Thử nghiệm mô phỏng các phương án sản xuất của HTHKTST hộ gia đình tại thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Thử nghiệm mô phỏng các phương án sản xuất của HTHKTST hộ gia đình tại thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3.5.1. Dự kiến các phương án sản xuất của HTKTST của hộ gia đình

Qua điều tra khảo sát và kế thừa tài liệu của các công trình nghiên cứu trước về đặc điểm địa hình, địa mạo, đá mẹ, thổ nhƣỡng, khí hậu, phong tục tập quán,..và các chính sách, dự án hỗ trợ trong và ngoài nước cho người dân tại vùng nghiên cứu, sau khi tiến hành phân tích sự tương tác giữa các yếu tố của hệ thống HKTST hộ gia đình này và dự kiến các phương án sản xuất cho hộ gia đình này nói riêng và các hộ gia đình tại KBTTN Khe Rỗ nói chung, gồm các phương án sau:

- Phương án 1: gồm các yếu tố theo công thức (1) như phân tích ở trên.

- Phương án 2: Gồm các yếu tố trong phương án 1, nhưng thêm yếu tố cây ăn quả so với phương án 1. Cụ thể, căn cứ vào thực tế tại khu vực nghiên cứu đề xuất trồng thêm 20 cây vải. Hiện tại, cây vải thiều vẫn đang là cây ăn quả đƣợc trồng phổ biến ở trong tỉnh Bắc Giang, vải thiều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, việc ứng dụng mô hình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Vietgap ở huyện Sơn Động giảm thiểu đƣợc 50% hệ số sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc, chất lượng, mẫu mã quả vải đẹp hơn so với phương pháp chăm sóc truyền thống mà nhân dân vẫn áp dụng trước đây.

- Phương án 3: Giữ nguyên các yếu tố trong phương án 1, tăng bò thịt (giống bò lai Sind) từ 1 con lên 4 con và thêm yếu tố gà thịt 30 con. Cụ thể:

 Chuyển đổi sang chăn nuôi bò thịt với thời gian nuôi một năm một lứa.

Giống bò lai Sind cho năng suất cao hơn bò địa phương. Tiền mua giống khoảng 13 – 15 triệu đồng/con. Một con bò chuyên thịt đạt 200 kg, bán đƣợc 36 – 38 triệu đồng, trừ chi phí mỗi con anh còn lời khoảng 15 triệu đồng. Việc áp dụng chăn nuôi bò thịt của gia đình ở khu vực nghiên cứu có thuận lợi do có bãi chăn thả lớn, tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp làm thức ăn, ngoài ra chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

53

 Nuôi thêm 30 con gà giống H’mông đang là hướng đi mới trong nông nghiệp ở huyện Sơn Động. Việc chăn nuôi chăn thả gà H’mông có khả năng tự bổ sung lƣợng thức ăn tự nhiên do gà đi kiếm mồi nhƣ côn trùng, giun dế, rau cỏ…góp phần làm giảm lƣợng thức ăn tiêu tốn cho chăn nuôi. Giống gà H’mông đạt năng suất 2kg/ năm với giá bán trên thị trường là 60.000 đồng/con.

 Trong phương án này, lợi nhuận từ chăn nuôi mang lại là khá lớn. Do đó, có thể gia đình không cần vay lãi ngân hàng. Vì vây, trong phương án này bỏ qua yếu tố vay ngân hàng.

- Phương án 4: Kết hợp phương án 2 và phương án 3 ở trên.

3.5.2. Sơ đồ mô phỏng hệ thống HKTST của hộ gia đình trị khu vực nghiên cứu theo 3 phương án dự kiến

a) Phương án 2

Trong mô hình mô phỏng HKTST của hộ gia đình theo phương án 2 bổ sung thêm yếu tố cây ăn quả. Trong mô hình, chi phí cho cây ăn quả là yếu tố không đổi. Theo điều tra, khảo sát tình hình trồng vải của một số gia đình lân cận quanh khu vực nghiên cứu, chi phí trồng vải thiều là 110.000 nghìn đồng/năm; bao gồm chi phí giống, phân bón, thủy lợi và thuốc bảo vệ thực vật. Lƣợng vải thu đƣợc trong các năm là yếu tố liệt kê, do lƣợng vải thu đƣợc theo các năm không giống nhau và là một giá trị cụ thể của từng năm. Lợi nhuận ròng từ trồng vải thiều là yếu tố trung gian đƣợc xác định bằng lƣợng vải thu đƣợc nhân với giá trị của một kg vải tươi (3000 đồng) trừ đi chi phí trồng vải. Sơ đồ mô phỏng HKTST của hộ gia đình theo phương án 2 như hình 11.

54

Hình 11. Sơ đồ mô phỏng HKTST của hộ gia đình theo phương án 2 b) Phương án 3

Trong phương án này, giữ nguyên yếu tố rừng Keo, lúa nước, hoa màu và chăn nuôi lợn thịt. Thêm yếu tố chăn nuôi gà thịt và chuyển đổi chăn nuôi bò thịt từ một con thành bốn con.

Hình 12.Sơ đồ mô phỏng HKTST của hộ gia đình theo phương án 3

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)