Đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thực trạng khởi nghiệp của quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 và biện pháp phát triển phong trào khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.3. Cơ sở lý luận về khởi nghiệp kinh doanh

1.3.4. Đăng ký kinh doanh

1.3.4.1. Cơ sở pháp lý và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Khi khởi nghiệp là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhiều vấn đề như : tài sản nợ, nghĩa vụ với nhà nước, với người lao động, với môi trường, với xã hội... Do đó, ít nhiều, người khởi nghiệp cũng phải có hiểu biết pháp luật. Mặc dù các công ty tư vấn đầu tư, văn phòng luật xuất hiện ngày một nhiều nhưng chủ doanh nghiệp vẫn cần biết những điều cơ bản của doanh nghiệp mình về khía cạnh pháp lý.

Sau khi nghiên cứu về các đặc điểm nguồn lực, người khởi nghiệp xác định loại hình doanh nghiệp và xác định thủ tục pháp lý cho dự án kinh doanh theo pháp luật hiện hành.

1.3.4.2. Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người khởi nghiệp tiến hành nộp hồ sơ lên sở Kế Hoạch và Đầu Tư và đóng lệ phí đăng ký kinh doanh. Sau 7 ngày đối với việc thành lập doanh nghiệp, 4 ngày đối với thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Sở Kế Hoạch và Đầu Tư bắt đầu trả hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế - Giấy phép khắc dấu

Trên đây là quy định hiện hành về hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những quy định khác nhau nên phải cập nhật văn bản pháp luật tại từng thời điểm.

1.3.5. Kinh nghiệm về khởi nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước. [24tr48]

a. Hàn Quốc

“Những điều lớn lao được hợp thành từ những điều nhỏ nhặt” Đó là quan niệm của nền kinh tế Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp.

Hiện nay ở Hàn Quốc có gần ba triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm gần 99,8% số công ty trong toàn quốc và hơn 86% lượng lao động trong xã hội. Mỗi năm cung cấp 270000 việc làm mới. Theo thống kê của bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, mỗi năm có gần 50000 doanh nghiệp được tạo lập, trong đó khoản 80% doanh nghiệp ngừng hoạt động, tỷ lệ sống của doanh nghiệp sau 10 năm là 13%. Một triệu các công ty nhỏ và công ty tí hon đó đã tạo ra 50% tổng sản phẩm quốc nội và 43% lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. (Theo Vietinbank)

- Về phía doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức hiệu quả: Việc quản lý điều hành ở các công ty Hàn Quốc chủ yếu dựa trên hệ thống thứ bậc, đẳng cấp. Không ít những ý tưởng cải tổ bắt nguồn chính từ phần chóp bu của các công ty.

Hướng ngoại: Được sự hỗ trợ và cổ vũ của Chính Phủ, các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm các tăng cường đưa hàng hoá ra nước ngoài bằng mọi giá. Theo cuộc khảo sát 4000 doanh nghiệp của HSBC cho thấy, 37% doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc tham gia thương mại quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Singapore là 71%. (Theo Ngân hàng HSBC)

Con người là yếu tố thành công:

Sau nhiều cuộc chiến tranh, Hàn Quốc bắt tay vào kiến tạo từ con số không, ở đất nước này không có tài nguyên thiên nhiên nào đặc biệt, nhưng họ có con người, con người đặc biệt được thiết lập ở xứ sở Kim Chi.

Ý thức dân tộc trong văn hoá kinh doanh và tiêu dùng đã giúp các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu, phát triển.

+ Xây dựng thương hiệu.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc chú trọng đến phong cách thời trang mới, luôn nghiên cứu, thay đổi mẫu mã mới mà ít có nơi nào khác sánh kịp, cộng với đó là các chiến dịch quảng bá sản phẩm ấn tượng nên các sản phẩm của Hàn Quốc mang một sắc thái đặc trưng.

+ Chất lượng và công nghệ tiên tiến luôn được chú trọng.

Được sự hỗ trợ của Chính Phủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc chú trọng vào công nghệ cao, coi công nghệ là một thế mạnh cạnh tranh chứ không chỉ là giá cả.

b, Đài Loan

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% các doanh nghiệp ở Đài Loan, với sự linh hoạt và nhanh nhẹn đặc biệt, họ là những công cụ để tạo nên sự thần kỳ của Đài Loan ở những giai đoạn ban đầu và họ tiếp tục là những động lực kinh tế chủ chốt của bán đảo này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan đóng góp 40% GDP, 60% Kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 68% lao động.

