Đối với ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình (Trang 75 - 80)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.3 Đối với ngân hàng Techcombank

Đầu tư hệ thống hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Hiện nay, chi nhánh đã thực hiện việc luân chuyển hồ sơ chứng từ qua mạng nội bộ của Ngân hàng. Tuy nhiên, do số lƣợng chi nhánh lớn, hồ sơ, chứng từ của hoạt động tín tài trợ xuất nhập khẩu lại phức tạp nên quá trình luân chuyển hồ sơ diễn ra rất chậm. Do vậy, Ngân hàng cần tiếp tục đầu tƣ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ, đặc biệt là hệ thống công nghệ nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập nói riêng cũng nhƣ toàn bộ các mảng hoạt động của ngân hàng nói chung. Cùng với đó là việc phát triển hệ thống ngân hàng điện tử, hệ thống phần mềm, hệ thống mạng thanh toán quốc tế… vì đây là hệ thống hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và cung ứng dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu.

69

Tăng cường cơ chế thưởng động lực và cấp bù chi phí vốn cho vay đầu vào khi Chi nhánh đạt kết quả cao trong hoạt động huy động vốn: Do hoạt động huy động vốn hiện nay tốn kém khá nhiều chi phí liên quan tới việc tiếp thị cũng nhƣ chăm sóc khách hàng, mức cấp bù chi phí vốn cho vay đầu vào nhƣ hiện nay 0.25%

– 0.35%/năm là không phù hợp và chƣa khuyến khích Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động huy động vốn theo đúng định hướng của hệ thống. Thời gian tới, Techcombank cần xem xét nâng mức cấp bù vốn cho vay đầu vào lên mức tối đa 0.5%/năm để đảm bảo hài hòa hiệu quả quản lý chung cũng nhƣ hiệu quả hoạt động tín dụng XNK tại các Chi nhánh. Ngoài ra, hiện nay, việc cấp bù chi phí vốn cho vay đầu vào chỉ áp dụng cho những khách hàng sản xuất kinh doanh XNK vừa có quan hệ tiền gửi và tiền vay tại Chi nhánh. Cơ chế này không khuyến khích đƣợc việc tăng cường huy động vốn từ đối tượng dân cư hoặc các tổ chức trong nước – nhóm đối tƣợng có nguồn tiền nhàn rỗi lớn. Do đó, Hội sở chính cũng nên cân nhắc việc mở rộng cơ chế cấp bù vốn cho vay đầu vào cho Chi nhánh trên cơ sở kết quả huy động vốn từ các đối tƣợng khách hàng không thuộc nhóm khách hàng kinh doanh XNK.

Nhanh chóng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn đi kèm đối với các nghiệp vụ phức tạp để cho Chi nhánh Ba Đình cũng nhƣ các chi nhánh khác trong hệ thống xử lý giao dịch đƣợc nhanh chóng và an toàn.

Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ: Thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo định kỳ có sự giảng dạy của các chuyên gia trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, chia sẻ kỹ năng giao dịch, rèn luyện đạo đức cán bộ ngân hàng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Nhân viên còn cần phải củng cố ngoại ngữ để có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu

70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cánh cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ mở rộng hơn đối với nước ta. Cùng với những cơ hội mới là rất nhiều khó khăn, thách thức đang ở phía trước đối với một nền kinh tế còn nhỏ bé nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta phải biết nắm lấy cơ hội, chấp nhận thử thách, phát huy điểm mạnh, khắc phục và hạn chế điểm yếu thì mới có thể đứng vững trong một sân chơi chung có nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh hơn mình rất nhiều. Hoạt động ngoại thương với những thành tựu to lớn trong nhiều năm qua đã chứng minh cho tính đúng đắn của những bước đi của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam mà một trong những nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn.

Chính vì vậy mà hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ra đời nhƣ một tất yếu khách quan, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế, là công cụ hỗ trợ đắc lực thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nhận rõ sự cần thiết cũng như xu hướng phát triển của hoạt động tài trợ ngoại thương, trong thời gian qua Techcombank đã nỗ lực không ngừng nhằm đẩy mạnh các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu. Hướng đi đúng đắn này của Techcombank đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của TCB trong thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Kết quả đó là do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đòi hỏi TCB cần nghiên cứu kỹ để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp. Với sự hỗ trợ hiệu quả từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống TCB, chắc chắn trong tương lai, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu sẽ phát triển vững mạnh.

71

KẾT LUẬN CHUNG

Lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế là Hoạt động xuất nhập khẩu, sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng GDP cho quốc gia, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống cho người lao động. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu vốn tín dụng hỗ trợ cho hoạt động này ngày càng tăng bấy nhiêu, do vậy việc phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Techcombank- Chi nhánh Ba Đình nói riêng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tài trợ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.” “Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động của Techcombank- Chi nhánh Ba Đình. Hiệu quả của hoạt động tăng lên về chiều rộng sẽ góp phần gia tăng nguồn thu nhập từ lãi cho vay, phí dịch vụ thanh toán, chuyển tiền…cho chi nhánh. Hiệu quả của hoạt động đƣợc nâng lên về chiều sâu sẽ tạo cho chi nhánh một cơ cấu khách hàng đa dạng, hợp lý, một nguồn thu tăng với tốc độ ổn định cũng nhƣ tối đa hóa các khoản thu nhập phi tín dụng có liên quan.

Với những lợi ích vƣợt trội từ hoạt động này mang lại, việc thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thật sự có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHTM ... 3

1.1.Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM ... 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM ... 3

1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ... 4

1.1.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ... 7

1.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM ... 15

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại ... 15

1.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ... 16

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại ... 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TECHCOMBANK - CHI NH NH BA Đ NH ... 27

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ... 27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam ... 27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức ... 28

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi nhánh Ba Đình

trong những năm gần đây ... 29

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Ba Đình. ... 32

2.2.1. Các sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu do Techcombank Ba Đình cung cấp ... 32

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)