Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành sản xuất và chế biến

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Bước đầu tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến dừa tỉnh Bến Tre (Trang 36 - 43)

TINH HÌNH SAN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DUA TINH BEN TRE

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành sản xuất và chế biến

dừa Bến Trc :

2.2.1. Vị trí địa ly’:

Tọa độ địa lý: — 9'48'B- 10°20°B.

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp

105” 57'Ð - 106"48"D.

Vị trí tiếp giáp: — Phía Bắc giáp tỉnh Tién Giang (Ranh giới tự nhiên là

xông Mỹ Tho).

Phía Tây - Nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Trà Vinh

(Ranh giới tự nhiên là Sông Cổ Chiên).

Phía Đông giáp biển Đông.

Bến Tre là một tỉnh “cd lao", phía Đông giáp biển, ba phía còn lại nằm

xen giữa 4 trong 9 cửa huyết mạch của hệ thống sông Cửu Long là: cửa Đại, cửa

Bu Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên.

Do địa thế “cù lao” và bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch

chằng chit. Về đường bộ. vị trí địa lý đã đẩy kinh tế Bến Tre vào thế “gan nhà,

xa ngõ” ít có khả năng thu hút đầu tư chất xám, vốn từ bên ngoài. Nó bất lợi cho

sy phát triển cho ngành sản xuất, kinh doanh của tỉnh.

Bến Tre nim trong một vòng cung các trung tâm, dia bàn phát triển : Can Thơ. thành hố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy khó khăn về đường bộ song đường thủy lại nối Bến Trc với các

trung tâm này qua hệ thống các cảng. Vấn để giống, buôn bán các sản phẩm chế biến từ dừa với các vùng khác trong cả nước, các nước khác có thể thực hiện thông qua hệ thống đường thủy.

Như vậy với vị trí này, Bến Tre có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa đến các thành phố, thị xã_ nơi tập trung đông dân cư, có nhu cau lớn về đời sống và sinh hoạt. Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp , vì vậy hàng hoá chủ yếu là nông phẩm , đặc biệt là

các sản phẩm từ dừa. Đây là địa bàn trồng dita lớn nhất nước. Nhắc đến Bến Tre

không thể không nhắc đến các đặc sản từ dừa. Sản phẩm dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng trong cả nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng ở một số nước

trên thế giới.

Hiện nay do vị ui Bến Tre nằm trên địa thế “cd lao" nên vấn để giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong tương lai khi nhà nước

xây dựng cây cầu Rạch Miễu sẽ mở ra một tương lai phát triển mới cho Bến Tre

cũng như việc mớ rộng vùng chuyên canh dừa của tỉnh sẽ thuận lợi hơn.

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc

Khóa luận tốt nghiệp =— = GVHD : Đàm Nguyễn Thùy Dương

2.2.2. Nhân tố tự nhiên : 2.2.2.1. Địa chất :

Lich sử phát triển địa chất của tỉnh Bến Tre gan lién với quá trình hình thành và phát triển của vùng hạ lưu của vùng hạ lưu đồng bằng Sông Cửu Long.

Cách nay hàng trăm triệu năm (đại Cổ Sinh) tương ứng với vùng đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay là một vùng sụt lún rộng lớn ngập dưới mực nước biển.

Do ảnh hưởng của vận động tạo núi vào kỉ Đệ Tam (cách đây khoảng 25 triệu

năm), phần thượng và trung lưu của sông Cửu Long tăng cường sức xâm thực và vận chuyển một khối lượng phù sa khổng 16 bồi đấp nhanh chóng vùng hạ lưu.

Sự thành lập lãnh thổ Bến Tre ở vào giai đoạn sau cùng của sự bồi tụ

đồng bằng Sông Cửu Long. Đất Bến Tre chỉ mới xuất hiện trên mực biển từ

4500 năm trở lại đây. Ngày nay, quá trình phát triển tự nhiên Bến Tre vẫn đang tiếp diễn thể hiện ở xu thế bồi tụ ở vùng cửa sông ven biển của tỉnh. Quá trình

bồi tụ này làm mở rộng nhanh diện tích tự nhiên của, việc này đồng nghĩa với diện tích trồng dừa có điều kiện mở rộng. Tuy nhiên, do quá trình địa chất vẫn còn tiếp diễn, lịch sử hình thành muộn nên nền móng dia chất không vững chắc

làm tăng chỉ phí trong quá trình xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến các sản

phẩm từ dừa.

