CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC QTDND
1.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân
1.1.6 Sự cần thiết phải thực hiện thanh tra, giám sát đối với QTDND
Thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Trên cơ sở thanh tra hoạt động đối với các QTDND, giúp NHNN tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hoạt động thanh tra của NHNN đối với các QTDND sẽ giúp các QTDND hoạt động an toàn và hiệu quả, tuân
thủ đúng pháp luật, góp phần quan trọng tạo môi trường thực thi chính sách tiền tệ quốc gia hữu hiệu.
Thứ hai: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của QTDND: QTDND huy động tiền gửi của thành viên và khách hàng ngoài thành viên, vay vốn từ các TCTD khác (ngoài các QTDND khác) để cung ứng hoạt động tín dụng cho các thành viên và khách hàng khác theo quy định của pháp luật thông qua hình thức cho vay, tín dụng là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng, chủ chốt trong hoạt động của QTDND nhƣng cũng là ngiệp vụ có tính rủi ro cao nhất. Quyền lợi của người gửi tiền bị ảnh hưởng do các QTDND trong tình trạng mất khả năng chi trả và có nguy cơ phá sản.
TTGSNH phải tiến hành kiểm tra, phân tích đánh giá chất lƣợng và rủi ro các khoản tín dụng của các QTDND, phòng ngừa có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho những khoản cho vay đầu tƣ. TTGSNH trong quá trình tiến hành thanh, kiểm tra các QTDND, khi phát hiện các sai phạm của QTDND sẽ tiến hành xử lý các vi phạm đó. Việc phát hiện và xử lý các vi phạm, kiến nghị khắc phục các tồn tại, sai phạm trong hoạt động của QTDND sẽ bảo đảm hoạt động của các QTDND đƣợc an toàn và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của QTDND.
Thứ ba: Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các QTDND: Hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngân hàng, lòng tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại của QTDND.Việc duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các QTDND là một việc làm cần thiết nhằm thu hút vốn phục vụ cho hoạt động kinh tế, tài chính của đất nước. Năng lực thu hút vốn của các QTDND đi đôi với việc đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền. Nếu một QTDND mất khả năng chi trả thì người gửi tiền sẽ mất lòng tin vào QTDND đó dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt, tạo nên một phản ứng dây chuyền, gây ảnh hưởng xấu đến các QTDND và
các TCTD khác. Họ sẽ đồng loạt rút vốn, làm các QTDND và TCTD mất khả năng thanh toán đồng bộ, không thu hút đƣợc vốn để hoạt động kinh doanh, dẫn đến nguy cơ đối mặt với tình trạng phá sản, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Vì vậy, các QTDND phải đƣợc thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, bảo đảm sự an toàn trong hoạt động, tránh tình trạng QTDND mất khả năng thanh toán, không trả đƣợc nợ, dẫn đến nguy cơ phá sản.
Thứ tƣ: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật và hạn chế những sai phạm trong hoạt động của các QTDND: Kết quả thanh tra nhằm chỉ ra những tồn tại, sai phạm, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của QTDND. Trên cơ sở đó, TTGSNH đƣa ra những yêu cầu, cảnh báo cần thiết.
TTGSNH thực hiện giám sát chặt chẽ, góp phần đảm bảo hoạt động của từng QTDND và toàn hệ thống QTDND nằm trong tầm kiểm soát của NHNN.
Thứ năm: Bảo đảm việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và Ngân hàng của các QTDND: TTGSNH trong quá trình thực hiện việc thanh, kiểm tra tại các QTDND sẽ phát hiện ra các tồn tại, sai phạm trong hoạt động của các QTDND và đƣa ra các kiến nghị khắc phục và xử lý các hành vi vi phạm. Từ đó bảo đảm hoạt động của các QTDND thực hiện đúng quy định của pháp luật, chấp hành đúng chính sách, pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Thứ sáu: Bảo đảm hệ thống QTDND nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung hoạt động an toàn: Rủi ro hoạt động ngân hàng mang tính chất hệ thống rất cao, phản ứng dây chuyền và cú sốc chung do rủi ro hệ thống mang lại tác động rất nhanh và mạnh mẽ tới các TCTD, do đó, việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của QTDND cũng là góp phần đảm bảo an toàn chung cho hệ thống các TCTD.
Thứ bảy: Phát hiện sơ hở, vướng mắc trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục: Trong quá trình hoạt động, các QTDND nói riêng và TCTD nói chung có xu hướng lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để trục lợi. Trên cơ sở kiểm tra, xem xét, phân tích, đánh giá hoạt động của các đối tượng QTDND, NHNN phát hiện những kẽ hở vướng mắc trong cơ chế chính sách đã ban hành, từ đó đƣa ra các kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục những kẽ hở đó và tháo gỡ những vướng mắc, từ đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.