Đánh giá về việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của ACB - CN Thăng Long

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thăng Long (Trang 56 - 77)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NH TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.2. Đánh giá về việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của ACB - CN Thăng Long

2.2.3.1. Đánh giá dựa trên nhóm chỉ tiêu định lượng a. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về mức độ sinh lời

a1. Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ACB chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 -2017.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, ACB chi nhánh Thăng Long đã đạt được kết quả tốt vượt ngoài mong đợi của mục tiêu kế hoạch đề ra trong hoạt động DVPTD .

Biểu đồ 2.5 . Lợi nhuận của ACB - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 -2017 Đơn vị : Triệu đồng

“Nguồn : BCTH kết quả HĐKD - Phòng tổng hợp ACB - CN Thăng Long”

Bảng 2.5. Lợi nhuận của ACB - chi nhánh Thăng Long trong 3 năm 2015 -2017.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Lợi nhuận từ DVPTD 6.9 10.2 13 3.3 48% 2.8 27%

Lợi nhuận từ HĐKD 22 28 34.5 6 27% 6.5 23%

“Nguồn : BCTH kết quả HĐKD - Phòng tổng hợp ACB - CN Thăng Long”

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

2015 2016 2017

6900 10200 13000

15100

17800

21500

Lợi nhuận từ DVPTD

Lợi nhuận từ hoạt động khác

49

Dựa vào bảng 2.5, có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng trong năm 2016 là 10200, tăng 48% so với năm trước. Tiếp đó, năm 2017 đạt 13.000 triệu đồng, tăng 2800 triệu so với năm 2016, tăng 6100 triệu so với năm 2015, nghĩa là mức tăng lợi nhuận đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 3 năm.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý đến tỷ trọng lợi nhuận từ DVPTD trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ACB - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 -2017 . Quan sát bảng 2.6 ta có thể thấy, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng trên tổng lợi nhuận của chi nhánh luôn đạt ở mức 31% - 38%, đây vẫn là một con số khá khiêm tốn. Điều này chứng tỏ, ACB - chi nhánh Thăng Long vẫn chưa hoàn toàn chú trọng đến việc phát triển các hoạt động phi tín dụng. Mặc dù đây là hoạt động ít đem lại rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, quy mô và mức độ tăng trưởng của hoạt động cũng có xu hướng tăng nhưng so với tổng thể hoạt động của ACB chi nhánh Thăng Long thì hoạt động DVPTD vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt được mức độ kỳ vọng như định hướng chung của toàn NH Á Châu. Do đó, ACB - chi nhánh Thăng Long cần cố gắng nhiều hơn nữa để gia tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng, cân đối cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh, nhằm bắt kịp xu hướng NH hiện đại, gia tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM và tổ chức tài chính khác.

Bảng 2.6. Tỷ trọng lợi nhuận từ DVPTD trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ACB - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 -2017

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Lợi nhuận từ DVPTD 6.900 10.200 13000

Lợi nhuận từ HĐ khác 15.100 17.800 21.500

Lợi nhuận từ HĐKD 22.000 28.000 34.500

Tỷ trọng lợi nhuận từ DVPTD/HĐKD 31% 36% 38%

“Nguồn : BCTH kết quả HĐKD - Phòng tổng hợp ACB - CN Thăng Long”

Ngoài ra, đối chiếu với bảng 2.7, có thể thấy thu nhập từ mỗi dịch vụ đều có sự tăng lên. Cụ thể hơn, lợi nhuận tăng chủ yếu là do dịch vụ thanh toán và ngân quỹ mang lại.

Quy mô KH ngày càng tăng, KH ngày càng sử dụng nhiều hơn dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng như các dịch vụ NH điện tử, NH thu được nhiều phí dịch vụ hơn. Ngoài ra, ngày càng có nhiều hơn KH có thu nhập cao, thường xuyên đi du lịch, chuyển tiền trong

50

nước và quốc tế, một số lượng lớn KH cũng sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết của NH, giúp ACB chi nhánh Thăng Long thu về được nguồn lợi nhuận đáng kể, góp phần vào kết quả kinh doanh vượt bậc trong những năm gần đây.

Lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ năm 2016 đạt 4,3 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước và 2017 đạt 6100 triệu đồng, tăng 1800 triệu đồng so với năm 2016, tương đương 42%. Có thể thấy tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ ngân quỹ đang có xu hướng tăn đều qua các năm. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đem lại cho NH nguồn thu đáng kể và đang có xu hướng tăng. Năm 2016, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh là 620 triệu, tăng 63% so với 2015. Năm 2017, mức tăng trưởng lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của ACB chi nhánh Thăng Long khiêm tốn hơn, đạt 1750 triệu đồng, tăng 150 triệu so với năm 2016 tương đương 9%. Để đạt được những kết quả này trong hoạt đông thanh toán quốc tế và ngoại hối chủ yếu là do ACB có được những đột phá về mặt công nghệ, ACB đã không ngừng cải tiến và nâng cấp website trực tuyến online.acb.com.vn. Nhờ đó mà việc áp dụng thanh toán điện tử đã thúc đẩy hoạt đông thanh toán, nâng cao chất lượng và đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giao dịch cho KH, mọi hoạt động chuyển tiền được diễn ra nhanh chóng và hoàn tất trong ngày giao dịch.

Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động thanh toán mang lại, dịch vụ bảo hiểm cũng mang lại nguồn thu lớn cho ACB Thăng Long. Từ năm 2015 , đặc biệt đến năm 2017, ACB đẩy mạnh liên kết với công ty bảo hiểm AIA, triển khai đào tạo cho tất cả nhân viên tại các phòng kinh doanh của ACB thực hiện bán chéo sản phẩm bảo hiểm trên toàn hệ thống, khiến cho lợi nhuận từ phí bảo hiểm tăng đáng kể. Năm 2016 đạt 1600 triệu thu từ dịch vụ bảo hiểm, tăng 157% so với 2015 khi 2015 lợi nhuận từ dịch vụ này mới đạt 700 triệu đồng. Lợi nhuận này sang năm 2017 không được bứt phá như 2016 nhưng cũng đã tăng lên con số 2000 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2016 và gấp gần 3 lần so với năm 2015.

Cùng với xu thế phát triển của NH hiện đại, ABC nói chung và ACB chi nhánh Thăng Long nói riêng đã không ngừng nỗ lực để phát triển các sản phẩm có tính cạnh tranh, giảm thiểu được rủi ro và mang lại lợi nhuận cao, ổn định cho NH.

51

Bảng 2.7 . Lợi nhuận từ các hoạt động phi tín dụng của NHTMCP Á Châu - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 -2017

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng 2016/2015 2017/2016 Tỷ

trọng

Tuyệt đối

Tỷ trọng

Tuyệt đối

Tỷ trọng

Tuyệt

đối +/- % +/- % DVTT

và ngân quỹ

45% 3120 42% 4300 47% 6100 1180 38% 1800 42%

DV thẻ 30% 2100 25% 2500 24% 3150 400 19% 650 26%

DV kinh doanh ngoại tệ

14% 980 16% 1600 13% 1750 620 63% 150 9%

DV bảo

hiểm 10% 700 18% 1800 15% 2000 1100 157% 200 11%

Tổng

DVPTD 100% 6900 100% 10200 100% 13000 3300 48% 2800 27%

“Nguồn : BCTH kết quả HĐKD - Phòng tổng hợp ACB - CN Thăng Long”

a2.Đánh giá dựa trên chỉ tiêu: Lợi nhuận của ACB Thăng Long so với các NHTM khác trên địa bàn

- Trong hệ thống ACB

Khu vực Hà Nội có tất cả 4 chi nhánh của ACB là Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Hà Thành, Chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Đông Đô.

Theo biểu đồ 2.10, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng của các chi nhánh đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong cả khu vực thì chi nhánh Hà Nội có lợi nhuận đạt được là cao nhất. Năm 2017, con số đó là 50700 triệu đồng, gấp 1,67 lần năm 2015.

Chi nhánh Thăng Long xếp thứ 3 với con số 13000 triệu đồng năm 2017. Chi nhánh Đông Đô và chi nhánh Hà Thành đạt lợi nhuận tương ứng là 15000 triệu đồng và 9800 triệu đồng năm 2017.

52

Biểu đồ 2.8. Lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng của các chi nhánh NH ACB tại Hà Nội giai đoạn 2015 -2017.

