CHAT LƯỢNG TÍN DUNG CUA NGAN HÀNG THUONG MAI DOI VOI DOANH NGHIEP NHO VA VUA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 20 - 32)

1.3.1 Khái niệm chất lượng tin dụng

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO định nghĩa: “Chất lượng là tong thé

các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ có ảnh hưởng đến khả năng của nó thoả mãn được những nhu cầu được nêu ra”. Trong sản xuất vật chất, chất lượng là việc nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu mà khách hàng đặt ra để có được sự chấp nhận của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, chất lượng có thể xem là khả năng dựa vào đặc điểm của một dịch vụ để thoả mãn về nhu cầu và lợi ích của những đối tượng liên quan đến dịch vụ đó.

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song nó cũng là hoạt động đem lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng thương mại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dung, và bat cử rủi ro nào cũng đều đem lại tổn thất cho ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình để dam bảo duy tri sự ton tại và phát triển của ngân hàng.

Có nhiều quan điểm về chất lượng tín dụng xét từ các góc độ khác nhau: từ phía khách hàng, ngân hàng và từ góc độ kinh tế - xã hội. Chất lượng tín dụng nói chung được hiểu là lợi ích kinh tế mà khoản tin dụng đó có thé mang lại cho khách hàng và ngân hàng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng đồng thời thúc đây tăng trưởng kinh tế xã hội.

Đứng trên góc độ của Ngân hàng, Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp. phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự phát triển của môi trường kinh tế xã hội bên ngoài. Chất lượng tín dụng là hoạt động tín dụng phải bảo đảm bù đắp được chi phí, có lãi và bảo toàn được vốn. Theo quan điểm thông thường của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, nói đến chất lượng tín dụng của ngân hàng là nói đến tỷ lệ nợ quá hạn hoặc nợ xấu trong tổng dư nợ. Thông thường, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại.

Tóm lai, Chất lượng tin dụng của các NHTM đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng được thé hiện thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng. Nghĩa là một Ngân hàng được đánh giá có chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải giúp Ngân hang bù đắp được chi phí và

mang lại thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dung doi với doanh nghiệp nhỏ va vừa Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một phần quan trọng, tạo ra thu nhập lớn trong hoạt động cho vay của hệ thống NHTM. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV cũng là một van dé cần phải quan tâm. Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để đánh chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, sau đây là những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng

* Chỉ tiêu ty lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu trên tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tý lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế cho thấy, rủi ro tín dụng là không tránh khỏi nên các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xau được tính theo công thức sau:

Nợ xấu

Tông dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu = * 100%

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích phương pháp trích lập rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thì dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia thành 5 nhóm, cu thé:

Nợ nhóm | (nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn và tô chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và NHTM đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và

lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ góc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn lần dau, nợ được miễn giảm lãi do KH không đủ khả năng trả day đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nhóm 4 (nợ nghỉ ngờ): Các khoản nợ qua hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cau lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đậu, ợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mat vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, , nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá hạn lần nào.

Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Ngân hàng có thể xem xét thêm tỷ lệ nợ quá hạn (là nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) dé đánh giá chat lượng tín dụng.

* Chỉ tiêu dự nợ và doanh số cho vay của doanh nghiệp nhỏ va vừa

Doanh số cho vay trong kỳ đối với DNNVV là tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho các DNNVV vay trong kỳ ấy. Nó thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của Ngân hàng với các DNNVV. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

lại thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay tới DNNVV qua các thời kỳ. Đây là số tương đối ( % ), nếu dương thé hiện quy mô cho vay tăng lên, âm thể hiện quy mô cho vay đã sụt giảm qua các kỳ. Dé đưa ra kết luận cuối cùng là chất lượng tín dụng của Ngân hàng ở mức độ nào cần xem xét nhiều chỉ tiêu và đánh giá nhiều mặt, nhưng doanh số cho vay lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cao đối với DN là cơ sở cho một chất lượng tín dụng tốt.

