy — khả năng đưa ra quyết định một cách tự do), năng lực (competence — kha nang thực hiện nhiệm vụ va trai nghiệm các cơ hội dé thê hiện khả năng của minh), có môi quan hệ với người khác (relatedness to others — khả năng cảm nhận được kết nỗi, chấp nhận hoặc hòa nhập của cá nhân với người khác trong bối cảnh xã hội) (Ryan & Deci, 2002; Montero-Carretero et al., 2021). Theo đó,
28
sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý về tự chủ đặc biệt quan trọng đối với thanh niên đang có
nhu cau tự chủ ngày càng tăng (Feng & Lan, 2020). Trong học tập, nếu học sinh có mức
độ tự chủ cao sẽ làm giảm ti lệ nghỉ học (Vallerand và Bissonnette 1992); kích thích sự
tò mò đẻ khám phá môi trường, xác định cơ hội học tập các kỹ năng mới và tham gia
tích cực vào quá trình phát triên bản thân (Deci & Ryan, 2008a). Mặt khác, bởi vì tự chủ
của học sinh THPT ở giai đoạn này vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cha mẹ (Mary & Patra,
2015; Simon, 2021) nên nếu cá nhân nhận được sự hỗ trợ về tự chủ của cha mẹ có khả năng thiết lập được các môi quan hệ tích cực với bạn bè, các thanh viên trong gia đình
và thé hiện chức năng xã hội tích cực (McElhaney & Allen, 2001); phát triển các kỹ
năng ra quyết định (Gecas & Schwalbe, 1986). Do đó. đạt được những điều nay sẽ giúp cho học sinh dan trở nên tự chủ hơn.
Bên cạnh đó. mức độ tự chủ còn bị ánh hướng bởi những trải nghiệm của học
sinh bị bắt nạt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cá nhân có mức độ tự chủ thấp có nhiều khả năng trở thành nạn nhân bị bắt nạt hơn những người có mức độ tự chủ cao (Gottfredson & Hirschi, 1990; Schreck, 1999). Hơn thé nữa, theo SDT thi những trải nghiệm bị bắt nat có thé cản trở việc đáp ứng các nhu cầu tâm lý cơ bản (trong đó có quyền tự chủ) bởi vì những học sinh bị bắt nạt thường nghĩ ngờ về quan niệm của chính mình (Marsh et al., 2004); dé tiếp thu phản hồi tiêu cực từ những bạn bè hung hăng, dẫn đến gia tăng lo âu xã hội (Crick & Bigbee, 1998; Olweus, 1993), Déi với học tap, tự chủ thấp sẽ làm tăng tỷ lệ nghỉ học của học sinh, mất tự tin, kết quả học tập thấp hơn
(Callaghan & Joseph, 1995; Garrett, 2003; Olweus, 1993; Sharp, 1995); học sinh có xu
hướng thu minh lại, thụ động, thiểu quyết đoán (Byrne, 1994; Garrett, 2003; Geffncr et al., 2001; Olweus, 1993); có kỹ năng đối phó không tốt (Hampel et al., 2009).