2.2.2.2. Địa hình :

Địa hình Bến Tre mang nét đặc trưng của địa hình đồng bằng châu thổ : thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình từ | - 2m so với mực nước biển. Nhìn chung, địa hình thấp dẫn từ Tây Bắc đến Đông Nam.

Phân theo độ cao, Bến Tre có 3 dạng địa hình cơ bản :

- Vùng có địa hình < Im bị ngập nước khi triểu lên (5,6%).

- Vùng có địa hình cao Im - 2m chi ngập vào triéu cường tháng IX - XII

(87.4%).

- Vùng có địa hình cao 2m - 5m (7%).

Mặc dù mức chênh lệnh độ cao tuyệt đối giữa điểm cao nhất và thấp nhất

không lớn (khoảng 3,5m) nhưng bề mặt địa hình cũng tác động đến thời gian và mức d6 ngập nước theo thủy triểu hàng ngày ảnh hưởng đến quá trình phát triểnđất dai, sản xuất nông nghiệp trong đó có cây dita.

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp =— - GVHD : Đàm Nguyễn Thùy Dương

Phan theo nguồn gốc hình thái. địa hình Bến Tre bao gồm :

- Địa hình tích tu nguồn gốc sông : + Các bãi bồi giữa sông.

+ Các đê ven sông.

+ Trũng đầm lầy sông.

- Địa hình tích tụ nguồn gốc biển.

+ Các bãi cát ngầm.

+ Các gidng cát.

- Địa hình tích tụ nguồn gốc hỗn hợp sông biển.

+ Trũng đâm lây biển.

+ Trũng đầm lẩy nguồn gốc sông biển.

+ Đẳng bằng nguồn gốc sông biển.

Các dạng địa hình có nguồn gốc sông : bãi bồi, đê thiên nhiên, nguồn gốc

biển : các giổng cát thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây dita.

2.2.2.3. Khí hậu :

Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của biển thể hiện rõ rệt ở các mặt sau :

-Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm : nhiệt độ trung bình năm là 27,3°C, tháng nóng nhất là tháng V với 29,3°C và tháng mát nhất là tháng XII

với 25, I"C.

-Tổng số giờ nắng trong năm dat 2639 giờ, bình quân 8 - 9 giờ/ngày.

-Chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa với hai mùa gió chính. Mùa gió Tây

Nam thổi từ tháng V - tháng XI mang thco lượng mưa chính cho lãnh thổ của

tỉnh. Mùa gió Đông Bắc (gió chướng) thổi từ tháng XII đến tháng IV năm sau

mang theo khối khí khô, không mưa. Hoạt động của gió chướng ảnh hưởng

mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp tỉnh : mùa khô kéo đài, mực nước ngầm hạ

thấp. tạo điểu kiện cho quá trình xâm nhập mặn thêm sâu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất (số lượng trái/cây đừa) cũng như chất lượng cơm dừa...

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc

Khóa luận tốt nghiệp ... __GVHD : Đàm Nguyễn Thùy Dương

-Chế độ mưa phù hợp với chế đô gió mùa, lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất của đồng bằng Sụng Cửu Long, bỡnh quõn 1498 mm/nọm. Lượng mưa giú Tây Nam đạt 94,3% - 98,5% lượng mưa của cả năm cho nên cần phải có hệ thống mương. mô bồi thích hợp cho cây dừa.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm dat 81%, độ ẩm nhỏ nhất xảy ra vào thúng XII. từ 40% - 50% (độ ẩm tuyệt đối). Độ ẩm cao vào mùa mưa, thấp vào

mùa khô.

- Lượng bốc hơi không đều giữa các mùa trong năm. Mùa khô, lượng bốc

hơi mạnh, từ 3,6 - 5,5 mm/ngày. Mùa mưa lượng bốc hơi thấp, từ 2,2 - 3,2

mm/ngày.