Mire tăng doanh số Tổng doanh số cho , , , Tông doanh so cho vay doi voi DNNVV năm trước

Re | Po Re rie

cho vay đôi với = vay đôi VỚI - DNNVV DNNVV namnay

Dư nợ của DNNVV là số tiền mà Ngân hàng hiện đang còn cho DN vay tại một thời điểm nhất định, thường xem xét ở thời điểm cuối kỳ. Đây là số tuyệt đói thé hiện quy mô cho vay tới các DN tại một thời điểm nhất định.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cho vay ngắn hạn, trung han va dài hạn. Du nợ doanh nghiệp vừa nhỏ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cao chứng tỏ hoạt động của ngân hàng có hiệu quả, quy mô vốn của ngân hàng DNNVV lớn. Tổng dư nợ thấp cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng là nhỏ, phản ánh ngân hàng không có khả

năng mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng chưa

han là tốt đối với ngân hang, chưa hoàn toàn phản ánh được chat lượng tín dụng của ngân hàng là có tốt hay không, nếu trong đó còn có nhiều nợ xấu, vì vậy mà ta phải sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để phản ánh rõ hơn chất lượng tín dụng.

Ngoài ra người ta còn xem xét ty trọng dư nợ của DNNVV trên tong số dư nợ của DN, tư nhân và hộ gia đình, được biéu hiện thành số tương đối là tỷ lệ %. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng tập trung quan hệ tín dụng vào các DNNVV, song cũng có thé là do việc thu nợ không được thực hiện tốt nên tỷ trọng dư nợ của DNNVV cao. Vì vậy, cần phải có cái nhìn tổng thể và đầy đủ mọi

mặt trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và DN mới có thể đánh giá tỷ trọng dư

nợ cao này phán ánh chất lượng tín dụng tốt hay chưa.

Tốc độ tăng trưởng dư Dư nợ tín dụng năm Dư nợ tín dụng năm nợ tín dụng đối với nay cho DNNVV trước cho DNNVV DNNVV Dư nợ tín dụng năm trước cho DNNVV

* Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Chất lượng tín dụng tốt giúp doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh tốt, kinh

doanh có lãi mà còn đảm bảo cho Ngân hàng tôn tại và phát triển. Tức là Ngân hàng cũng phải thu được lợi nhuận, tổng thu lớn hơn tổng chi. Trong nên kinh tế thị trường mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và Ngân hàng cũng vậy. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV không thể bỏ qua việc tính toán và phân tích lợi nhuận thu được từ tín dụng với DNNVV, tỷ lệ lợi

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRUNG TAM THONG TIN - THU VIEN Số -...t.Va2,2.40... “

nhuận từ tin dụng với DNNVV trên tong dư nợ tín dụng của DNNVV. Đồng thời, tỷ lệ lợi nhuận đối với DNNVV trên tong lợi nhuận thu được của Ngân hàng càng cho thấy rõ vai trò, vị trí của tín dụng DNNVV trong hoạt động của Ngân hàng.

Tỷ lê loi nhuân = Lợi nhuận từ hoạt động tín dung DNVVN

y ig tor nag Tông dư nợ tín dụng DNVVN * 100

Đứng trên lập trường là DNNVV thì chất lượng tín dụng được biểu hiện thông qua sự tăng giảm của số lượng lao động, năng suất lao động, giá thành sản phẩm. doanh thu, chi phi, lợi nhuận...Nhờ khoản tín dụng do Ngân hàng tài trợ cùng nô lực phan dau, linh hoạt năng động trong kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mang lại năng suất lao động cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn...là minh chứng rõ rệt cho chất lượng tín dụng tốt. Kết quả đó sẽ đồng thời mang lại sức cạnh tranh, vị thế uy tin cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Đồng vốn Ngân hang tài trợ cho DN giúp DN đạt hiệu quả cao hơn trong SXKD sẽ là sợi dây thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên để cùng nhau phát triển.

Ngoài ra chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNNVV trên tổng lợi nhuận từ hoạt động TD của cả NH cũng được sử dụng để đo lường chất lượng TD

DNNVV

Ty lệ lợi nhuận DNNVV loi nhuận TD DNNVV

ơơ - = * 100%

trén loi nhuan TD toan NH lợi nhuận từ hoạt động TD của NH

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh mức độ đóng góp vào lợi nhuận chung của

hoạt động tín dụng của NH.

* Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Trích lập dự phỏng rủi ro tín dụng cũng là một chỉ tiêu đánh phản ánh chất lượng tín dụng của tô chức tín dụng. Một ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xâu ở mức vừa phải thì trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở mức trung bình, én định. Còn ngược lại, néu no xấu tăng cao, TCTD sẽ phải trích lập nhiều hơn, phản ánh chất lượng TD của NH có nhiều vấn đề cần lưu ý. Dự phòng rủi ro tín dụng

cùng đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc

sử dụng dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của NH

xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ.

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN quy định về việc trích lập và sử dung dự phòng dé xử lý rủi ro trong hoạt động của tô chức tin dụng, tổ chức tin dụng phải trích lập dự phòng cụ thé đối với từng khoản nợ. Trong đó, số tiền dự phòng cu thé phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

R=); Ri

Với: R là tông số tiền dự phòng cu thé phải trích với từng khách hàng.

dv, Ri là tổng số tiền dự phỏng phải trích với từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i, Ri được xác định theo công thức:

RiE(AI- Ci) xr

Trong đó: Ai là số dư nợ góc thứ i

Ci là gia trị khấu trừ của tài sản đảm bảo của khoản nợ thứ r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thé với từng nhóm nợ là :nhóm | ty lệ trích lập là

0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.

* Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyền vốn tin dụng (vòng quay vốn tín dụng) Doanh so thu trong năm Vòng quay vốn tín dụng trong năm =

Dư nợ binh quản trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mắt lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của

ngân hàng đã luân chuyền nhanh, tham gia vào nhieu chu ky sản xuất kinh doanh.

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính

Ngoài một số chỉ tiêu có thế lượng hóa được thì CLTD có các chỉ tiêu định tinh:

* Mức độ tuân thủ chính sách TD và quy trình TD của cán bộ tín dung:

CBTD có khả năng chấp hành tốt các quy trình TD, khả năng nhận biết khách hàng

triển vọng. khả năng đàm phán với KH... Muốn CLTD của NH được đánh giá cao đòi hỏi phải có những CBTD giỏi và có khả năng chuyên môn để đưa ra các quyết định chính xác đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các khoản vay.

* Thời gian xét duyệt TD: đây cũng là chỉ tiêu đánh giá CLTD của NH, thời

gian cấp TD kịp thời vừa đảm bảo khoản TD được thâm định, vừa đáp ứng nhu cau giải ngân của KH mới là cơ sở để xác định CLTD của NH ở mức nào

* Thương hiệu của NH, chất lượng đầu tư cơ sở vật chất tốt sẽ ảnh hướng tới

tâm lý KH và phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của NH một cách chính xác và

nhanh nhất. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho NH có thể tiếp cận được những thông tin phục vụ cho công tác thâm định một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên để CBTD đưa ra quyết định cho vay và ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay.

13.3. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với ngân hàng thương mai, nâng cao chất lượng tín dung sẽ mang đến cho ngân hàng một lượng khách hàng truyền thống tốt và trung thành, bảo toàn vốn,

gia tăng lợi nhuận, giảm các chi phí quản lý, chi phí phát sinh khác, duy trì kha năng thanh toán cho ngân hàng, tạo ra sức mạnh trong quá trình cạnh tranh...

- Nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế được những rủi ro tín dụng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng có nghĩa là đảm bảo sự an toàn cho mỗi khoản vay, hạn chế tối đa những khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Thêm vào đó. chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua việc tăng thêm thế mạnh cho các sản phẩm tín dụng của ngân hàng và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần mở rộng quy mô tín dụng, tăng thị

phan của ngân hàng mình. Khi chất lượng tín dụng được nâng cao thì các hoạt động

của ngân hang cũng được nâng lên một tam cao mới, nhất là trong hoạt động thanh

toán của ngân hàng cao.

- Nâng cao chất lượng tín dụng làm tăng uy tín của ngân hàng. Chất lượng tín dụng sẽ góp phần giúp cho ngân hàng nâng cao vị thế của mình trong môi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 20 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)