7. Kết cấu của luận văn
1.1.2 Tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
1.1.2.3. Nội dung hoạt động tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
Tư vấn quản lý dự án làm việc theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý đầu tư xây dựng được quy định trong các Nghị định và Thông tư để làm các công việc như sau:
* Tham gia và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng: Công tác cấp phép xây dựng của dự án được thực hiện theo Nghị định số 64/NĐ-CP về việc cấp phép xây dựng, Thông tư số 10/2012/TT-BXD hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghi định số 64/2012/NĐ-CP và Nghị định 15/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Sau khi có thiết kế cơ sở của dự án. Tư vấn quản lý dự án lưu thành hồ sơ pháp lý để thông qua sở xây dựng tại nơi tiến hành dự án xây dựng để xin cấp phép xây dựng.
Tư vấn quản lý dự án làm việc với viện quy hoạch kiến trúc để phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng và ranh giới đất, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
Tư vấn quản lý dự án làm việc với Sở công an phòng cháy chữa cháy và thẩm tra thiết kế hệ thống đấu nối hệ thống phòng cháy.
Tư vấn quản lý dự án làm việc với Điện lực khu vực để xin cấp phép đấu nối hệ thống điện cho dự án.
Tư vấn quản lý dự án làm việc với Sở tài nguyên môi trường để xin cấp giấy phép đấu nối hệ thống cấp, thoát nước.
* Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo mục 3 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
13
Căn cứ trên tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam đã tiến hành lập phân chia các gói thầu và lập kế hoạch đấu thầu để triển khai các dự án.
Tư vấn quản lý dự án quản lý, tư vấn cho Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt.
Tư vân quản lý dự án quản lý hồ sơ điều kiện năng lực, hành nghề của tổ chức, cá nhân của các nhà thầu trước và trong quá trình thực hiện gói thầu.
* Quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện theo: Mục 3 Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Điều 27 Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Điều 19, 37 Nghị định 209/2004/NĐ-CP; Điều 21, 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP; Điều 4, 12 Thông tư 27/2009/TT-BXD về hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Tư vấn quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư làm công tác quản lý thi công xây dựng theo các công việc sau:
- Quản lý chất lƣợng xây dựng công trình:
Quản lý chất lượng thi công công trình của nhà thầu: Tư vấn quản lý dự án sẽ phân công các cán bộ thường xuyên có mặt tại công trường để kiểm tra theo dõi quá trình thi công, đôn đốc nhắc nhở nhà thầu thi công đảm bảo tuyệt đối về chất lượng công trình.
Quản lý công tác giám sát thi công xây dựng: Tư vấn quản lý dự án đôn đốc đơn vị Tư vấn giám sát kiểm tra, theo dõi các đơn vị thi công thực hiện các công việc. Hàng tuần đơn vị Tư vấn giám sát phải làm báo cáo bằng văn bản gửi đơn vị Tư vấn quản lý dự án. Đơn vị Tư vấn quản lý dự án sẽ kiểm tra lại công tác giám sát của đơn vị Tư vấn giám sát để đánh giá và báo cáo Chủ đầu tư thường xuyên về chất lượng của dự án.
14
Quản lý công tác nghiệm thu xây dựng: Nhà thầu thi công xong từng hạng mục công việc sẽ tiến hành nghiệm thu nội bộ, sau đó sẽ trình đơn vị Tư vấn Giám sát kiểm tra công việc trước. Tư vấn giám sát kiểm tra công việc đạt yêu cầu thì đơn vị thi công sẽ trình đơn vị Tư vấn Quản lý dự án nghiệm thu. Đơn vị tư vấn Quản lý dự án tổ chức nghiệm thu phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu thi công đến hiện trường để thực hiện nghiệm thu thực tế.
Quản lý nghiệm thu để đưa công trình vào sử dụng: Sau khi công trình đã xây dựng xong. Nhà thầu sẽ trình tư vấn giám sát nghiệm thu công trình. Tư vấn giám sát ký nghiệm thu thì sẽ trình Tư vấn quản lý dự án nghiệm thu công trình. Tư vấn quản lý dự án nghiệm thu công trình sẽ xem xét lại tổng thể dự án và ký nghiệm thu công trình.
Sau đó Tư vấn Quản lý dự án sẽ trình đơn vị thiết kế ký đồng ý nghiệm thu và đưa lên trình chủ đầu tư ký.
- Quản lý tiến độ thi công và tổng tiến độ thực hiện dự án: Đơn vị Thi công trình lên Tư vấn quản lý dự án tiến độ thi công và tổng tiến độ thi công. Tư vấn quản lý dự án phê duyệt và trình lên Chủ đầu tư phê duyệt và yêu cầu đơn vị Thi công làm theo đúng tiến độ thi công. Dự án phải đảm bảo tiến độ của Chủ đầu tư.
Quản lý thực hiện tổng tiến độ đầu tư xây dựng công trình cho đến khi nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Quản lý việc thực hiện tiến độ của các nhà thầu đảm bảo tổng tiến độ thực hiện dự án.
Kiến nghị, đề xuất với chủ đầu tư các biện pháp thực hiện dự án và đẩy nhanh tiến độ nếu bị chậm.
- Quản lý khối lƣợng thi công xây dựng công trình:
Quản lý khối lượng thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt: Đơn vị tư vấn quản lý dự án sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế được phê duyệt để kiểm tra và theo dõi khối lượng thi công của nhà thầu.
