Tăng cường huy động von từ dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 91 - 102)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNT

3.2.8 Nang cao chất lượng huy động vốn chỉ phí rẻ

3.2.8.1 Tăng cường huy động von từ dân cư

Đây là đối tượng về lâu dài đem lại nguồn vốn 6n định cho ngân hàng, nhất là góp phần tăng tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn. Các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng cạnh tranh nham

vào thị trường tiềm năng nay

> Tài khoản tiền gửi thanh toán

- Thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân: cho phép khách

hàng được thấu chỉ từ tài khoản cá nhân của mình trong hạn mức cho phép. Nhu cầu sử dụng sản phẩm này lớn, rủi ro không cao (số tiền thâu chi của khách hàng được bù đắp bằng các khoản thu nhập thường xuyên qua ngân hàng), có tính cạnh tranh lon. - Với những tài khoản tiền gửi có số dư nhất định sẽ được ngân hang trả lãi theo lãi suất thị trường tiền tệ, hay lãi suất bậc thàng theo hướng số dư càng lớn thì

lãi suât được hưởng càng cao.

- Phát triển hệ thống ATM có khả năng đảm bao cho khách hang rút, nộp tiền vào tài khoản, giảm thiểu thời gian giao dịch qua quây.

- Đối với nguồn tiền kiều hối, Ngân hàng Ngoại thương cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối ở nước ngoài, các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để thu hút nguồn kiều hối được chuyên về và gửi ở ngân hàng.

> Tài khoản tiết kiệm

Lượng vốn huy động từ tài khoản tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tông vốn huy động của ngân hàng. Đối với khách hàng, việc gửi tiền vào ngân hàng cũng là một hình thức đầu tư. Vì vậy, SGD VCB cần đa dạng hoá các sản phẩm dé tăng thêm sự lựa chọn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhăm giữ các khách hang truyền thống và mở rộng khách hàng mới trên các thị trường khác nhau. Da dạng hoá sẽ giúp ngân hàng thu hút tôi đa nguồn vốn từ mọi đối tượng mà không cần tăng quá nhiều chi phí, đồng thời giúp cho ngân hàng có thể giảm bớt khó khăn do áp lực thanh toán nguồn tiền nào đó rút ra. Ngân hàng cũng cần phải tính đến tính hấp dẫn. tính linh hoạt của sản phẩm trong huy động vốn dé phát triển các sản pham huy động vốn mới.

> Các sản phẩm mang tinh chất dau tư

Ngân hàng Ngoại thương cần nghiên cứu xem xét để áp dụng các hình thức huy động vốn mới, sớm đưa dịch vụ uỷ thác quản lý tài sản vào triển khai, mở tài khoản đầu tư tự động hay các sản phẩm để khách hàng tham gia đầu tư cùng ngân hàng như ủy thác dau tu, cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận.

3.2.8.2 Tăng cường huy động tiên gửi của các doanh nghiệp

Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là nguồn vốn lớn đem lại lợi thế và tính

ồn định cho ngân hang bởi vì chi phí của nguồn này là rẻ nhất trong các loại chi phí

huy động do phần lớn là tiền gửi thanh toán, khối lượng vốn lại rất cao.

Đề nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, SGD NHNT cần triển khai các biện pháp sau:

Một là, cần sớm triển khai dai trà các san phẩm hiện đại cho tat cả các khách hàng to chức như trả lương tự động, quản lý vốn tự động, trang bị hệ thống nối

mạng trực tiếp để quản lý và điều hành vốn chủ động, nhanh chóng.

Hai là, áp dụng các sản phẩm và dịch vụ dé hỗ trợ khách hàng như: tin dụng (cho vay chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay bù đắp vốn lưu động, cho vay ngăn hạn bù đắp vốn tạm thời do nguồn phải thu chưa về kịp, cho vay mua hàng xuất hoặc làm hàng xuất khẩu. cho vay xây dựng nhà cửa, trụ sở để bán hoặc cho thuê), mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế để tạo sự găn bó với khách hàng và duy

trì tài khoản tại ngân hàng.

