CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
2.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định
2.1.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Nam Định
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động và cơ chế điều hành của Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Nam Định
Cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh gồm 04 phòng: Thanh tra, giám sát ngân hàng; phòng Tiền tệ - Kho quỹ và hành chính; phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; phòng Kế toán - Thanh toán. Lãnh đạo chi nhánh và chịu trách nhiệm chung trước Thống đốc là Giám đốc chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc. Lãnh đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của phòng là Trưởng phòng (đối với TTGS là Chánh thanh tra) chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, giúp việc cho Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng.
Thanh tra Nam Định cùng với sự phát triển và đi lên của ngành ngân hàng đã có những biến động về tổ chức và hoạt động. Trong mỗi thời kỳ, hoạt động của Thanh tra Nam Định đã phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, góp phần quan trọng vào hoạt động an toàn, ổn định của các TCTD và quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân
hàng Nam Định. Công tác TTGS ngân hàng liên tục đối mới và nâng cao chất lƣợng, khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng đƣợc hoàn thiện, cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động TTGS ngân hàng từng bước được trang bị. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã yêu cầu các TCTD khắc phục kịp thời tồn tại, sai phạm trên các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Lực lƣợng Thanh tra Nam Định ngày càng đƣợc trẻ hóa với trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo bài bản, có năng lực và phẩm chất tốt, tâm huyết với công tác chuyên môn, nhiệt tình với hoạt động của cơ quan. Diễn biến về lực lƣợng cán bộ Thanh tra NHNN Nam Định đƣợc biểu thị qua bảng sau:
Bảng 2.1: Lực lƣợng TTGS NHNN tỉnh Nam Định 2015 - 2019
STT Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
1
Tổng số cán bộ - Nam
- Nữ
15 8 7
14 7 7
15 7 8
14 6 8
14 6 8
2
Trình độ chuyên môn - Trên đại học
- Đại học
3 12
6 8
6 9
6 8
7 7
3
Lý luận chính trị - Cao cấp
- Trung cấp
2 13
2 12
2 13
1 13
1 13
4
Nghiệp vụ thanh tra - Cao cấp
- Nâng cao - Cơ bản
1 5 9
1 5 8
1 5 9
0 4 10
0 4 10
5 Trình độ NN: Anh 15 14 15 14 14
6 Trình độ THVP 15 14 15 14 14
Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra của NHNN tỉnh Nam Định
Tháng 5/2020, Phó Chánh thanh tra, phụ trách thanh tra giám sát NHNN
chi nhánh Nam Định nghỉ chế độ, số cán bộ thanh tra chi nhánh hiện có 13 người.
Thanh tra Nam Định là bộ phận trong cơ cấu tổ chức của NHNN tỉnh Nam Định, vừa chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc NHNN Nam Định giao, vừa chịu sự chỉ đạo của Cơ quan TTGS Việt Nam về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra. TTGS chi nhánh đƣợc tổ chức ngày một chuyên nghiệp và chuyên biệt hơn, hoạt động TTGS ngày càng hướng theo quy chuẩn và theo thông lệ quốc tế.
Chánh thanh tra giám sát (hiện là Phó Chánh thanh tra – phụ trách) điều hành công việc thông qua các Phó chánh thanh tra (đƣợc giao phụ trách các phần công việc khác nhau) và tổng hợp tình hình, chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc. Các phó chánh thanh tra điều hành trực tiếp Thanh tra viên và cán bộ thanh tra, đồng thời tham mưu cho Chánh thanh tra về phần việc của mình. Thanh tra viên giúp việc cho Phó chánh thanh tra điều hành trực tiếp.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy TTGS tại NHNN chi nhánh tỉnh Nam Định Quan hệ thông tin báo cáo, tham mưu
Quan hệ chỉ đạo
Giám đốc NHNN tỉnh
Thanh tra NHNN VN
Chánh thanhtra NHNN tỉnh
Các Phó chánh TTra NNNN tỉnh
Các cán bộ, Thanhtra viên
Các TCTD Các Phòng, ban ngành liên quan
Với cơ chế chỉ đạo, điều hành và tham mưu như trên, vừa đảm bảo phát huy dân chủ, sáng tạo của từng cá nhân, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất và cũng phân định rõ được trách nhiệm - quyền hạn của từng người.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của TTGS chi nhánh, căn cứ số lƣợng, chức vụ, năng lực công tác của công chức thanh tra; số lƣợng và tình hình thực tế hoạt động của các TCTD trên địa bàn; Chánh thanh tra NHNN tỉnh Nam Định phân công công tác tới từng công chức thanh tra, cụ thể:
- Chánh thanh tra phụ trách chung và chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc về kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng;
- 02 Phó chánh thanh tra phụ trách tổ chức thực hiện cụ thể các công việc về: công tác giám sát hoạt động, chỉnh sửa sau thanh tra đối với TCTD, Tổ chức tài chính vi mô; chế độ thông tin báo cáo của các TCTD; thực hiện công tác TTTC khi có quyết định và chịu trách nhiệm về công việc đƣợc giao;
công tác thông tin báo cáo về tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng;
- 10 cán bộ, công chức thanh tra của phòng giúp việc cho các Phó chánh thanh tra theo từng nhóm công việc trên và trực tiếp theo dõi, giám sát tình hình hoạt động và thông tin báo cáo của các TCTD; thực hiện thanh, kiểm tra tại chỗ.
Theo cơ chế này, hoạt động thanh tra của chi nhánh có thuận lợi là:
- Việc xây dựng chương trình - kế hoạch và đề cương thanh tra hàng năm đều do thanh tra NHNN thực hiện, thanh tra chi nhánh chỉ việc căn cứ vào đó tổ chức thực hiện theo chương trình, đề cương đã xây dựng. Tính thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống thanh tra NHNN rất cao.
Thanh tra chi nhánh căn cứ vào đề cương của thanh tra NHNN và tình hình cụ thể của các TCTD trên địa bàn để xây dựng để cương chi tiết trình Giám đốc chi nhánh duyệt để thực hiện vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa chủ
động nhanh nhạy và phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương;
- Quá trình hoạt động đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh NHNN nên mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra đối với các TCTD trên địa bàn đƣợc xử lý kịp thời.
2.1.2.2. Các hoạt động cơ bản của Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định
Các hoạt động cơ bản của TTGS NHNH chi nhánh Nam Định đƣợc quy định cụ thể trong quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của chi nhánh nhƣ sau:
Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc; Thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc; Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định; Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc; Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; tiếp công dân xử lý đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định; Chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật; Có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn; Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao (Theo QĐ 1692/QĐ-NHNN).