3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNT
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, quản lý khách hàng
trong và sau cho vay
Việc kiểm tra, kiểm soát có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chat lượng tín dụng cũng như khả năng thu nợ khi đến hạn. Ngoài ra, công tác kiểm tra.
kiểm soát còn cung cấp thông tin cho công tác quản lý để ban lãnh đạo có những biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Đề đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì khi tiến hành kiểm tra phải tuân thủ theo đúng trình tự nghiệp vụ. Cụ thể:
- Kiểm tra trước khi phát tiền vay là kiểm tra các qui trình nghiệp vụ. việc thâm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc chưa, xem xét các thủ tục giấy tờ đã đầy đủ hay chính xác chưa, điểm nào còn bắt hợp lý, còn sai sót nhăm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này.
- Kiểm tra trong khi cho vay, đó là giai đoạn tiền vay đã được giải ngân,
cán bộ tín dụng sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, quản lý luân chuyên tién- hang của khách hàng dé đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, và đó cũng là nguồn trả nợ của khoản vay, đồng thời kiểm soát hoạt động thực tế và diễn biến trong quá trình vay vốn của khách hàng. Đây là quá trình cần sát sao nhất trong một món vay vì tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của ngân hàng. Cũng trong quá trình này, doanh nghiệp mới bộc
lộ nhiều khuyết điểm nhất, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà doanh nghiệp cung cap, nếu phát hiện có những vi phạm hay tin tức sai sự thật thì ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quyết định của pháp luật nhăm đảm bảo vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Thực hiện được điều đó ngân hàng sẽ phát hiện kịp thời khả năng rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp đối phó thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro TD.
- Sau khi cho vay, công tác kiểm tra cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần hạn chế.
Đồng thời, ngân hang can định kỳ đánh giá thực trạng dư nợ, rà soát các món vay để kịp thời phát hiện các khoản vay có vấn đề, chủ động đề ra các biện pháp ngăn
chặn. xử lý thích hợp. Tập trung thu nợ các doanh nghiệp có biểu hiện sa sút về
năng lực sản xuất và năng lực quản lý. Việc kiểm tra này sẽ phòng ngừa được tình trạng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác vì hiện nay
một doanh nghiệp không chỉ có quan hệ tín dụng với một ngân hàng mà còn rất
nhiều ngân hang một lúc va đây cũng là yếu tố dé từ đó xem xét quyết định cho
những khoản vay sau. Mặt khác, do việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa là khá
dễ dàng, do đó công tác kiểm tra còn giúp sớm phát hiện các khoản tiền lòng vòng, sử dụng hóa đơn khống giữa các doanh nghiệp...
Như vậy. tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản cho ngân hàng, góp phần làm tăng chất lượng tín dụng cho các DNNVV, là van đề có ý nghĩa quan trong trong quản lý tín dụng của SGD.
3.2.3 Nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ
Nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ nhằm kip thời điều chỉnh hạn mức tín dụng hợp lý nhất, hiệu quả nhất
Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với mức độ tài chính, hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi môi trường kinh doanh thay đổi. ý thức và thiện chi của người đi vay.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của VCB đã góp phan rất đáng ké trong việc
sàng lọc và phân loại khách hàng, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro
tín dụng trong mức cho phép. Nhìn chung, hệ thống xếp hạng tín dụng của VCB hiện nay là hữu ích, khắc phục được tính chủ quan trong việc chấm điểm các chỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính nhóm 1, nhóm 2, nhóm
3, nhóm 4.
Mô hình chấm điểm gồm 2 phần là các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Chấm điểm định lượng dựa vào các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính năm gan nhất của doanh nghiệp. Cham điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp. thông tin phi tài chính cập nhất đến thời điểm chấm. |
SGD VCB định kỳ 3 tháng | lần thực hiện việc cham điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng được dùng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay và các quy định về tài sản đảm bao, kịp thời phát hiện ra những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, kịp thời điều chỉnh hạn mức tín dụng
hợp lý nhất, hiệu quả nhất.
Với đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam hiện nay, việc yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ chuẩn mực kế toán là rất khó khăn. Mà nguồn thông tin để xếp hạng doanh
nghiệp chủ yếu là từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và lịch sử trả nợ ngần hàng. Do đó, nêu cán bộ tín dụng không làm tốt công tác thu thập thông tin mà chỉ
hoàn toàn dựa vào thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân
hàng thì việc xếp hạng tín dụng cũng không phát huy hiệu quả. Hơn nữa, ngoài nhưng chỉ tiêu định lượng thì trong bộ chấm điểm xếp hạng tín dụng của VCB còn có những chỉ tiêu định tính, mà khi cham rất cần đến sự khách quan của cán bộ tín dung, do đó kết quả chấm điểm sẽ không chuẩn mực và khách quan khi cán bộ
chấm điểm đưa ý kiến chủ quan, hoặc có tính làm sai lệch kết quả chấm điểm.
Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mà SGD VCB đang áp dụng chưa thực hiện được xếp hạng các doanh nghiệp tiềm năng (là các doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà ngân hàng đang nhắm tới) có quy mô siêu nhỏ, nhiều tiêu chí lựa chọn chấm điểm còn chồng chéo, không rõ ràng. Việc tính điểm tài sản đảm bảo mới chỉ áp dụng cho khách hàng thể nhân trong khi các doanh
nghiệp nhỏ và vừa 100% có tài sản đảm bảo nhưng chưa được tính.