CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động Thanh tra giám sát QTDND tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2019
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động Thanh tra giám sát QTDND tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định
Giai đoạn 2015-2019, hệ thống QTDND trên cả nước xuất hiện tình trạng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà chủ yếu xuất phát từ rủi ro đạo đức của lãnh đào và cán bộ QTDND, dẫn đến nhiều QTDND có nguy cơ đổ vỡ và phải đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, điển hình nhƣ sai phạm tại một số QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình…Việc này không chỉ gây nguy cơ mất ổn định của thị trường tài chính mà còn dẫn đến mất an toàn an ninh chính trị tại các địa phương có hoạt động QTDND. Thanh tra, giám sát Nam Định luôn xác định việc đảm bảo cho hệ thống QTDND trên địa bàn hoạt động an toàn là mục tiêu trọng tâm và phải đƣợc đặc biệt chú trọng trong công tác thanh tra, giám sát. Trong 5 năm qua, công tác thanh tra, giám sát hệ thống QTDND của NHNN chi nhánh Nam Định đã đạt đƣợc kết quả rất đáng ghi nhận, mà kết quả lớn nhất chính là sự hoạt động ổn định, an toàn của 42 QTDND trên địa bàn.
2.3.1.1 Hoạt động giám sát từ xa
Trong bối cảnh thực tế, cán bộ các QTDND trình độ non yếu, tuổi đã cao, hệ thống công nghệ thông tin của các quỹ còn lạc hậu, việc thực hiện GSTX đối với các QTDND còn rất nhiều khó khăn. Trước năm 2010, hầu hết các QTDND trên địa bàn chƣa sử dụng phần mềm kế toán, hệ thống sổ sách kế toán chủ yếu làm thủ công, hàng tháng các quỹ trực tiếp nộp bảng cân đối tài khoản kế toán lên Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra giám sát ngân hàng cũng chưa có phần mềm hỗ trợ chạy chương trình giám sát, việc thực
hiện giám sát các QTDND hoàn toàn làm thủ công và từ nguồn thông tin định kỳ rất ít ỏi là bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo tài chính quý/năm của QTDND. Từ năm 2010, các QTDND thực hiện truyền báo cáo lên NHNN qua hệ thống báo cáo thống kê tập trung theo thông tƣ 21/2010/TT-NHNN, đến năm 2014, chuyển đổi sang hệ thống báo cáo theo Thông tƣ 31/2013/TT- NHNN, toàn bộ dữ liệu báo cáo theo Thông tƣ 21/2010/TT-NHNN chi nhánh không thể tiếp tục khai thác. Từ năm 2016 đến nay, áp dụng hệ thống báo cáo thống kê tập trung theo Thông tƣ 35/2015/TT-NHNN, việc truyền số liệu báo cáo của các QTDND lên NHNN đƣợc thực hiện hàng ngày, số liệu đƣợc cập nhật liên tục, kịp thời và tương đối đầy đủ, việc khai thác thông tin báo cáo đã giúp ích rất nhiều cho công tác GSTX hệ thống QTDND.
Thực tế, nghiệp vụ hoạt động của QTDND còn rất đơn giản và là các nghiệp vụ ngân hàng cơ bản và truyền thống nhất là huy động tiền gửi tiết kiệm và cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, một số QTDND thực hiện thêm nghiệp vụ chuyển tiền điện tử hệ thống CF-ebank. Hệ thống quy trình, quy định nội bộ của QTDND chƣa đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin còn thấp, chỉ đủ đáp ứng cho việc truyền dữ liệu báo cáo thống kê lên NHNN, nên việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các QTDND là khó khăn, Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ yếu áp dụng thanh tra, giám sát tuân thủ đối với các QTDND.
