CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra về các dạng HKTST hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên
3.1.2. Kết quả mô tả đặc điểm chính của mô hình HKTST của hộ gia đình điển hình tại khu vực nghiên cứu
Kết quả thống kê từ phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình và điều tra thực tế tại khu vực thôn Biểng thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động, kết hợp với việc lấy giá trị trung bình của các thông tin cần điều tra để đƣa ra đƣợc một mẫu điển hình và so sánh với các hộ gia đình đƣợc nghiên cứu. Kết quả cho thấy những thông tin cần thiết của hộ gia đình đƣợc điều tra số 12 (gia đình anh Lã Huy Hậu) gần giống nhất với mẫu điển hình. Do vậy, nghiên cứu đã lựa chọn hệ kinh tế sinh thái của gia đình số 12 để đƣa vào mô hình nghiên cứu.
a) Thông tin chung
Tên chủ hộ: Lã Huy Hậu. Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không
Địa phương: Thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Nghề nghiệp: Làm ruộng. Nghề phụ: Không.
Tình hình kinh tế: trung bình
27
Hình 3. Sơ đồ mô tả lát cắt ngang của HKTST nông hộ Trình độ học vấn: 8/10
Tình hình nhân khẩu: có 5 người, trong đó 4 người trong độ tuổi lao động và 1 người ngoài độ tuổi lao động.
Quy mô diện tích:
+ Diện tích đất rừng: 5 ha, trong đó rừng trồng thuần loài 2 ha.
+ Đất trồng lúa: 1800 m2 (5 sào) + Đất vườn: 30 m2
+ Đất trồng màu: 360 m2 (1 sào) b) Rừng
Diện tích rừng là 5 ha, trong đó rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis ) và keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild .) là 2 ha với tổng số cây là 200 cây/ha, đƣợc trồng vào năm 2006.
Theo kết quả điều tra, keo lai và keo tai tƣợng có một số đặc điểm sinh thái nhƣ sau [22]:
- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) Hoa màu Khuôn
viên nhà ở và Chuồng
trại
Lúa nước Rừng
Keo
28
Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: keo lá tràm (Acacia auriculiormis) và Keo tai tƣợng (Acacia mangium) và đƣợc trồng rộng rãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất. Keo lai là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh, sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ.
Keo lai thường được tạo cây con bằng phương pháp vô tính (giâm hom).
Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng.
Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Yêu cầu lƣợng mƣa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7. Nhiệt độ bình quân: 220C, tối thích từ 24 - 280C, giới hạn 400C.
Theo điều tra, rừng keo sau 6 năm có thể thu hoạch làm nguyên liệu giấy. Sau 8 năm, có thể thu hoạch cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
- Keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild .)
Tên khoa học: Acacia mangium Wild
Keo tai tƣợng đƣợc trông rộng rãi ở Việt Nam từ 2006, là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi đƣợc với nhiều vùng lập địa khác nhau (trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dƣỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, vùng ngập úng, thoát nước kém).
Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường kính từ 25-35cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao.
Hoa đều lƣỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa chính thường vào tháng 6, tháng 7. Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc, rễ bên, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.
29
Thích hợp gây trồng ở những nơi có lƣợng mƣa bình quân năm 1500- 2200mm, nhiệt độ bình quân năm 22-27oC, có 0-3 tháng mƣa ít hơn 50mm, độ cao 1-500m so với mực nước biển, địa hình dốc <15o; loại đất đỏ trên mắc ma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá khác, đất phù sa, đất xám, độ dày tầng đất trên 100cm.
Sau 6 – 7 năm có thể khai thác làm nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất giấy và có thể khai thác ở tuổi 9-10. Khi mục đích trồng rừng là để lấy gỗ xẻ phải tiến hành tỉa thưa lần 2 vào tuổi 9-10, cường độ tỉa thưa là 30% số cây hiện có trong lâm phần. Khi rừng đến tuổi 15-18 tiến hành khai thác chính theo phương thức chặt trắng.