Chế độ khí hậu nhìn chung có nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát

triển của cây dừa. Đặc biệt, vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão, không ảnh

hưởng tiêu cực cho cây đừa.

2.2.2.4. Thủy văn :

* Nguồn nước mặt :

Bến Tre có mạng lưới sông rạch chằng chịt nằm trong hệ thống các nhánh

của sông Tiền, mật độ trung bình 2,62km/kmỶ lãnh thổ. Bao gồm bốn nhánh

xông lớn : Mỹ Tho (dài 90km), sông Ba Lai (dài 70km), sông Hàm Luông (dài

72km) và sông Cổ Chiên (dài 87km). Ngoài ra còn có một mạng lưới day đặc gdm 46 kênh rạch chính với tổng chiéu dài trên 300 km, Chế độ nước của sông

rach Bến Tre mang đặc điểm chung của sông Cửu Long : có lượng nước dồi dào, diễn tiến mùa lũ và mùa cạn của sông tương ứng với mùa mưa và mùa khô của

khí hậu. Do vị trí nằm ở vùng cửa sông, sông rạch Bến Tre có lượng phù sa khá lớn. Lượng phù sa déi dào là nguồn vật liệu màu mỡ bồi đấp cho đất đai. Vùng

bờ biển của Bến Tre có xu thế bởi tụ, tốc độ lấn biển trung bình khoảng

3,4km/năm giúp mở rộng nhanh chóng diện tích canh tác.

* Nguồn nước ngdm :

Qua thăm dò địa chất thủy văn vé nước gidng cát, nước ngắm và nước

ngắm tầng sâu cho thấy ở Bến Tre có các tầng nước sau :

- Nước gidng cát (phức hệ nude Hôlôxen) : có chất lượng thay đổi theo

:mùa, tùy nơi và độ sâu khác nhau về độ pH, độ cứng, sắt, clo, .. Nhìn chung, về imat lý hóa thì còn tạm đáp ứng nhu cẩu sản xuất, sinh hoạt nhưng vé mat

‘SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp — GVHD: Đàm Nguyễn Thùy Dương

vi sinh còn nhiễm nặng. Trữ lượng nước gidng cát (do nước mưa thấm lọc) là

triệu m`, mô đun khai thác khoảng 844m ”/kmỶ lãnh thổ phân bố trên diện tích

giống cát là 12,179 ha.

- Nước ngắm tầng nông (<100m) đây là phức hệ nước Pleitôxen gồm hai tầng chứa nước phục vụ khá tốt cho ngành trồng dừa.

+ Tang một : ở độ sâu 30 - 50m, phân bố rộng rãi khắp tỉnh với bể dày tầng chứa nước < 10m, nước có tính kiểm, sắt cao, độ cứng cao nhưng có một số

nơi nước nhạt. Nhìn chung nước đạt chuẩn vi sinh, trữ lượng tự nhiên 154,16x

L0 “m” với khả năng khai thác dự báo 370m”/ngày.

+ Tang hai : ở độ sâu 60 - 90m, phân bố rộng khắp tỉnh với bé dày tang nước trên 10m, nước có độ pH, độ sắt, độ cứng cao hơn tang một, mức độ dao

động lớn. Trữ lượng tự nhiên dao động từ 455 x 10°mỶ - 587 x 10°m’, trữ lượng khai thác dao động từ 529m ”/ngày - 534m /ngày.

- Nước ngầm tang sâu (>100m) gồm hai phức hệ chứa nước.

+ Phức hệ chứa nước Pleiôxen : phân bố rộng trên toàn tỉnh, quan trọng nhất là tầng 290 - 350m. Độ cứng nước khác nhau ở các vùng. Diện tích nước

nhạt phân bố trên phạm vi 112 km? từ Thị xã Bến Tre vẻ phía Bắc nhà Rạch Miễu. Trữ lượng tiểm năng là 74.368 m”/ngày đêm, trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép là 10 - 500m “ngày đêm. Các khu vực còn lại nước Ig, man

nhục vụ cho sản xuất.

+ Phúc hệ chứa nước Miôxen : quan trọng là ting 410 - 440m, bể day

tang chứa nước là 18m, nước đạt tiêu chuẩn vi sinh. Diện tích phân bố khoảng 150km” từ thị xã lên phía Bắc Châu Thành, trữ lượng tiểm năng khu vực 26,507m*/ngay đêm.