Ba là, mở thêm các dịch vụ phục vụ khách hàng như: dịch vụ quản lý tiền, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging, chiết khấu. cấp giấy tờ có giá, tư van đầu tư, tư vấn về tài chính, tư vấn về pháp luật, ... để vừa tăng thu từ dịch vụ cho ngân hàng vừa tăng uy tín cho ngân hang. Tính khả thi của hoạt động nay rất cao nhờ ngân hàng có lượng thông tin lớn, am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính, pháp

lý và thị trường.

Bon là, mở rộng hoạt động quản lý tài chính, chi trả thu nhập, lương cho các doanh nghiệp lớn. Hoạt động này tạo ra một lượng tài khoản và tiền gửi khá lớn từ

các doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của họ.

Năm là, Ngân hàng Ngoại thương cần đưa ra sản phẩm mới để thu hút các công ty kiều hối lớn mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng vì trên thực tế, lượng kiều hối chuyển qua các công ty này là khá lớn và đây là nguồn ngoại tệ đáng kể

cho ngân hàng.

3.2.9 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dung

Hiệu quả quản lý rủi ro của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên

môn cũng như đạo đức nghé nghiệp của cán bộ tín dụng. Do vậy, tăng cường quản lý và đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng là biện pháp quan trọng và lâu dài, góp phan nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

Tai SGD NHNT, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên đều có trình độ chuyên môn, tat ca đều có trình độ đại học va trên đại học. Day là một lợi thế lớn trong việc tiếp cận nhanh với công nghệ mới cũng như khói lượng những kiến thức tổng hợp về nhiều ngành.

Để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, SGD NHNT nên xem xét các biện

pháp sau:

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên trau dồi, tìm hiểu các ngành nghé, lĩnh vực khác để có nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng. Cán bộ làm công tác tín dụng phân lớn được đào tạo từ các trường thuộc khối kinh tế chính vì vậy mà kiến thức về các ngành khác như kỹ thuật, nông nghiệp.... bị hạn chế, mà hoạt động tín dụng thì liên quan đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó, cán bộ cần thường xuyên tim hiểu về các ngành dé tăng lượng thông tin trong quá trình đánh giá, thấm định khách hàng.

- Bên cạnh nên tảng kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế thì bản thân cán bộ tín dụng cần chú trọng đến các kỹ năng như: Kỹ năng phục vụ khách hàng (nhằm thu hút và mở rộng cho vay đối với những khách hàng tiềm năng), kỹ năng tìm hiểu thông tin (nhằm khắc phục tình trạng ngân hang còn thiếu thông tin về khách hàng), kỹ năng điều tra (nhằm kiểm chứng lại những thông tin đã có về khách hàng), kỹ năng phân tích (kỹ năng này đòi hỏi cán bộ tín dụng phân tich những thông tin thu thập được dé phục vu cho quá trình ra quyết định), kỹ năng tông hợp (trên tất cả những gì đã biêt về khách hàng, cán bộ tổng hợp những thông tin sau đó nêu đánh giá của mình về khách hàng). Tất cả những kỹ năng này đều rất quan trọng đối với một cán bộ tín dụng khi đánh giá, thầm định một khách hàng.

- Cần có sự phân công công tác theo lĩnh vực ngành nghé phù hợp với mức độ am hiểu. kiến thức về ngành nghé đó của cán bộ tín dụng. Như vậy không những

sẽ rút ngắn được thời gian thâm định mà chất lượng thâm định cũng cao hơn. Điều

này được lý giải bởi: Khi giao cho cán bộ tín dụng bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng thuộc lĩnh vực am hiểu của cán bộ tín dụng, như vậy các chỉ tiêu về ngành nghé, vị thé của ngành trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm kinh doanh, đánh giá

về thị trường tiềm năng.... tất cả những yếu tố đó luôn được cán bộ tín dụng cập nhật nếu cán bộ tín dụng được phân công công tác tại lĩnh vực đó.

- Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ về cả trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ. Để thực hiện được điều này, SGD cần khuyến khích cán bộ tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường: phối hợp với các đơn vi liên

quan tô chức các khóa đào tạo để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích

rủi ro cho cán bộ tín dụng.

3.2.10 Xây dựng nên tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại

Trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, các ngân hàng có nhiều nhu cầu về

dịch vụ ngân hàng và công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động

ngân hàng là vấn đề tất yếu, vấn đề sống còn của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và dảm bảo yêu cầu quản ly tín dụng của ngân hàng nói riêng. Dé ứng dụng dich vụ hiện đại thi bắt buộc phải thực hiện trên nền tàng công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, song song với việc phát triển đa dạng hóa các dịch vụ là phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, chính vì vậy mà các ngân hàng cần mở rộng. phát triển các ứng dụng ngân hàng tiên tiền, tăng cường khả năng quản lý qua việc cập nhật, cung cấp thông tin trực tuyến về thương mại và tín dụng; quản lý các thông tin khách hàng, quản lý hạn mức,... một cách hữu hiệu. Với những yêu cầu về xếp hạng và cham điểm tín dụng khách hang dựa trên thông tin được quản lý tập trung trên hệ thống và những thông tin khác được cập nhật từ bên ngoài. Dựa trên hệ thống này, ngân hàng sẽ xem xét và đánh giá khách hàng vừa đảm bảo an toàn,

vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Một nền tảng công nghệ hiện đại phải đảm bảo năm yêu cầu: Một là, đáp ứng

tiện ích tối đa cho khách hàng và cho nền kinh tế; đây là yêu cầu đâu tiên và tiên quyết

cho ngân hàng. Hai là, khi hiện đại hóa công nghệ, ngân hàng phải nâng cao được

năng lực cạnh tranh và có khả năng hội nhập. Ba là, phát triển và ứng dụng công nghệ

trên cơ sở điêu kiện va khả năng, đặc điêm kinh doanh của từng ngân hang. Bon là,

phat triển công nghệ phải đảm bao kha năng kết nối các ngân hàng, các tổ chức kinh tế

để phát triển dich vụ. Năm là, ứng dụng công nghệ phải đảm bảo được sự quản lý an

toàn, tiện ích và bảo mật.

Để ứng dụng nên tảng công nghệ hiện đại, ngân hàng cần đảm bảo một số điều

kiện sau:

Y Thứ nhất, phải có vốn dé đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Về vốn. ngân hàng có thé thực hiện bằng nhiều hình thức như: phát hành cô phiếu hoặc có thể liên kết với các tổ chức tài chính nước ngoài dé đầu tư công nghệ; nếu không thì

ngân hàng có thể thuê thiết bị và công nghệ hiện đại ở nước ngoài.

* Thứ hai, khi ứng dụng công nghệ hiện đại, ngân hàng phải thực hiện được

vấn đề quản trị mạng, quản trị kinh doanh. Đây là những yếu tố an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Riêng về dịch vụ thẻ thanh toán, tận dụng hệ thong

quan ly rui ro cua cac tổ chức thé quốc tế Visa, MasterCard.

Y Thứ ba, hiện đại hóa ngân hàng cũng phải đi liền với hợp tác, phát triển các dịch vụ cùng với hệ thống các NHTM khác. Đây là vấn đề phù hợp với thực tiễn, vừa cạnh tranh nhau, vừa liên kết đề phát triển.

Y Thứ tư, phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ hiện đại theo hướng năng động. nhạy bén trong việc tim thị trường, phát triển sản pham dich vụ tương thích, biết đưa ra sản phẩm mới từ trong những dịch vu truyền thống, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống trên nên tảng công nghệ hiện đại.

3.3 KIÊN NGHỊ

Ngân hàng hoạt động tốt hay không tốt, tự thân ngân hàng không thé giải quyết được câu hỏi này một cách trọn vẹn. Vì ngân hàng cũng là một cá thể của nền kinh tế, chịu sự tác động của nền kinh tế. Những trở ngại của việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM không được giải quyết trong phạm vi ngành Ngân

hàng, mà nó còn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế vi mô khác, chính sách cải cách DN. Vì vậy trong chương này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhăm tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch ngân hang thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam.