+ Chú trọng phát triển công nghệ

Cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan rất chú trọng phát triển công nghệ. Về bằng sáng chế, Đài Loan được xếp thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nhật và Đức với 6.550 bằng sáng chế năm 2001, của Hàn Quốc là 3.760. Đài Loan không chỉ có thứ hạng cao về số bằng sáng chế được cấp mà còn giữ vị trí cao trong luồng chuyển giao tri thức quốc tế. Các doanh nghiệp đã nỗ lực để nâng cao trình độ tổ chức học hỏi nhằm nâng cao năng lực sản xuất hàng loạt. Do đó Đài Loan đã theo sát các nước hàng đầu về lĩnh vực công nghệ và trình độ sản xuất. Nhờ vậy, thời gian từ khi bắt đầu sản xuất đến khi chiếm lĩnh vị trí trọng yếu trên thị trường giảm nhanh (chỉ mất 8 năm để giành được 49% thị phần thế giới về máy tính xách tay, 4 năm trong lĩnh vực đầu đọc đĩa và 2 năm cho màn hình tinh thể lỏng.

+ Tăng cường năng lực quản lý.

Ảnh hưởng của FDI không phải là cái ảnh hưởng chủ yếu đến Đài Loan mà là ở năng lực quản lý của các công ty Đài Loan. Họ tạo ra nhiều hệ thống quản lý sản phẩm. Do hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên luồng di chuyển nhân lực diễn ra dễ dàng và có điều kiện học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện hệ thống quản lý.

c, Nhật Bản

Trong tổng số hơn 5 triệu doanh nghiệp hiện nay của Nhật Bản thì hơn 80% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản chiếm 70% tổng số lao động trong cả nước

Trước hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản hầu như không theo xu hướng “Phải có tất cả mọi mặt” mà chỉ thiên về mặt nào đó có sở trường nhất, còn lại phải dựa vào các công ty lớn để tồn tại. Vì vậy bí quyết tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản không ngoài 4 chữ

“Tinh vi, chuyên, sâu”.

“Tinh vi” nghĩa là dùng kỹ thuật cao, tinh vi để chiếm lĩnh điểm cao như công ty điện tử Araka áp dụng. Công ty chỉ có 150 công nhân nhưng do công nghệ sản xuất tinh xảo, chuyên biệt nên sản phẩm điện trở cho các máy

điện tử chiếm 95% thị trường nội địa và 35% thị trường thế giới, năm 1994 NASA đã sử dụng điện trở này trên vệ tinh thăm dò sao thổ. Công ty chú trọng đầu tư nghiên cứu, lúc đầu công ty phải mất 3 năm sau nhiều lần thất bại mới có được sản phẩm này. Để sản phẩm ngày một tốt hơn nữa, công ty đã đầu tư trung tâm nghiên cứu rộng 3300 m2 nhằm chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này.

“Chuyên” tức là chuyên về một ngành nào đó. Tại thành phố Nayoya có một công ty chuyên sản xuất máy rửa xe cho các trạm bơm xăng dầu, sản lượng hàng năm đạt 5000 chiếc, chiếm 70% thị trường Nhật Bản, khách hàng có thể nhìn thấy các sản phẩm này ở hầu hết các trạm tiếp xăng dầu ở Nhật Bản. Hơn nữa, công ty luôn nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để sản xuất các loại máy đời mới. Lúc đầu là các máy kỹ thuật phun lăn trên bề mặt xe, nhưng một thời gian sử dụng khách hàng thấy có thể ảnh hưởng đến lớp sơn của xe. Sau đó xí nghiệp cải tiến và cho ra đời loại rửa xe giống như chổi quét với những ống cực nhỏ bằng sợi chứa nước và dung dịch rửa. Sau đó xí nghiệp tiếp tục cho ra đời loại mới thế hệ thứ hai có thể chống ướt, chống gỉ, chống tia tử ngoại, có thể rửa lúc trời mưa, tuyết...

“Sâu” là đi sâu vào một lĩnh vực nào đó hoặc một sản phẩm nào đó. Tại Tokyo có xí nghiệp A&D chuyên sản xuất cân điện tử, hiện nay ở Nhật Bản có rất nhiều công ty sản xuất loại này bởi vậy chen chân vào thị trường đã là điều khó, làm thế nào để chiếm thị trường của người khác còn khó hơn. Bởi vậy A&D đã phải nghiên cứu sâu về kỹ thuật ứng dụng trong lĩnh vực này.

Công ty đã dùng kỹ thuật số để mô phỏng vận hành của máy biến thế và dòng điện, từ đó biến những số liệu này thành kỹ thuật số, kỹ thuật này đã làm cho độ chính xác trong việc cân đo gấp hàng trăm lần so với kỹ thuật trước đây.

Chỉ mới 4 năm đưa sản phẩm ra thị trường, công ty đã chiếm một thị phần rất lớn trong nước và thế giới nhưng xí nghiệp lại rất gọn nhẹ. Bởi vậy bốn chữ

“Tinh vi, chuyên, sâu” có thể nói là phương châm và biện pháp tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thực trạng khởi nghiệp của quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 và biện pháp phát triển phong trào khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)