Điều chỉnh chính sách tín dung phù hop xu hướng phát triển của nên kinh tế Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 85 - 88)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNT

3.2.4 Điều chỉnh chính sách tín dung phù hop xu hướng phát triển của nên kinh tế Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét

tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế...

Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cau tin dụng phải phù hop với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cầu nguồn vốn. đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và

trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Chính sách khách hàng: cần đây mạnh công tác khách hàng đối với DNNVV

Việc giữ và gia tăng thị phần kinh doanh đối với các khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới phải luôn đặt ra như nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

SGD cần nâng cao tính chủ động trong cạnh tranh so với các ngân hàng bạn. bán sản phẩm dịch vu cần nhắn mạnh đến các ưu thế vượt trội của VCB so với ngân hàng khác như chất lượng, giá cả, lãi suất, phong cách phục vụ..

Giữ vững khách hàng cũ là những khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh là không chỉ giúp SGD đảm bảo duy trì thị phần trên thị trường mà còn là yếu

tố đảm bảo chất lượng tín dụng của SGD, nhất là đối với DNNVV. Vì thế công tác chăm sóc khách hàng cần được chú trọng .

Ngoài ra, tìm kiếm khách hàng mới cũng là yếu tố quan trọng trong công tác khách hàng để nâng cao chất lượng tín dụng. SGD cần khai thác thông tin, danh mục các khách hàng có tiềm lực tài chính ổn định, có khả năng chống đỡ rủi ro và các cú sốc thị trường và có chiều hướng hồi phục phát triển để tiếp cận, đề nghị quan hệ tín dụng mới nham gia tăng thị phần tín dụng tại SGD cũng là yếu tố nâng cao chất lượng tín dụng vì khách hàng tốt thì chất lượng tín dụng mới tốt được.

Chính sách lãi suất: SGD VCB cần áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt,

mức lãi suât cho vay không giông nhau đôi với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ han, loại tiên, dự án vay vôn và khách hang vay vốn cụ thé.

Chính sách sản phám: SGD can đa dạng hóa các sản phâm tín dụng đôi với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dé nâng cao sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú các khách hàng DNNVV thì một giải pháp quan trọng là cần áp dụng nhiều hình thức tín dụng. Đây cũng là một hình thức đa

dạng hóa danh mục đầu tư hay tài trợ và với nhiều chuyên gia thì đa dạng hóa là

giải pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất trong quản trị tín dụng. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, qui mô khách hàng, độ thành đạt của họ, theo ngành hàng, theo tính chất sở hữu. Ví dụ: Hoạt động của các doanh nghiệp ngành

nông nghiệp có mức độ bất ồn hơn so với các ngành khác. Năm 2007 giá dầu thô tăng cao, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ bị thua lỗ nhiều vì nguồn nguyên vật liệu là sản phẩm hóa dầu chủ yếu phải nhập khẩu nhưng các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng lại không. Có những ngành hàng đặc biệt nhạy cảm với những chính sách như xuất nhập khẩu có điều kiện (phụ thuộc vào

giấy phép, thuế, han ngạch.... ).

Các dự án cho vay dài hạn có tính rủi ro cao hơn các món vay ngăn hạn, vay theo thời vụ. Các món vay ngoại tệ sẽ phải gánh thêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không cân đối. Các món vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhưng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì lẽ đó, SGD

cần đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Không nên chỉ cho vay một, hai

ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn hoặc một vài nhóm kinh doanh riêng lẻ. Việc đa dạng cũng cần được thực hiện đối với thành phần kình té, loai san

phẩm. mức cho vay, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của

ngân hàng.

- Tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn: Với dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ

trọng quá thấp trong tổng dư nợ khối DNNVV (chiếm hơn 20% tổng dư nợ), SGD VCB cần tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, nâng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đối với các DNNVV để họ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thật sự là kênh tài trợ vốn đầu tư cho nền kinh tế, đặc biệt với tình hình giao dịch thất thường như thời gian qua thì thị trường chứng khoán chưa là nơi tạo cơ hội cho các DNNVV thu hút những nguồn vốn trung đài hạn. Vì vậy, kênh ngân hàng vẫn là kênh quan trọng bổ trợ cho các DNNVV, đây là một thị trường TD mà các ngân hàng cần quan tâm khai thác. Dé thực hiện điều này, một mặt các ngân hàng cần có những kế hoạch lâu dài về huy động những nguồn vốn trung và dài hạn, mặt khác,

cần xây dựng cơ chế TD mang nét đặc thù phù hợp với đặc điểm của các DNNVV

trên nguyên tắc vừa bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp.

Cùng với đa dang hoá các hình thức TD, SGD VCB cần phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đến với các DNNVV. Điều này vừa tạo tiện ích cho khách hàng khi quan hệ với ngân hàng, giúp ngân hàng thu hút khách hàng cũng như tạo mối dây liên hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp qua những tài khoản ký thác và cho phép hình thành những đảm bảo tài chính an toàn cho ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)