3.3.1. Đối với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống NHNT và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi

ro tín dụng, NHNT Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thong

quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với

khách hàng là DNVV. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa thực hiện xếp hạng được các doanh nghiệp tiềm năng có quy mô siêu nhỏ, nhiều tiêu chí lựa chọn cham điểm không rõ ràng. Hiện nay, việc tính điểm tài sản đảm bảo mới chỉ áp dụng cho khách hàng thể nhân trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa 100% có tài sản đảm bảo nhưng chưa được tinh. Do vay, hội sở chính ngân hang thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam cần nghiêm cứu xem xét chấm điểm đối với TSĐB

đối với các doanh nghiệp này.

- Nâng cao vai trò của phòng thông tin tín tín dụng của NHNT, tăng cường lượng thông tin cập nhật để phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động của ngân hàng nói riêng: Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin

tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I hoặc theo từng khu vực dé trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về

các rủi ro tín dụng thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua các kênh thông

tin khác nhau;Chiu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính, phi tài chính, thông tin về các khoản nợ,

thu nhập nham đảm bảo các giao dịch được thực hiện an toàn, hiệu quả.

- Dé nâng cao chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng Ngoại thương cần hướng dẫn cụ thể chiến lược và chính sách khách hàng làm định hướng cho các chi nhánh xây dựng cơ chế tài chính trong tiếp thị và ưu đãi khách hàng vừa mang tính hệ thống. vừa mang tính cạnh tranh cao, tao nguồn chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng hiệu quả cơ chế đó.

- Đối với công tác PR, nhận dạng thương hiệu: Hiện nay, VCB đang bước đầu thực hiện chiến dịch truyền thông rộng khắp nhăm quảng bá hình ảnh và các

sản phẩm, dịch vụ của VCB. Tuy nhiện các chiến dịch này chưa tương xứng với tầm vóc của thương hiệu VCB. Các chi nhánh phải chủ động quảng cáo sản phẩm nên sẽ không tránh khỏi sự không đồng nhất hoặc trùng lắp về nội dung và hình thức. đặc biệt là trên địa bàn có nhiều chi nhánh như Hà Nội.

- NHNT cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tao về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho cán bộ tín dung trong toàn hệ thống.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN Việt Nam là co quan quan lý của các NHTM, là cơ quan ban hành

các văn bản, nội quy, quy chế hướng dẫn hoạt động của các NHTM. Do đó, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa giải quyết được nhu cầu tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại đạt được chất lượng tín dụng tốt nhất, tác giả có các kiến nghị sau:

- NHNN cần củng cô và đổi mới phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp: Kiện toàn t6 chức hoạt động thông tin tín dụng, xây dựng đội ngũ chuyên gia

xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu có trình độ, trách nhiệm, đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác, có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro và kích thích thị trường phát triển.

Đề hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, NHNN can hoàn thiện hệ thống thông tin của minh, mà cu thể và trước tiên là nâng cao chất

lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu, cập nhật thông tin của doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy: ứiỳp ngõn hàng thõm định tốt hơn khỏch hàng. Kết hợp với cỏc TCTD, đảm bảo thông tin hai chiều giữa trung tâm và các TCTD

-Các quy định liên quan đến tài sản thế chấp:

Một trong những khó khăn mà cả DNNVV và ngân hang gặp phải khi thực

hiện một khoản vay là vấn đề về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.

Đề tháo gỡ khó khăn cho các DN, NHNN nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà DN có thé dùng thế chap, cầm có... giúp cho các DNNVV dùng tài sản của mình làm bảo đảm, tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng nhiều hơn. Ngoài ra

van dé định gia tài sản thê chap cũng cân được quan tam, chỉ đạo giải quyét sao cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)