Đơn vị: triệu đồng

“Nguồn : BCTH kết quả HĐKD - Phòng tổng hợp ACB - Khu vực Hà Nội”

Qua phân tích cho thấy kết quả hoạt đồng DVPTD của ACB - chi nhánh Thăng Long chưa thực sự nổi bật so với các đơn vị cùng khu vực Hà Nội. Nguyên nhân do ACB - chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh còn khá non trẻ, lại chịu ảnh hưởng chung của biến cố năm 2012, vị trí chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Thăng Long lại năm hầu hết ở khu phố cổ Hà Nội, tình hình kinh doanh của dân cư mang tính chất lâu đời và phát triển không mạnh mẽ như các khu vực khác trên địa bàn Hà Nội. Vì thế, ACB - chi nhánh Thăng Long cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để cải thiện kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động phi tín dụng nói riêng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các chi nhánh của ACB cũng như cả hệ thống các NHTM hiện nay.

- Ngoài hệ thống ACB

Theo nghiên cứu và đánh giá những NH có quy mô lớn hơn và tương đương với ACB, tác giả đưa ra một vài nhận xét về quy mô và tỷ trọng lợi nhuận hoạt động phi tín dụng của ACB so với các NH còn lại. Từ đó có cái nhìn tổng quát về bức tranh DVPTD tại các NHTM, xem ACB đang ở đâu và cần gì để có thể phát triển hơn nữa DVPTD của NH mình.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

CN Thăng Long CN Hà Nội CN Đông Đô CN Hà Thành

6900

30360

10200

5400 10200

40800

13000 13000 9000

50700

15000

9800

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

53

Nhìn vào biểu đồ 2.9, ta thấy năm 2017, lợi nhuận hoạt động phi tín dụng của các NH nghiên cứu đều có xu hướng tăng. Trong đó, NH TMCP Ngoại thương đạt 1.329.453 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2016. NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam đạt 3.106.985 triệu đồng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng, tăng 11% so với năm 2016.

Techcombank có mức tăng lợi nhuận hoạt động phi tín dụng tương đương với ACB, cụ thể đạt 945.663 triệu đồng lợi nhuận, tăng 14% so với năm 2016. Trong khi đó ACB có mức lợi nhuận hoạt động phi tín dụng năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là hơn 705 tỷ đồng, hơn 821 tỷ đồng và hơn 991 tỷ đồng, tương đương tăng 16% và 21% qua 3 năm.

Biểu đồ 2.9. Lợi nhuận từ DVPTD của các NHTM giai đoạn 2015 -2017

Đơn vị: triệu đồng

“Nguồn: BCTC của ACB, Techcombank, Mbbank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV”

Như vậy, các NH đều có xu hướng gia tăng DVPTD trong những năm gần đây. Lợi nhuận hoạt động phi tín dụng của Vietcombank lớn nhất, dễ hiểu họ đạt được kết quả này là do Vietcombank có quy mô KH lớn, các KH sử dụng tối đa các dịch vụ đi kèm.

Ngoài ra như đã biết, Vietcombank là một trong những NH lớn và lâu đời nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, Vietcombank đầu tư một mạng lưới rộng lớn các chi nhánh và phòng giao dịch, trang bị được hệ thống máy ATM, máy POS hiện đại và rộng khắp, phục vụ tối đa nhu cầu của KH. Đó là những lý do tại sao ngày càng nhiều KH tìm đến và lựa chọn sử dụng DVPTD của NH này. Bên cạnh đó Vietinbank và BIDV cũng không phải ngoại lệ.

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000

ACB Techcombank MBbank Vietcombank Vietinbank BIDV

2015 2016 2017

54

Nếu so sánh với Techcombank và Mbbank là những NH có cùng quy mô với ACB, mức tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng của NH TMCP Á Châu có nhỉnh hơn, khi lợi nhuận hoạt động phi tín dụng năm 2017 của ACB đạt 991.320 triệu đồng, trong khi Techcombank đạt 945.663 triệu đồng và Mbbank chỉ đạt 702 tỷ đồng, chứng tỏ ACB cũng đang ngày càng chú trọng hơn trong việc đầu tư phát triển DVPTD và có những thế mạnh cạnh tranh nhất định so với NH đối thủ.

