Đồ thị mô phỏng biến động của các yếu tố theo 3 phương án dự kiến của mô hình

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 70)

Hình 14. Đồ thị mô phỏng biến động giữa các yếu tố theo phương án 2

Hình 15. Đồ thị mô phỏng biến động giữa các yếu tố theo phương án 3

58

Hình 16. Đồ thị mô phỏng biến động giữa các yếu tố theo phương án 4

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

 Hệ thống HKTST của hộ gia đình có rừng trồng Keo tại thôn Biểng xã An Lạc, huyện Sơn Động gồm 4 nhóm yếu tố chính sau:

 Nhóm yếu tố rừng trồng Keo

 Nhóm yếu tố chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt)

 Nhóm yếu tố hoa màu (ngô, rau xanh)

 Nhóm yếu tố lúa nước hai vụ

 Áp dụng phần mềm MM&S để mô phỏng và mô hình hóa HKTST của hộ gia đình anh Lã Huy Hậu tại thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Kết quả thu được là ngân quỹ của hộ gia đình này theo phương án sản xuất hiện tại biến động từ khoảng từ 8.800.000 (năm thứ nhất) đến 110.640.000 đồng (năm thứ chín) và đạt mức trung bình là 31.142.000 đồng/năm.

 Trong 4 nhóm yếu tố của mô hình HKTST trên thì nhóm yếu tố rừng Keo cho hiệu quả kinh tế lớn nhất với lợi nhuận ròng trung bình đạt 11.157.000 đồng/năm; nhóm yếu tố lúa nước cho hiệu quả lớn thứ hai với lợi nhuận ròng trung bình đạt 10.570.000đồng/năm; nhóm yếu tố chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế lớn thứ ba với lợi nhuận ròng trung bình đạt 8.800.000 đồng/năm; nhóm yếu tố hoa màu cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với lợi nhuận ròng đạt mức 1.080.000 đồng/năm.

 Trong nhóm yếu tố rừng Keo của mô hình HKTST của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu: yếu tố khai thác gỗ Keo đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất với lợi nhuận ròng trung bình là 11.559.000 đồng/năm; yếu tố khai thác củi đem lại hiệu quả kinh tế thấp với lợi nhuận ròng trung bình là 198.000 đồng/năm. Đó là do việc khai thác gỗ Keo để tăng thu nhập của hộ gia đình, còn khai thác gỗ chủ yếu phục vị cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

 Trong nhóm yếu tố chăn nuôi gia súc, gia cầm của mô hình HKTST của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu: yếu tố chăn nuôi lợn thịt đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất với lợi nhuận ròng trung bình là 8.600.000 đồng/năm; yếu tố chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế thấp hơn với lợi nhuận ròng trung bình là 200.000

60

đồng/năm. Chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế không cao là do chăn nuôi với số lƣợng quá ít.

 Trong nhóm yếu tố hoa màu của mô hình HKTST của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu: yếu tố rau xanh cho lợi nhuận ròng lớn nhất với mức trung bình là 650.000 đồng/năm; yếu tố ngô cho lợi nhuận ròng lớn thứ hai với mức trung bình là 430.000 đồng/năm;

 Qua nghiên cứu, khảo sát, dự kiến được bốn phương án đầu tư và tiến hành mô phỏng các phương án này trên phần mềm máy tính MM&S. Kết quả cho thấy cả bốn phương án này đều cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên phương án thứ bốn là phương án đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng nhƣ nguồn nhân lực của hộ gia đình này, các yếu tố tham gia hệ thống HKTST của phương án này bao gồm:

 Rừng trồng Keo

 Trồng cây ăn quả (Thêm yếu tố Vải thiều: trồng thêm 20 cây)

 Chăn nuôi (thay đổi giống bò từ chu kỳ hai năm thành một năm và nuôi từ 1 con thành 4 con bò thịt. Ngoài ra, thêm yếu tố chăn nuôi gà thịt với 30 con)

 Hoa màu (Ngô, rau xanh).

 Lúa

 Không vay tiền ngân hàng 2. Tồn tại

 Chƣa đi sâu nghiên cứu kỹ về điều kiện thổ nhƣỡng của khu vực trồng Keo, hoa màu và lúa nước.

 Chưa có điều kiện nghiên cứu về thị trường tiêu thụ các sản phẩm tạo ra từ mô hình hệ thống HKTST của hộ gia đình.

 Chƣa có điều kiện nghiên cứu thử nghiệm về sự liên kết sản xuất và kinh doanh giữa các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu.

61 3. Kiến nghị

 Cần phải tiếp tục nghiên cứu, phân tích sự phù hợp giữa các loại cây trồng nhƣ cây ăn quả, các loại giống hoa màu, lúa,.. với điều kiện khí hậu, thủy văn và điều kiện đất đai tại khu vực nghiên cứu.

 Cần phải tiếp tục nghiên cứu hệ thống tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo sự yên tâm sản xuất cho hộ gia đình nói riêng và các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

 Cần phải tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm về sự liên kết sản xuất và kinh doanh giữa các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu nhằm tạo ra sức mạnh về nguồn sản phẩm cũng nhƣ sức thu hút các doanh nghiệp thu mua sản phẩm.

 Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ, khuyến khích động viên của các cơ quan chính quyền nhƣ ngân hàng, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, .. của xã, huyện, tỉnh nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho toàn vùng.

62

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)