MẠI TRÊN THÉ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ PHÀN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 32 - 37)

1.4.1 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại NHTM Thái Lan

Các NHTM Thái Lan rất chú trọng đến đến công tác lựa chọn khách hàng và thấm định phương án vay vốn. Ngoài ra, sau khi cho vay các NHTM thường xếp loại TD để phòng ngừa theo hướng:

= Xếp loại TD thành ba loại: Tén thất, có nghi ngờ, kém tiêu chuẩn.

= Quỹ dự phòng được lập cho các khoản TD bị xếp loại có nghi ngờ ở mức ty lệ 50% và no mat toàn bộ ở mức 100%

= Nợ kém tiêu chuẩn NHTM được quyên xử lý.

Ngoài ra ban lãnh đạo NH còn chú ý tới các khoản nợ cần lưu ý (những khoản nợ này tốt hơn nợ kém tiêu chuẩn nhưng có một số yếu điểm về rủi ro như các hợp đồng rút quá số dư hạn mức, những khoản nợ không trả lãi đúng hạn...) để

sớm đưa những khoản nợ này thành những khoản nợ bình thường.

Các NHTM Malaysia

Cũng tương tự như ở Thái Lan, bên cạnh việc lựa chọn khách hàng có độ tín

nhiệm cao, thấm định kỹ phương án vay vốn, đào tao nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, sau khi cho vay vốn, các NHTM ở Malyasia đều có quỹ dự phòng chung it nhất bằng 1% tổng dư nợ. Ngoài ra, thành lập quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản tôn thất hoặc nghi ngờ.

Việc thành lập quỹ dự phòng đặc biệt theo hướng đã phân loại nợ:

"No tồn that: La nợ không có khả năng thu hồi. Số tiền này cần được xử lý hoặc được bù đắp băng quỹ dự phòng. Số tiền bù đắp= Dư nợ vay- nợ lãi- giá trị tài sản thế chấp.

“Nợ có nghi ngờ: Là nợ được coi bằng như không có khả năng thu hồi. Vì vay, khó có thé đánh giá số tiền có thể không thu được nên các NHTM Malaysia đặt một tỷ lệ bằng 50%. Số tiền được bù đắp = 50% số tiền nợ gốc - nợ lãi — giá trị tài

sản thế chấp |

"No kém tiêu chuẩn: Là nợ có mức độ rủi ro cao nhưng không thê đánh giá là nợ tôn thất hay nghi ngờ (vì tình hình tài chính xấu đi hoặc tài sản thế chấp thiếu

hoặc có yêu tô dân đên người vay không trả được nợ). Đôi với những khoản nợ này,

NHTM phải chú ý thu hồi nợ, giảm dư nợ, yêu cầu bồ sung tài sản thế chấp, thường xuyên theo dõi thông tin để có giải pháp thích hợp.

Các NHTM Trung Quốc

Dé phòng ngừa rủi ro TD, NH Trung Uong Trung Quéc da dua ra quy dinh:

Thứ nhất, bộ phận TD của của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trước, trong, và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại. Thứ hai, phải chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại, Thứ ba. tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại nợ, đề xuất ý kiến và ly do phân loại. Thứ tư, định ky báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận TD. Thứ năm. căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản TD có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản TD, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng ban hành các văn bản yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các tài sản đối với các khoản nợ có khả năng phát sinh ton thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tốn thất như dự phòng tồn thất cho vay... Theo đó, các khoản TD được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mat vốn (nhóm 5). Trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.

Khi phân loại các khoản TD, các NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chi trả nợ, tài sản bảo dam, trách nhiệm pháp luật về

thanh toán nợ vay của KH, tình hình quản lý TD của NH.. trong đó việc phân loại

nợ chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của KH hay tính khả thị của

phương án vay vốn, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ từ các nguồn trả nợ của phương án vay vốn. Đối với các khoản vay mới, NH xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của KH với NH

khác. Nếu KH vay là DN mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín

của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của KH có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của cô đông hay chủ doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản TD.

1.4.2 Bài học rút ra đối với Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Từ kinh nghiệm của các NHTM về nâng cao chất lượng tín dụng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bồ ích mà SGD VCB có thể nghiên cứu và vận dụng.

Thứ nhất, cần có bộ phận chuyên trách về DNNVV vì đây là nhóm khách hàng có tiềm năng rất lớn và cũng có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù cao, việc chuyên môn hóa này là cần thiết để ngân hàng thể đưa ra được những dịch vụ hoàn chỉnh. phục vụ tốt nhất cho nhóm này, đồng thời qua đó giúp nâng cao uy tín thương hiệu và cũng là dé tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ hai, bên cạnh việc thận trọng trong thầm định, sàng lọc khách hàng thì cũng phải linh hoạt trong việc cấp TD cho các DNNVV, đặc biệt là những hồ sơ vay von mới trên các nguyên tắc và điều kiện riêng có của mỗi NHTM.

Thứ ba, việc thẩm định nên dựa vào năng lực thực của KH dựa vào dòng tiền tiềm năng mà dự án thu được chứ không nên chỉ đánh giá khách hàng dựa vào các chỉ số tài chính hay tài sản bảo đảm của doanh nghiệp.

Thứ tư, tuân thủ một cách nghiêm ngặt về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn vốn, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của hội sở chính NHNT và NHNN.

Thứ nam, chú trọng va tăng cường công tác thông tin sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tim được khách hàng tốt.

Kinh doanh luôn gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin. Điều đó cũng có ý

nghĩa trong quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường

chất lượng khâu thâm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay. |

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Luận văn đã trình bày những vấn đề mang tính chất lý luận chung về DNNVV, về tín dụng ngân hàng, tong hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

đối với DNNVV đồng thời phân tích nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng cho vay đối với DNNVV. Cuối chương, luận văn cũng trình bày kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của một số nước trên thế giới, để từ đó rút ra một số bài học cho SGD Ngân hàng ngoại thương. Những van dé ở chương | là cơ sở quan trong để đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại SGD Ngân hàng

Ngoại thương.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)