CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA QUẬN LÊN CHÂN
2.2. Thực trạng khởi sự doanh nghiệp ở quận Lê Chân
2.2.1. Thực trạng trong việc lập kế hoạch kinh doanh
Trong thời kỳ phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, số lượng người khởi nghiệp và có nhu cầu, ý định khởi nghiệp là rất lớn. Hầu hết trong số ấy khởi nghiệp với khát vọng thể hiện mình, làm chủ chính mình mà chưa nghĩ chín chắn về ngành nghề kinh doanh, định hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai dẫn đến các doanh nghiệp thành lập và phát triển chưa có chiến lược, phương hướng rõ ràng, hoạt động tự phát. Đồng thời cũng có không ít cá nhân với những tham vọng không chính đáng lợi dụng những chính sách cởi mở thông thoáng của Nhà nước về Hậu kiểm để lập doanh nghiệp sử dụng con dấu để buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng hoặc kinh doanh chụp giật một vài phi vụ rồi giải thể. Hơn nữa, các doanh nghiệp không được hướng dẫn khởi nghiệp và sau khởi nghiệp chưa có được sự hỗ trợ chăm sóc từ phía các cơ quan hữu quan nên sau khi đăng ký thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc quận Lê Chân chỉ còn lại 70% hoạt động; trong đó có hiệu quả là 40% còn lại 30% hoạt đông cầm chừng. (Theo báo cáo kết quả điều tra Liên ngành Kế hoạch - Kinh tế - Chi cục thuế tháng 12/2017).
Tháng 10/2017 Hiệp hội doanh nghiệp quận Lê Chân đã phối hợp với Phòng Kinh tế tiến hành điều tra khảo sát 868 DN mới được thành lập trong 2 năm 2016 - 2017 để tìm ra những hạn chế và tham mưu đề xuất với quận, thành phố các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp.
Bảng 2.6. So sánh hoạt động của các DN mới thành lập thực hiện bài bản khởi sự doanh nghiệp và không khởi sự DN bài bản năm 2016-2017
Danh mục Có khởi sự DN bài bản
Không khởi sự DN bài bản Khảo sát 1.994 DN mới
- Phát triển tốt - Trung binh
- Không hoạt động
817 (100%) 368 (45,1%) 399 (48,9%) 50 (6%)
1.177 (100%) 281 (23,9%) 571 (48,5%) 325 (27,6%)
Số DN lãi 263 (32,2%) 124 (10,5%)
Số DN lỗ 69 (8,5%) 665(56,5%)
Số DN thăng bằng TC 485 (59,3%) 388(33%) (Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp quận Lê Chân)
Từ kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp mới thành lập trong 2 năm 2016 - 2017 của Hiệp hội doanh nghiệp quận Lê Chân cho thấy:
- Những DN nào có bản kế hoạch kinh doanh tỷ mỷ, kỹ lưỡng, toàn diện, khoa học (Thường gọi là Đề án, hoặc Dự án đầu tư) thì tỷ lệ thành công cao, có tới 45,1% doanh nghiệp phát triển tốt, 6% doanh nghiệp không hoạt động. Trong kinh doanh có 32,2% có lãi; 59,3% thăng băng thu chi và 8,5%
doanh nghiệp lỗ.
- Ngược lại những DN khi khởi sự không lập kế hoạch bài bản, kỹ lưỡng hoặc chỉ thuê dịch vụ làm đề án không thực tế để có đủ thủ tục đăng ký
kinh doanh thì tỷ lệ không thành công và rủi ro rất cao. Cụ thể như sau: Số DN phát triển tốt chỉ có 23,9%; trong khi đó doanh nghiệp không hoạt động là 33%. Trong kinh doanh chỉ có 10,5% là có lãi và 56,5% thua lỗ.
Qua đó cho ta thấy những yếu kém của các DNVVN chủ yếu là không chuẩn bị kỹ trong quá trình thành lập và có một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Qua điều tra có thể thấy một số sai lầm hay mắc phải trong quá trình khởi nghiệp như:
Thành lập công ty quá nhanh. Hầu hết mọi người bắt đầu việc khởi sự một doanh nghiệp bằng cách chọn loại sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh và nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Đây là việc làm cần thiết nhưng sẽ tốt hơn nếu ta biết chờ đến khi ý tưởng kinh doanh của mình được định hình rõ nét rồi mới hành động vì trước khi hoạt động, nghiên cứu thị trường, khái niệm kinh doanh có thể chưa chín muồi, thậm chí tên doanh nghiệp có thể thay đổi sau vài tháng hoạt động đầu tiên.
Mặc dù nhận thấy cơ hội nhưng người khởi nghiệp chưa đánh giá đúng tiềm lực của mình, nhận dạng không đầy đủ những đe dọa tiềm ẩn thì không thể có phản ứng kịp thời nên thường hay thất bại hoặc gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp hoạt động.
Qua phỏng vấn, mặc dù có tới 53% số người trả lời trong bảng điều tra rằng nghiên cứu thị trường là bước quan trọng nhất nhưng hầu hết đều chọn hàng hoá, dịch vụ để kinh doanh trước khi nghiên cứu thị trường (85%), điều này một phần được giải thích với những người chọn mặt hàng kinh doanh trước do trước đó họ đã làm cho các công ty kinh doanh mặt hàng này và họ đã có kinh nghiệm về hàng hóa đó (44%). (Chỉ có 12% người được điều tra trả lời là thực hiện nghiên cứu thị trường trước tiên), như vậy 41% số người chưa có kinh nghiệm về sản phẩm mà xác định kinh doanh mặt hàng đó trước khi nghiên cứu thị trường. Điều này đi ngược lại lý thuyết về Marketing hiện đại là “Bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì mình có”,
không thực hiện đúng các bước trong quá trình phát triển sản phẩm.
Từ thực tế trên dẫn đến việc nhiều các DNVVN kinh doanh những sản phẩm khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trở thành mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp, có 47% số doanh nghiệp thuộc dạng này.
Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi sản phẩm không thành công trong thị trường họ dự tính nhưng lại có thể thành công trong một thị trường khác nhưng họ lại không nhận ra và để mất cơ hội dẫn đến thất bại.
Việc định vị doanh nghiệp cũng không được nhiều doanh nghiệp chú ý, không tính toán đầy đủ các khía cạnh của vị trí doanh nghiệp tác động đến sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, thuê nhân công, xử lý môi trường...
Không đủ khả năng cung ứng những đơn hàng.
Với 60% doanh nghiệp từng không đáp ứng đủ đơn hàng mặc dù hầu hết đều lập kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp từ 1-5 năm. Đây cũng là vấn đề của việc lập kế hoạch kinh doanh không chu đáo, không dự trù được nhu cầu thị trường cũng như mối liên hệ với các nhà cung cấp và cả sự liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
Tóm lại, những doanh nghiệp không có bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, chưa thực hiện đúng các trình tự thành lập một doanh nghiệp có cơ sở khoa học. Người khởi nghiệp bắt đầu chọn mặt hàng kinh doanh theo sở thích và ý chí chủ quan của mình, đặt cho doanh nghiệp một cái tên và nộp hồ sơ để đăng ký kinh doanh, ít nghiên cứu thị trường trước khi chọn sản phẩm. Hơn nữa khi khởi nghiệp không khảo sát kênh phân phối và cách thức đưa được hàng hoá đến tay người tiêu dùng dẫn đến tình trạng nhu cầu thị trường vẫn có mà hàng hoá không bán được. Do đó những doanh nghiệp này thường gặp rủi ro, bị tổn thương cao hơn các doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch kinh doanh có bài bản tỷ mỷ và thực chất