Nhìn chung nước ngầm ở Bến Tre có trữ lượng thấp, chất lượng không cao. Nước ngầm tầng nông (dưới 100m) phân bố trên toàn tỉnh nhưng có chất lượng xấu do bị ảnh hưởng của mặn, phèn, một phần có thể khai thác phục vụ cho tưới tiêu, sinh hoạt. Nước ngắm tầng sâu (trên 100m) có khả năng khai thác phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chế biến từ dừa : kẹo

đừa, thạch dừa, than hoạt tinh,...

* Nguồn nước mưa :

Với lượng mưa trung bình 1498mm/năm, hàng năm tinh Bến Tre có từ 3 -

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc Trang 34

Khóa luận ti nghệp -—_ _.GVHD : Đàm Nguyễn Thùy Dương

3,5 tim’ nước mưa. Đây là nguồn nước ngọt, quý hiếm phục vụ sinh hoạt và sản

xuất. Chất lượng nước trong, sạch, có tính chất lí hóa rất tốt, vi sinh đảm bảo an

toàn.

* Chế độ triều :

Vùng bờ biển Bến Tre có chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều

trong năm trung bình từ 2 - 2.4m. Thủy triểu có tác đông lớn đến việc tưới tiêu,

thau chua, rửa mặn và tác động việc vận tải trên sông. Thủy triểu cũng là nhân tố đưa nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, nhất là mùa khô. Độ mặn biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thủy triểu và lưu lượng nước từ

thượng nguồn đổ về, độ mặn thấp vào mùa mưa, cao vào mùa khô. Qua phân tích các đường thẳng man 4%, 10%e và 20% với kết quả quan trắc từ năm 1982 - 1993 cho thấy : đổ mặn cao nhất xảy ra vào các tháng II, HI, IV, độ mặn

trên 4% gây ảnh hưởng cho cây trồng xuất hiện từ tháng | đến tháng IV ở 2⁄3

diện tích của tinh (trừ từ An Hóa, Mỹ Hóa trở lên vùng ngọU.

2.2.2.5. Thổ nhưỡng :

Theo hệ thống phân loại của FAO/UNESCO. đất tỉnh Bến Tre gồm 25 loại, được phân thành 4 nhóm chính : nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất cát.

- Nhóm đất phù sa chiếm diện tích 69.015ha (30% tổng diện tích của

tỉnh). Phân bố tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh gồm các huyện, thị : Chợ Lách,

Châu Thành, Thị Xã, một phẩn ở phía Bắc các huyện Binh Dai, Giổng Chôm,

Mỏ Cày.

- Nhóm đất phù sa nhiễm mặn : chiếm diện tích 94.083ha (41,3% diện

tích toàn tỉnh) được chia ra làm hai nhóm phụ :

+ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn từng thời kỳ chiếm diện tích 49.77 lha, tập trung ở các vùng cách biển từ 10 - 50 km, gặp ở các huyện Bình Đại, Gidng

Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Nam Mỏ Cay.

+ Nhóm đất mặn : chiếm diện tích 44.312 ha, phân bố tập trung ở vùng ven biển các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Đây là nhóm đất nhiễm mặn trên toàn phẫu diện, có nhiều độc tố cho cây trồng.

- Nhóm đất phèn : chiếm diện tích 15.127 ha (chiếm 6,74%: diện tích toàn tỉnh) thường gặp ở các huyện Châu thành, Binh Đại, Mỏ Cay, BA Tri, Gidng

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trúc Trang 35

Khéa luận tốt nghiệp - ___._GVHD : Đàm Nguyễn Thùy Dương

Trôm, Thanh Phú, Trong đó ;

+ Phèn tiểm tàng : 3.286 ha.

+ Phèn trung bình : 11.814 ha.

Nhìn chung đất rất chua, độ phân giải chậm nên cây trồng khó sử dụng.

- Nhóm đất gidng cát : diện tích 12.179 ha (chiếm 5.4% diện tích toàn tinh), được phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Bước đầu tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến dừa tỉnh Bến Tre (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)