Thực hiện Quy chế GSTX cùng với các văn bản hướng dẫn của NHNN, căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu thống kê và các loại báo cáo do các QTDND truyền file lên hệ thống báo cáo thống kê tập trung, Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Nam Định đã thực hiện giám sát an toàn vi mô, xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng QTDND riêng lẻ và tổng hợp số liệu hệ thống các QTDND trên địa bàn theo các nội dung chủ yếu nhƣ: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có,
chất lƣợng tài sản có, vốn tự có, tình hình thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh, việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và các quy định khác của pháp luật, các vấn đề khác liên quan. Từ đó, góp phần giúp Ban lãnh đạo nắm đƣợc tình hình hoạt động cũng nhƣ sự tăng trưởng của các QTDND, từ số liệu GSTX đối với QTDND, báo cáo với lãnh đạo các QTDND có hiện tượng hoạt động bất thường, trên cơ sở đó, Chánh thanh tra và lãnh đạo NHNN chi nhánh xây dựng kế hoạch thanh tra hoặc có quyết định thanh tra đột xuất đối với một số QTDND, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ, lãnh đạo quỹ, giúp hệ thống QTDND hoạt động an toàn, ổn định hiệu quả. Năm 2018, qua GSTX, phát hiện QTDND A để tồn quỹ tiền mặt cao bất thường trong nhiều ngày liên tiếp, cán bộ giám sát quỹ đã báo cáo Chánh thanh tra, Chánh thanh tra trình lãnh đạo ra quyết định kiểm tra đột xuất quỹ tiền mặt QTDND A ngày 29/8/2018, kịp thời phát hiện nhiều sai phạm vô cùng nghiêm trọng tại QTDND A (thiếu quỹ tiền mặt 6,2 tỷ đồng, lập hồ sơ khống để rút tiền ra tiêu dùng mục đích cá nhân 16 tỷ đồng…), từ những sai phạm phát hiện qua kiểm tra đột xuất, đã đề xuất lãnh đạo NHNN chi nhánh cử cán bộ thanh tra trực tiếp giám sát hoạt động tại quỹ trong thời gian hơn 1 năm và thực hiện thanh tra toàn diện QTDND A. Việc giám sát hoạt động QTDND A chặt chẽ và kết hợp thanh tra toàn diện QTDND A đã giúp ngăn chặn đƣợc sự đổ vỡ của QTDND A, từng bước đưa quỹ trở lại trạng thái hoạt động ổn định, bình thường. Hoạt động giám sát của Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Nam Định trong thời gian qua cũng đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình của các QTDND cho các đoàn TTTC, trước khi tiến hành thanh tra đối với QTDND, giúp cho các đoàn thanh tra có đƣợc các thông tin nhanh, kịp thời, đáng tin cậy về tình hình hoạt động của QTDND đƣợc thanh tra. Các thông tin, dữ liệu có đƣợc từ hoạt động GSTX đối với các QTDND có thể coi là rất
hữu ích về tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn.
Qua hoạt động giám sát thường xuyên, liên tục từ xa, đã kịp thời phát hiện ra những diễn biến bất thường, tiêu cực trong các chỉ tiêu hoạt động của QTDND và phát hiện ra các vi phạm trong việc chấp hành các quy định trong hoạt động của QTDND, từ đó, kịp thời kiến nghị, cảnh báo, đề xuất xử lý đối với QTDND nhằm đảm bảo các QTDND chấn chỉnh, khắc phục và hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật, an toàn, hiệu quả.
Hoạt động giám sát của Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Nam Định cũng góp phần nào hạn chế rủi ro trong hoạt động của từng QTDND, qua đó góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2.3.1.2. Hoạt động thanh tra tại chỗ
Từ hoạt động thanh, kiểm tra tại chỗ, Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Nam Định đã phát hiện kịp thời nhiều tồn tại, sai phạm trong hoạt động của các QTDND, đặc biệt có nhiều sai phạm nghiêm trọng tiềm ẩn rủi ro lớn cho QTDND. Từ đó, tùy theo mức độ tồn tại, sai phạm mà đƣa ra các kiến nghị, biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính nhằm chấn chỉnh kịp thời giúp các QTDND trên địa bàn hoạt động đúng theo quy định pháp luật, an toàn và hiệu quả.