Keo tai tƣợng có khả năng tái sinh hạt rất tốt, có thể tận dụng khả năng đó sau khai thác luân kỳ 1 để phục hồi rừng mà không cần phải trồng lại.
c) Lúa nước:
Qua phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình, chúng tôi bước đầu ghi nhận được giống lúa đƣợc cấy là Khang dân 18 (KD18 – giống lúa nhập nội từ Trung Quốc, đƣợc công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999 ). Mùa vụ sản xuất lúa nước của hộ này nói riêng và các hộ gia đình khác trong thôn thường là hai vụ chính.
Đặc điểm sinh thái của giống lúa Khang dân 18:
Khang dân 18 là giống lúa ngắn ngày. Là giống lúa đƣợc gieo trồng cả vụ xuân và vụ mùa (vụ xuân từ 130 - 135 ngày, vụ mùa từ 105 – 110 ngày)
Chiều cao cây: 95 - 100 cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh vàng. Khả năng đẻ nhánh trung bình
Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp, chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm, tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,28, trọng lƣợng: 1.000 hạt 19,5 – 20,2 g, chất lƣợng gạo tốt. Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.
Khả năng chống đổ trung bình, bị đổ nhẹ - trung bình trên chân ruộng.
Chịu rét khá.
30
Là giống nhiễm Rầy nâu, nhiễm vừa bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ với Bệnh Khô vằn.
d) Hoa màu: Theo chủ hộ gia đình cho biết, cây hoa màu của gia đình chủ yếu là trồng ngô và chỉ đủ đáp ứng cho gia đình cải thiện hàng ngày. Giống ngô đƣợc gia đình sử dụng là ngô SSC 131 do công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam lai tạo.
Đặc điểm sinh thái của giống ngô SSC 131:
Giống SSC 131 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình sớm khoảng 105 – 110 ngày, cây xanh khỏe đồng đều, lá gọn, xanh đậm bền, ít nhiễm sâu bệnh.
Đặc biệt SSC 131 có bắp to, rất dài (26 – 29cm), trung bình mỗi bắp có 14 – 16 hàng hạt, 42 – 45 hạt/hàng, nhiều hơn từ 6 - 10 hạt/hàng so với các giống đang trồng phổ biến hiện nay.
Năng suất hạt của giống này đạt khá cao, trung bình từ 7 – 8 tấn/ha, thâm canh có thể đạt 10 – 12 tấn hạt khô/ha.
Giống thích ứng rất rộng, dễ canh tác, bắp hình trụ, to, kết hạt rất tốt, tỷ lệ hạt trên bắp đạt rất cao, năng suất ổn định qua các vụ...
Thời gian sinh trưởng: từ 109 đến 116 ngày
Thời vụ: Trồng đƣợc nhiều vụ trong năm. Mật độ trồng: 57.000 đến 66.000 cây/ha. Khoảng cách trồng 65 x 25 cm hay 70 x 22 cm. Gieo một hạt/hốc.
e) Rau xanh:
Theo kết quả điều tra, rau xanh đƣợc trồng chủ yếu để cung cấp cho nhu cầu trong gia đình, các loại rau xanh đƣợc gia đình sử dụng đƣợc trồng theo mùa: rau muống, rau ngót, bí xanh, su su trồng vào vụ hè; rau cải bắp, su hào, súp lơ, cải thìa trồng vào vụ đông.
f) Chăn nuôi:
Hộ gia đình này có thành phần chăn nuôi bao gồm 1 con bò và 2 con lợn với mục đích bán lấy thịt. Nguồn thức ăn chủ yếu tự túc. Do hộ gia đình chủ yếu tập trung vào trồng rừng nên nhìn chung chăn nuôi còn khá nhỏ lẻ.
Nhìn chung, hệ kinh tế sinh thái của hộ gia đình này tương đối đầy đủ về thành phần và chủng loại cây trồng và vật nuôi; đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của mô
31
hình hệ kinh tế sinh thái phát triển bền vững. Bởi vì nó vừa mang tính ổn định (cây ngắn ngày và chăn nuôi gia súc gia cần phù trợ cho phát triển trồng rừng); vừa cho năng suất, vừa có vai trò cải thiện môi trường (môi trường đất, môi trường nước, không khí); vừa giải quyết được công ăn việc làm thường xuyên cho người dân trong thôn, thậm chí cho cả toàn vùng (thông qua hệ thống khai thác, vận chuyển, dịch vụ vv...).