Bảng 2.9 . Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ DVPTD của một số NHTM lớn giai đoạn 2015 -2017

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng

2016/2015 2017/2016

ACB 705.226 821.154 991.320 16% 21%

Techcombank 734.443 830.155 945.663 13% 14%

MBbank 791.537 701.432 702.923 -11% 0,1%

Vietcombank 3.216.810 4.113.325 5.120.990 28% 24%

Vietinbank 1.201.892 1.120.456 1.329.453 -7% 19%

BIDV 2.321.382 2.796.589 3.106.985 20% 11%

“Nguồn: BCTC của ACB, Techcombank, Mbbank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV”

Nhìn chung, ACB cần có những chiến lược phát triển DVPTD để phát huy tối đa lợi thế và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, để có thể tăng tính cạnh tranh với các NH trong hệ thống NH hiện đại.

b.Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu b1.Về quy mô cung cấp dịch vụ

 Về tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng DVPTD .

Có thể thấy số lượng KH đang tăng khá đồng đều qua các năm đối với mảng DVPTD.

Cụ thể, số lượng KH có tài khoản thanh toán và sử dụng thẻ tăng lên đáng kể. Trong năm 2015, số lượng KH có TKTT tại ACB chi nhánh Thăng Long là 10500 cá nhân và tổ chức, có 13006 KH sử dụng thẻ. Điều đó cho thấy lượng KH cá nhân có TKTT tại ACB mở thẻ đang chiếm ưu thế so với KH doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng KH sử dụng tài khoản thanh toán năm 2016 tăng 47% so với năm 2015. Mức tăng của năm

55

2017 so với năm 2016 là 18%, có phàn nào giảm đi so với 2016 nhưng vẫn là một mức tăng trưởng khá ổn định.

Do nhân viên ACB chủ động và tích cực tư vấn cho KH các tiện ích của việc sử dụng dịch vụ NH điện tử khi mở tài khoản thanh toán và thẻ tại ACB, cũng như ACB áp dụng các mức phí ưu đãi sử dụng dịch vụ cho KH. Vì vậy số lượng KH sử dụng mới các dịch vụ Internetbanking và Mobliebanking cũng tăng theo. Ngoài ra, KH hiện hữu đang có tài khoản tại NH vẫn duy trì sử dụng các dịch vụ trên.

Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng số lượng KH sử dụng DVPTD của ACB Thăng Long Đơn vị : Khách hàng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- % Số lượng KH có TKTT 10500 15425 18135 4925 47% 2710 18%

Số lượng thẻ 13006 17724 22015 4718 36% 4291 24%

Số lượng KH sử dụng

Internetbanking 9945 15325 17990 5380 54% 2665 17%

Số lượng KH sử dụng

Mobilebanking 10490 15422 18135 4932 47% 2713 18%

Số lượng KH sử dụng dịch vụ

bảo hiểm 310 595 836 285 92% 241 41%

“Nguồn: Báo cáo dịch vụ KH - Phòng dịch vụ KH ACB chi nhánh Thăng Long Bên cạnh đó, nhìn vào biểu đồ 2.10, có thể thấy đối với mảng dịch vụ bảo hiểm, số lượng KH sử dụng dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm liên kết của NH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên dịch vụ bảo hiểm đang có sự tăng trưởng mạnh qua các năm gần đây và đem lại nguồn thu đáng kể cho NH. Năm 2015, số lượng KH của ACB chi nhánh Thăng Long sử dụng dịch vụ bảo hiểm chỉ dừng lại ở con số 310, sang đến năm 2016, con số này đã tăng lên 595 KH, gần gấp đôi, và năm 2017, số KH sử dụng dịch vụ này đã tăng 41% tương đương 241 KH so với năm 2016.

56

Biểu đồ 2.10 . Tốc độ tăng trưởng SL KH sử dụng DVPTD của ACB Thăng Long Đơn vị: khách hàng

“Nguồn: Báo cáo dịch vụ KH - Phòng dịch vụ KH ACB chi nhánh Thăng Long”

Riêng đối với mảng thẻ, mặc dù có một số lượng KH hủy thẻ và đóng thẻ tăng lên, tuy nhiên số lượng mở mới tăng cao nên tổng số thẻ của năm vẫn tăng. Cụ thể, theo số liệu thống kê ở bảng 2.11, số lượng thẻ phát hành mới năm 2016 là 17724 thẻ, tăng 36%

2017 đạt 22.015, tăng 4.291 thẻ so với năm 2016 (tương đương 24%). Số liệu này cho thấy, sau khoảng thời gian trì trệ hồi 2012- 2015, không tập trung phân mảng dịch vụ thẻ dẫn đến đánh mất thị phần KH sang các NHTM đối thủ khác, thì sang đến 2015 trở lại đây, ACB - chi nhánh Thăng Long đã ý thức được hơn tầm quan trọng và tiềm năng phát triển từ đó tập trung cho sự phát triển của dịch vụ thẻ.

Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng SL thẻ phát hành mới của ACB - CN Thăng Long Đơn vị: thẻ

Thẻ phát hành mới 2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Thẻ ghi nợ nội địa 4131 5531 8751 1400 34% 3220 58%

Thẻ ghi nợ quốc tế 4351 6015 7338 1664 38% 1323 22%

Thẻ trả trước quốc tế 3552 4767 3141 1215 34% -1626 -34%

Thẻ tín dụng quy đổi 972 1411 2785 439 45% 1374 97%

Tổng thẻ 13006 17724 22015 4718 36% 4291 24%

“Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thẻ - Trung tâm thẻ Hà Nội - ACB”

0 5000 10000 15000 20000 25000

Số lượng khách hàng có tài khoản thanh

toán

Số lượng thẻ Số lượng khách hàng sử dụng Internetbanking

Số lượng khách hàng sử dụng Mobilebanking

Số lương KH sử dụng DV

bảo hiểm 2015 2016 2017

57

Khách hàng đã ngày càng sử dụng nhiều tiện ích từ thẻ hơn, do đó mà NH cũng thu về khoản thu phí ngày càng tăng. Do ACB tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, JCB mang đến nhiều ưu đãi và khuyến mãi cho KH. Ngoài ra, Trung tâm thẻ đã tích cực liên kết với các dịch vụ nhà hàng, thời trang, trung tâm điện máy, điểm bán vé máy bay, các công ty lữ hành du lịch…để tăng tiện ích cho KH sử dụng thẻ, kích thích nhu cầu sử dụng thẻ của KH. Do đó, số lượng thẻ thanh toán nội địa và quốc tế tăng lên đáng kể, góp phần vào kết quả tăng trưởng chung trong mảng thẻ của chi nhánh.

Tuy nhiên, tốc độ gia tăng số lượng KH cao hay thấp chưa thực sự phản ánh được toàn diện thực trạng phát triển của dịch vụ mà chúng ta còn phải xem xét về mặt cơ cấu có bao nhiêu KH thực sự sử dụng dịch vụ đó. Chẳng hạn, với số lượng KH có tài khoản thanh toán thì số KH có phát sinh giao dịch qua tài khoản (tài khoản có số dư bình quân lớn hơn 0) chiếm tỷ trọng bao nhiêu, nếu như số tài khoản không phát sinh giao dịch chiếm đến 70%, thì số lượng tài khoản đó sẽ không có ý nghĩa phản ánh quy mô phát triển của dịch vụ tài khoản thanh toán của đơn vị. Đồng thời, 30% còn lại có thể là tài khoản ảo, mở ra nhưng không phát sinh giao dịch, NH cần có những giải pháp để kích hoạt nhiều hơn nữa nguồn KH tiềm năng này, gia tăng chất lượng KH, qua đó tăng thu nhập từ dịch vụ cho NH, góp phần phát triển DVPTD một cách bễn vững.

Theo thống kê ở bảng 2.12, có thế thấy tỷ lệ tài khoản có phát sinh giao dịch tại ACB Thăng Long chiếm tỷ lệ trên 77% trong 3 năm gần đây và đang tăng đều qua các năm, chất lượng KH đang được tăng lên qua thời gian và ACB Thăng Long cũng cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện chiến lược phát triển bền vững DVPTD tại Chi nhánh.

Bảng 2.12. Cơ cấu KH có TKTT tại ACB chi nhánh Thăng Long

Năm 2015 2016 2017

Tổng số tài khoản 10.500 15.425 18.135

TK có số dư bình quân > 0 8.130 12.560 15.993 Tỷ lệ TK có số dư bình quân >0/ tổng số TK 77% 81% 88%

“Nguồn: Báo cáo dịch vụ KH - phòng dịch vụ KH ACB chi nhánh Thăng Long”

 Về tốc độ tăng trưởng số lượng sản phẩm DVPTD

Nhìn vào bảng 2.13 dưới đây, có thể thấy tốc độ tăng trưởng số lượng giữa các mảng DVPTD khác nhau là không đồng đều, và không đều qua các năm. Một số ít nhóm dịch

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thăng Long (Trang 56 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)