Trong thời gian qua, Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Nam Định đã đạt rất nhiều kết quả tích cực trong hoạt động TTTC đối với các TCTD nói chung và QTDND nói riêng. Riêng thanh, kiểm tra đối với QTDND trong 5 năm từ năm 2015 đến 2019 là 99 cuộc, bình quân mỗi năm 20 cuộc, hoàn thành kế hoạch các năm chi nhánh đƣa ra và thực hiện thanh, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của NHNN Trung ƣơng và Ban lãnh đạo chi nhánh.
Việc kết hợp hợp lý giữa giám sát thường xuyên và TTTC theo định kỳ hoặc đột xuất đã góp giúp giữ ổn định và an toàn trong hoạt động đối với hệ
thống QTDND, hệ thống vốn đƣợc coi là tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động, từ đó góp phần giữ ổn định và tạo nền tảng phát triển vững chắc hệ thống QTDND trong cả nước. Hoạt động TTTC đối với các QTDND không những chỉ ra cụ thể, chi tiết các sai phạm, hạn chế trong hoạt động tác nghiệp của cán bộ QTDND mà còn cảnh báo một số nguy cơ rủi ro tiềm ẩn và các cán bộ thanh tra cũng là người chỉ bảo, giúp đỡ để cán bộ QTDND nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, lãnh đạo QTDND.
Sau mỗi cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra đều tiến hành họp để rút kinh nghiệm trong đoàn, mỗi lần họp phòng, lãnh đạo và cán bộ thanh tra, giám sát thường xuyên trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ, những vướng mắc trong quá trình thanh, kiểm tra các TCTD và QTDND đƣợc anh em trong phòng trao đổi, tranh luận nhiệt tình đề dần đi đến thống nhất cách thức làm việc và xử lý cụ thể cho từng tình huống thực tế. Chất lƣợng các cuộc thanh tra ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng hơn nữa cho hoạt động quản lý nhà nước. Quy trình thanh tra ngày càng đƣợc cải tiến và cụ thể, nhất là từ khi có Quyết định 1019/QĐ-TTGS ngày 28/5/2020 về quy trình hoạt động của Đoàn thanh tra đối với QTDND. Thời gian tổng hợp báo cáo của đoàn viên, của Trưởng đoàn, thời gian ban hành kết luận ngày càng được rút ngắn hơn so với trước và luôn đảm bảo thời gian theo quy định.
Kết quả hoạt động TTTC với các QTDND trên địa bàn trong thời gian qua là công cụ quan trọng giúp Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Nam Định có sự nhìn nhận chuẩn xác, rõ ràng về tình hình hoạt động, sức khỏe và khả năng chống đỡ rủi ro của các QTDND, từ đó giúp định hướng trong công tác cấp phép hoạt động đối với các QTDND trên địa bàn, đồng thời làm căn cứ tham mưu, đề xuất những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý, bảo đảm an toàn, duy trì sự ổn định của hệ thống
QTDND trên cả nước.
Có đƣợc những thành quả đó cũng là nhờ hoạt động TTTC đối với QTDND luôn đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo NHNN chi nhánh Nam Định, các đoàn thanh tra đã tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên.
2.3.1.3. Về công tác chỉnh sửa sau thanh tra:
Việc đôn đốc, theo dõi khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra, Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Nam Định đã thực hiện theo đúng quy trình hoạt động theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra tại Thông tƣ 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Thông tƣ 01/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ (có hiệu lực từ 01/5/2013). Về cơ bản, Chi nhánh thực hiện đôn đốc, theo dõi khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra một cách nghiêm túc, đã áp dụng nhiều biện pháp đôn đốc nâng cao kết quả thực hiện kết luận tra, góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra. Trong thời gian từ 2015 đến 2019, đã tiến hành 99 cuộc thanh, kiểm tra tại chỗ đối với QTDND, ban hành 77 kết luận thanh tra, 1.142 kiến nghị, ban hành 77 công văn đôn đốc các QTDND thực hiện chỉnh sửa các kết luận, kiến nghị sau thanh tra và các QTDND đã thực hiện chỉnh sửa xong 1.168 kiến nghị (bao gồm 1 số kiến nghị từ năm 2014 chuyển sang). Tại các kết luận thanh tra, nêu cụ thể thời gian tối đa để thực hiện từng kiến nghị, làm căn cứ để đôn đốc và đánh giá tiến độ thực hiện chỉnh sửa kết luận, kiến nghị của các đơn vị đƣợc thanh, kiểm tra.
- Sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy các đối tƣợng thanh tra trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, trong vòng 45 ngày sau khi ban hành kết luận thanh tra, Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh có văn bản đôn đốc các đối tƣợng thanh tra thực hiện chỉnh sửa các kiến nghị, kết luận thanh
tra, trong đó, yêu cầu giải trình chi tiết rõ ràng các nội dung kết luận, kiến nghị chƣa chỉnh sửa đƣợc, nguyên nhân và biện pháp, kế hoạch và thời hạn dự kiến đơn vị chỉnh sửa, khắc phục xong, đồng thời yêu cầu gửi kèm các tài liệu, chứng từ chứng minh việc khắc phục chỉnh sửa các kết luận, kiến nghị, đảm bảo các đối tƣợng thanh tra nghiêm túc khắc phục, chỉnh sửa các kiến nghị. Trong báo cáo giám sát vi mô hàng quý, cũng nêu rõ từng đơn vị còn chƣa chỉnh sửa xong kiến nghị, kết luận thanh tra.
Về cơ bản, các QTDND đã nhận thức đúng, thực hiện nghiêm túc và có nhiều biện pháp tích cực để chỉnh sửa, khắc phục những tồn tại theo đúng nội dung và thời hạn đã nêu trong kết luận thanh tra.
2.3.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra và giám sát đối với QTDND - Về số lƣợng QTDND đƣợc thanh tra và giám sát: Trong giai đoạn 2015-2020, hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm: 19 chi nhánh Ngân hàng cấp I, chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh Ngân hàng HTX, 04 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô 1 thành viên (TYM) và 42 QTDND, so với năm 2015, tăng 06 chi nhánh cấp I ngân hàng thương mại và 01 QTDND. Trong khi số lượng các TCTD trên địa bàn không ngừng tăng lên thì số cán bộ thanh tra giám sát của chi nhánh lại bị giảm xuống từ 16 cán bộ vào năm 2014 giảm còn 13 cán bộ vào năm 2020. Tuy nhiên, việc thực hiện thanh tra và giám sát đối với các TCTD trên địa bàn nói chung và hệ thống QTDND nói riêng vẫn đƣợc thực hiện hiệu quả.
- Hoạt động thanh tra giám sát đối với các QTDND nhằm đảm bảo các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động. Kết quả cho thấy, về cơ bản các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích hoạt động là tương trợ thành viên, cụ thể:
+ 41/42 quỹ hoạt động bình thường, riêng QTDND Cổ Lễ nợ xấu tại
thời điểm 30/6/2020 là 4,65 tỷ đồng, chiếm 15,32% tổng dƣ nợ, nguyên nhân chủ yếu là do một số khách hàng không trả nợ vì đang khiếu nại chỉ là người đứng tên và ký tên trên hồ sơ vay vốn nhƣng không nhận tiền vay mà do nguyên Giám đốc và nguyên cán bộ QTDND Cổ Lễ vay ké, NHNN chi nhánh đã tiến hành thanh tra QTD Cổ Lễ và đã chuyển hồ sơ đang khiếu nại sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nam Định.
+ 99,6% dƣ nợ hệ thống QTDND là cho vay thành viên, 0,4% cho vay cầm cố sổ tiền gửi do chính quỹ phát hành, về cơ bản đảm bảo mục đích hoạt động tương trợ thành viên.