ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 33)

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại thôn Biểng xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Kế thừa có chọn lọc các dữ liệu, thông tin trong và ngoài nước liên quan đến nội dung của đề tài; thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu, kinh tế hộ gia đình, hệ kinh tế sinh thái và phần mềm MM&S.

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn và điều tra thực địa

Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình kết hợp với điều tra thực tế để xác định các dạng đặc trƣng của HKTST hộ gia đình, lựa chọn các HKTST hộ gia đình đại diện, các yếu tố của các HKTST hộ gia đình đƣợc nghiên cứu, đa dạng sinh học các loài cây con đƣợc trồng và chăn nuôi tại các HKTST, kết quả điều tra và phỏng vấn đƣợc ghi vào các biểu ở trong phần phụ lục.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thống kê từ phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình đƣợc phân tích và xử lý bằng Excel 2010 để từ đó chọn ra đƣợc một mẫu gia đình đại diện với hệ kinh tế sinh thái đặc trƣng và các yếu tố có trong hệ kinh tế sinh thái của gia đình đại diện đƣa vào mô hình nghiên cứu.

23

2.2.4. Phương pháp phân tích hệ thống, mô hình hóa cấu trúc của các HKTST trên máy tính để phân tích cấu trúc HKTST nông hộ.

Mô hình cấu trúc thể hiện tương tác giữa các yếu tố của hệ thống với nhau để tạo nên một hệ thống nhất, có ranh giới, có mục đích. Mô hình cấu trúc thể hiện cấu trúc tương tác của hệ qua sơ đồ mô phỏng: hệ bao gồm những yếu tố nào (được thể hiện qua các biểu tƣợng), yếu tố nào tác động lên yếu tố nào (đƣợc thể hiện qua các đường liên kết).

Việc xây dựng mô hình cấu trúc đƣợc thực hiện trên phần mềm MM&S - Mô hình hoá và mô phỏng hệ thống (Nguyễn Văn Sinh, 2008) [14]. Phần mềm này đƣợc thiết kế trên quan điểm chia các yếu tố của hệ thống thành 4 nhóm (Các yếu tố không đổi; Các yếu tố trạng thái; Các yếu tố trung gian; Các yếu tố liệt kê). Tương ứng với 4 nhóm yếu tố trên trong hệ thống ta có 4 nhóm biến trong mô hình: nhóm hằng số, nhóm biến trạng thái, nhóm biến trung gian và nhóm hằng số liệt kê [15].

Với MM&S, các yếu tố cùng nhóm đƣợc thể hiện trên sơ đồ mô phỏng bằng cùng một biểu tƣợng: các yếu tố không đổi đƣợc thể hiện bằng hình tròn, các yếu tố trung gian đƣợc thể hiện bằng hình thoi, các yếu tố trạng thái đƣợc thể hiện bằng hình vuông và các yếu tố liệt kê đƣợc thể hiện bằng hình tròn với ba dấu cộng hoặc trừ bên trong.

Mô hình cấu trúc thể hiện trạng thái ban đầu của hệ thống qua giá trị ban đầu của các biến trạng thái. Biến động của hệ thống đƣợc mô phỏng bằng việc tính toán giá trị của các yếu tố của hệ trong khoảng thời gian mà ta quan tâm. Tại mỗi thời điểm giá trị của các biến trung gian và cả hệ số biến đổi của biến trạng thái đƣợc tính từ công thức của chúng bao gồm giá trị của các hằng số, các biến trạng thái và có thể cả các biến trung gian khác. Giá trị của biến trạng thái K tại thời điểm t+dt đƣợc tính bằng cách cộng giá trị của biến trạng thái này tại thời điểm t với hệ số biến đổi dK của nó:

Kt+dt = Kt + dK

24

Việc kết hợp giữa mô hình thống kê và mô hình cấu trúc đƣợc thể hiện qua việc các mô hình thống kê cung cấp các hệ số cho các công thức tính các yếu tố thay đổi theo thời gian trong mô hình cấu trúc. Nhƣ vậy, mô hình cấu trúc hệ kinh tế - sinh thái là đích cuối và mô hình này sẽ phải bao gồm những yếu tố cho phép đánh giá đƣợc độ bền vững của thu nhập của người dân: khối lượng và giá trị của từng loại sản phẩm mà người dân thu hoạch được từ hệ kinh tế sinh thái.

Kết hợp phân tích sơ đồ mô phỏng cấu trúc và kết quả tính toán mô phỏng biến động các yếu tố của HKTST nông hộ được thể hiện dưới dạng bảng và dạng đồ thị để rút ra kết luận về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố của hệ tới ngân quỹ của hộ gia đình và để xuất các phương án đầu tư hợp lý.

Mô phỏng biến động cấu trúc của HKTST nông hộ trên máy tính, mô phỏng tác động của các phương án đâu tư cho HKTST nông hộ đề từ đó rút ra kết luận về hiểu quả của các phương án đầu tư hợp lý cho HKTST nông hộ đã được đề xuất.

25

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)