15
Quản lý nhân sự tuân thủ thanh toán khối lượng thi công theo quy định hiện hành:
Nhà thầu sau mỗi hạng mục thi công làm hồ sơ thanh toán khối lượng thì trình đơn vị Tư vấn giám sát ký nghiệm thu khối lượng. Đơn vị Tư vấn Giám sát ký xong sẽ trình đơn vị Tư vấn Quản lý dự án ký xong thì sẽ trình Chủ đầu tư ký. Sau khi có đủ chữ ký vào quyển khối lượng thanh toán thì Nhà thầu mới được lấy tiền của Chủ đầu tư về.
Quản lý các phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện: Trong quá trình thi công xây dựng nếu có phát sinh thêm một số hạng mục không có trong hồ sơ thiết kế thì tất cả các phát sinh phải được Tư vấn giám sát và Tư vấn Quản lý dự án kiểm tra thực tế hiện trường và đo đạc và đề nghị Nhà thầu phối hợp làm việc lại với đơn vị Tư vấn thiết kế để lập lại hồ sơ thiết kế và sau đó lưu lại thành bản vẽ hoàn công. Sau khi có chữ ký của Nhà thầu, Đơn vị Thiết kế và đơn vị Tư vấn Giám sát thì Tư vấn quản lý dự án trình Chủ đầu tư ký để cho Nhà thầu triển khai công việc và thanh toán khối lượng thi công phát sinh.
- Quản lý môi trường:
Kiểm tra, tư vấn cho Chủ đầu tư việc ban hành các quy chế, quy định vệ sinh môi trường trong mặt bằng thi công và các khu vực lân cận do các hoạt động thi công gây nên.
Trong quá trình thi công Tư vấn giám sát yêu cầu Nhà thầu trình kế hoạch quản lý môi trường. Sau đó thường xuyên quản lý công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của nhà thầu.
- Quản lý an toàn trên công trường xây dựng:
Tư vấn quản lý dự án tư vấn cho chủ đầu tư để ký quyết định Ban hành các quy chế, quy định an toàn trong mặt bằng công trường thi công. Nếu đơn vị Thi công và Tư vấn Giám sát vi phạm thì bị phạt theo quy định đã ký kết.
16
Quản lý công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường. Các ý kiến về an toàn, sổ nhật ký thi công sẽ được ghi chép cẩn thận để báo cáo hàng tháng với Chủ đầu tư.
- Quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình, gồm:
Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Quản lý thực hiện chi phí đầu tư của dự án không vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt.
Quản lý sử dụng các chi phí dự phòng được dự trù trong dự án.
Quản lý các chi phí phát sinh đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ dự án được duyệt, đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Quản lý dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình:
Quản lý quá trình thực hiện chi phí của các hợp đồng của dự án không vượt quá dự toán từng phần, từng hạng mục công trình và tổng dự toán được duyệt.
Quản lý sử dụng hiệu quả các chi phí dự phòng được dự trù trong tổng dự toán.
Quản lý các chi phí phát sinh ngoài các khối lượng của dự toán, tổng dự toán đã được duyệt, đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Quản lý hợp đồng và thanh toán hợp đồng xây dựng: Tư vấn quản lý dự án thay mặt Chủ đầu tư quản lý toàn bộ các hợp đồng.
Tư vấn cho chủ đầu tư đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng xây dựng với các Nhà thầu. Sau đó sẽ Quản lý hồ sơ hợp đồng xây dựng.
Tư vấn quản lý dự án thay mặt cho Chủ đầu tư quản lý việc thực hiện hợp đồng từ khi ký hợp đồng đến khi hoàn thành.
Tư vấn quản lý dự án lập kế hoạch thanh toán cho từng hợp đồng và chịu trách nhiệm xác nhận giá trị thanh toán theo từng đợt của nhà thầu thi công với Chủ đầu tư.
17
1.1.2. 4. Tiêu chí đánh giá công tác tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
Tùy theo quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về thành công của dự án mà mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi loại dự án, có định nghĩa riêng.
Theo các chuyên gia nước ngoài Globerson & Zwikael [30], công tác tư vấn quản lý dự án thành công phải thỏa mãn ba tiêu chí là chi phí, thời gian, và yêu cầu kỹ thuật.
Theo Cao Hào Thi [28] công tác tư vấn quản lý dự án thành công phải đạt các tiêu chuẩn sau: thời gian, chi phí, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, thỏa mãn yêu cầu của các bên tham gia, đáp ứng kỳ vọng người tiêu dùng, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đem lại giá trị kinh doanh và an toàn khi thi công.
Tuy nhiên theo thực tế đối với hoạt động của công tác tư vấn quản lý dự án tại công trình thi công thì kết quả của công tác tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phải đạt các tiêu chí: Chất lượng, thời gian hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, Chi phí nằm trong phạm vi cho phép, An toàn và môi trường.
- Chất lượng công trình xây dựng và an toàn: Chất lượng công trình xây dựng liên quan trực tiếp đến con người từ trong quá trình thi công đến hoàn thành đưa vào sử dụng, con người là chủ sử dụng các sản phẩm này. Mọi sai sót về chất lượng công trình đều ảnh hưởng đến người sử dụng thậm chí gây hậu quả nghiêm trong nếu xảy ra sự cố hư hỏng, sập đổ công trình hoặc bộ phận công trình. Vì vậy chất lượng công trình gắn với an toàn lao động, môi trường trong thi công xây lắp và cả trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
- Thời gian hoàn thành cần đảm bảo theo đúng tiến độ đưa công trình vào sử dụng, nếu tiến độ thi công kéo dài sẽ phải sử dụng bổ sung nhiều nguồn lực, tăng chi phí đầu tư.
18
- Chí phí đầu tư là yếu tố để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, khi thực hiện dự án đầu tư phải quản lý chặt chẽ chi phí đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư.