1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế sinh thái nông hộ ở Việt Nam
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình HKTST nông hộ ở Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều mô hình HKTST và các mô hình này đƣợc áp dụng, phát triển rông khắp trên tất cả các vùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng các mô hình này là không đồng đều và cần có sự đầu tƣ hơn nữa về khoa học kỹ thuật cũng nhƣ cách thức quản lý để có đƣợc hiệu quả cao hơn [22].
a) Mô hình sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp:
Mô hình hộ gia đình chuyên canh nông nghiệp phù hợp và phổ biến ở gần các đô thị, doanh nghiệp (cao su, chè, cà phê, bông, mía đường hoặc xí nghiệp chế biến giấy). Mô hình kinh tế hộ loại này thường có quy mô lớn, khối lượng hàng hóa nhiều, cho thu nhập ổn định, đời sống người dân được cải thiện. Tuy nhiên, dễ gặp rủi ro do giá cả biến động theo thị trường, ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu.
13
Đối với mô hình nông hộ chuyên chăn nuôi (mô hình chuyên canh bò sữa, cá, tôm, cua; hươu, trăn, rắn), mô hình này đang phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), ven biển miền Trung.
Mô hình nông hộ chuyên trồng trọt (mô hình chuyên canh chè, cà phê, cao su) phát triển chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Đây là mô hình các hộ kinh tế làm vệ tinh nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.
b) Mô hình sản xuất lúa nước – nuôi cá nước ngọt – chăn nuôi gia cầm Mô hình này phát triển chủ yếu ở vùng ĐBSH và ĐBSCL, các tỉnh vùng trũng trồng một vụ lúa nhƣng không có hiệu quả cao. Doanh thu nhiều hộ hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng, thu nhập đạt hàng chục triệu đồng cho thấy hiệu quả cao trong việc áp dụng mô hình này. Những nông hộ cung cấp lƣợng nông sản hàng hóa lớn cho xuất khẩu, tuy nhiên những vấn đề nhƣ dịch bệnh, giá cả bấp bênh và thiếu thông tin về thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của mô hình.
c) Mô hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp – thâm canh lúa, màu
Mô hình này đã và đang phát triển có hiệu quả ở ĐBSH. Loại mô hình này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ, giữa hộ với các chủ thể thu gom, chế biến, xuất khẩu. Để mô hình phát triển cần đảm bảo quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, chuồng trại hiện đại; có giống lợn và giống lúa tốt. Bên cạnh đó các chủ hộ cũng cần xác định quy mô hợp lý, chủ động nguồn thức ăn và nắm chắc thông tin thị trường tiêu thụ.
d) Mô hình sản xuất cây giống (cây trồng nông, lâm nghiệp), vật nuôi (lợn giống, gia cầm giống và các giống vật nuôi thủy đặc sản)
Đây là mô hình phát triển sản xuất giống cây trồng ở trung du miền núi (giống cà phê, cao su, chè, cây ăn quả các loại); giống vật nuôi ở ĐBSCL, ĐBSH, ven biển (giống tôm, cua, cá ba ba). Mô hình này phát triển với các loại giống mới, đặc sản, giống sạch, có chất lượng và sản lượng cao, có giá trị trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là mô hình cho lãi suất cao tuy nhiên chủ hộ phải có vốn
14
lớn, nắm vững khoa học và công nghệ, do đó việc nhân rộng mô hình này là không dễ thực hiện.
e) Mô hình nuôi bò sữa – chế biến – tiêu thụ tại chỗ
Mô hình này đƣợc phát triển ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc các vùng có khí hậu thuận lợi nhƣ Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh Phúc, Lâm Đồng.
Đây là mô hình đƣợc đánh giá là hiệu quả và phát triển bền vững nếu đƣợc đầu tƣ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh an toàn và tổ chức quản lý. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đang gặp khó khăn do giá cả biến động theo chiều không có lợi cho nông dân.
f) Mô hình chuyên canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà Mô hình này đang phát triển mạnh tại vùng ven thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), vùng có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa (Lao Cai), Lạng Sơn, Cao Bằng, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang ). Để mô hình này phát triển, các hộ cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hình thức, khả năng bảo quản và uy tín trên thị trường.
g) Mô hình nông – lâm kết hợp
Loại mô hình này đƣợc phát triển rộng rãi ở vùng trung du và miền núi. Mô hình này chủ yếu phát triển với các cây trồng nhƣ cây rừng, đỗ đậu, cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây công nghiệp, cây đặc sản.; về vật nuôi bao gồm trâu, bò, lợn, dê, gia cầm, chim, thú rừng… Hoạt động lâm nghiệp gồm: Bảo vệ, khai thác, trồng, sơ chế, chăm sóc, cải tạo rừng… Phương thức canh tác đặc trưng là canh tác trên đất dốc.
Một số nơi đã xuất hiện các nghề nhƣ dịch vụ du lịch sinh thái, sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu. Tuy nhiên, mô hình này còn khó khăn về vốn, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, hạ tầng cơ sở…
h) Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp tiểu thủ công nghiệp
Mô hình này thường hoạt động thành làng, gần đây có nơi đã phát triển thành quy mô nhiều làng, xã. Bên cạnh hoạt động tiểu thủ công nghiệp, đa phần các hộ gia đình đều phát triển sản xuất và chăn nuôi nhằm tự túc lương thực, thực phẩm. Mô
15
hình này đang có những tồn tại về mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, rất cần có quy hoạch lại.
i) Mô hình sản xuất – kinh doanh tổng hợp
Mô hình này hình thành ở các thị tam, thị tứ hoặc các trung tâm cụm xã theo đầu mối giao thông. Sản xuất nông lâm nghiệp – kinh doanh tổng hợp là mô hình kinh tế hộ ngày càng có hiệu quả ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh trung du, miền núi. Xu hướng phát triển các hộ gia đình này sẽ thành các trang trại gia đình hoặc doanh nghiệp tƣ nhân. Bên cạnh sản xuất trên quy mô lớn và cần có vốn lớn, các hộ còn kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng hoặc thu gom, chế biến sản phẩm.
Trong các loại mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình đã nêu trên, nhìn chung các hộ gia đình sản xuất kinh – doanh tổng hợp (gồm cả sản xuất – chế biến – tiêu thụ – dịch vụ đầu vào); hộ gia đình nông – lâm nghiệp kết hợp (gồm cả trồng trọt nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc – thủy sản) đang đƣợc phát triển mạnh.
Điểm chung ở hướng phát triển các hộ này là tiến tới tích tụ ruộng, đất, vốn để hình thành các trang trại, các doanh nghiệp tƣ nhân đủ sức, đủ lực để hợp tác, liên kết, liên doanh, hợp tác với các thành phần kinh tế khác, với các tổ chức/cá nhân đầu tƣ vốn, khoa học công nghệ để sản xuất theo hướng thâm canh, đa canh và đa dạng nguồn thu nhập. Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh cây/con đặc sản đang có cơ hội thị trường trong nước và xuất khẩu.